Kết cấu của ghi nhanh co giãn, linh hoạt. Chúng ta có thể nhận diện kết cấu của nó qua những đặc điểm cơ bản sau đây

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 86 - 89)

CHÍNH LUẬN – NGHỆ THUẬT

4. Kết cấu của ghi nhanh co giãn, linh hoạt. Chúng ta có thể nhận diện kết cấu của nó qua những đặc điểm cơ bản sau đây

- Nêu sự kiện trung tâm ( nêu sơ lược thời điểm, hoàn cảnh xảy ra, tính chất, ý nghĩa. Có thể là những câu hỏi, những vấn đề đặt ra cần giải quyết.)

- Chứng minh, minh họa sự kiện từ nhiều góc độ khác nhau thông qua những chi tiết tiêu biểu, điển hình nhất nhằm phản ánh đúng bản chất sự kiện.

- Tóm lược những nét chính và nêu ý nghĩa, hướng giải quyết.

Đây là những phẩn chính trong kết cấu của ghi nhanh. Tuy nhiên, tùy theo tính chất mức độ của từng sự kiện và sự thẩm định của tác giả trước sự kiện đó mà sử dụng kết cấu thế nào cho là hợp lý.

Ngôn ngữ ghi nhanh giàu hình ảnh, có sức lôi cuốn và truyền cảm tới người đọc. Với lượng ngôn ngữ phong phú sẽ giúp tác giả khi trình bày và thẩm định sự thật không bị gò bó. Ngôn ngữ giàu tính tượng hình vừa tạo cảm giác thoải mái, dễ hiểu vừa dạt được tính thời sự, tính kịp thời. Một trong những ưu thế của ghi nhanh là ngôn ngữ. Tác giả thường kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ thông tin thời sự và ngôn ngữ giàu tính chất văn học.

Qua việc xem xét đặc trưng , đặc điểm của ghi nhanh, chúng ta có thể khẳng định ghi nhanh là một thể loại độc lập, riêng biệt, có khả năng thông tin nhanh nhạy, có tác dụng định hướng quần chúng.

2.6.Câu chuyện báo chí

2.6.1 Vài nét về câu chuyện báo chí

Câu chuyện báo chí ( tiếng anh - newspaper story), hay còn gọi là “ câu chuyện nhân cảm” là một thể loại báo chí, có quá trình phát sinh phát triển nhiều năm trên báo chí thế giới cũng như báo chí nước ta.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 thuật ngữ “ câu chuyện báo chí” được dùng để chỉ toàn bộ các loại truyện ngắn, truyện vừa…được in trên báo. Từ

sau cách mạng tháng Tám, thuật ngữ “ câu chuyện báo chí” được dùng để chỉ những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại câu chuyện được bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay nhân tình thế thái. Với lối viết ngắn gọn độc đáo, bút pháp linh hoạt dễ cuốn hút người đọc.

Đặc biệt trong những năm qua, thể loại câu chuyện báo chí xuất hiện trên báo chí ngày càng nhiều hơn, đề tài cũng đa dạng và phóng phú hơn. Nó được công chúng đón nhận với lòng ngưỡng mộ và yêu thích, coi đó như món ăn tinh thần bổ ích, lý thú mỗi khi đọc báo nghe đài, xem tryền hình.

Trong báo chí hiện đại, câu chuyện báo chí thể hiện một kiểu tư duy mới, cách nhìn cuộc sống, cách nắm bắt đời sống rất riêng. Câu chuyện báo chí với lối viết giản dị, xúc tích, có kết cấu co giãn, linh hoạt, đề tài gần với cuộc sống đời thường đã có ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục nhân cách, lối sống của mọi người

Do tuổi đời của báo chí trực tuyến còn non trẻ nên lẽ đương nhiên tuổi đời của Câu chuyện báo chí trên báo trực tuyến cũng còn non trẻ và chưa thực sự được chú trọng nhiều. Tuy nhiên, những tờ báo điện tử có tiếng hiện nay như là: www.tuoitreonline.com, www.Thanhnienonline.com.vn….thì đều dành một chuyên mục riêng cho Câu chuyện báo chí. Tuy không được ưu tiên như thể loại phóng sự, nhưng Câu chuyện báo chí cũng đang từng bước khẳng định vị trí và vai trò của mình đối với sức hấp dẫn của một tờ báo.

Trong chuyên mục câu chuyện thứ tư: có tác phẩm “ Nghe và lắng nghe”

của tác giả Trần Bạch Đằng ra ngày 31/5/2007 thực sự đã lôi cuốn khán giả bởi những thông tin mang tính thời sự và bút pháp nghệ thuật sắc sảo.

Những tờ báo in như Tuổi trẻ, Thanh niên, công an nhân dân, an ninh cuối tháng, hẳn không còn xa lạ gì với độc giả cả nước. Trong đó có những chuyên mục dành riêng cho Câu chuyện báo chí.

- Chuyện khó tin nhưng có thật của báo an ninh thế giới cuối tháng.

- Nhịp cầu nhân ái của báo Công An nhân dân.

- Sau luỹ tre làng của báo tiền phong

Và một số Câu chuyện báo chí được đăng biệt lập trên tuổi trẻ, lao động, người lao động,..

Thực sự những câu chuyện trên báo chí thu hút độc giả không phải chỉ ở bút pháp giàu hình ảnh, ngôn ngữ cảm xúc, lời văn mượt mà, tính nghệ thuật đan xem hoà quyện làm cho tác phẩm trở nên mềm mại, mà điều quan trọng hơn cả, đó là độc giả có thể tìm thấy mình, nhận ra một phần của tâm hồn mình tính cách mình trong đó, hoặc có thể nhận ra sai lầm của họ và tránh khỏi vết xe đổ mà họ đã trượt phải. Đọc những câu chuyện báo chí, độc giả có cảm xúc thật như chứng kiến một sự thực ở ngoài đời, mức độ chân thực đã lôi kéo sự quan tâm của độc giả. Chính vì lẽ đó mà Câu chuyện báo chí xuất hiện ngày càng nhiều trên các loai hình báo chí.

Cũng giống như các thể loại báo chí khác, như : tin tức, phóng sự, bình luận… câu chuyện báo chí là một thể loại có khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin xác thực và thông tin thời sự, có nghĩa là nó phải trả lời được các câu hỏi:

Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Và có tác tác dụng định hướng dư luận. Mặt khác câu chuyện báo chí còn sử dụng cả bút pháp văn nghệ với ngôn ngữ giàu hình ảnh, có sức biểu cảm cao, chí tiết cô đúc, cách hành văn mang nhiều ẩn ý để tạo chiều sâu cho câu chuyện. Ở đây yếu tố văn nghệ được coi là yếu tố phụ trợ - là phương pháp truyền đạt một vấn đề thời sự mang tính báo chí. Câu chuyện báo chí là một thể loại kết hợp cả yếu tố văn nghệ và yếu tố báo chí, nó nằm trong miền giao thoa giữa hai loại thể:

báo chí và văn nghệ. Vì vậy khó có thể định ra ranh giới cụ thể, loại biệt giữa tính văn nghệ và tính báo chí ở thể loại này. Từ đây có thể hiểu khái niệm về câu chuyện báo chí như sau:

Câu chuyện báo chí là thể loại báo chí sử dụng một số phương pháp

của văn nghệ, truyền đạt một cốt truyện có tính thời sự nóng hổi đến người tiếp nhận qua phương tiện truyền thông đại chúng.

Với vai trò quan trọng của mình trong hệ thống thể loại, câu chuyện báo chí là thể loại không thể thiếu được đối với công chúng báo chí và cá phương tiện truyền thông đại chúng.

Như vậy, trong câu chuyện báo chí có sự giao thoa giữa văn học và báo chí. Trong đó, “cái tôi” trần thuật và đánh giá chủ quan của người viết là cốt lừi của tỏc phẩm. Thụng qua cốt truyện của cõu chuyện bỏo chớ, chỳng ta cú thể hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta.

2.6.2 Đặc điểm, đặc trưng

1. Câu chuyện báo chí là sự giao thoa giữa văn học và báo chí. Trong nội

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w