Câu chuyện báo chí là sự giao thoa giữa văn học và báo chí Trong nội dung câu chuyện có sử dụng một số phương pháp văn nghệ nhưng toàn bộ câu

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 89 - 90)

dung câu chuyện có sử dụng một số phương pháp văn nghệ nhưng toàn bộ câu chuyện lại mang tính thời sự. Đó là thông tin nhanh nhạy mà sát thực mà câu chuyện đề cập đến. Từ hình thức đến nội dung câu chuyện báo chí đều mang những nét tiêu biểu của một tác phẩm chính luận ( hay còn gọi là chính luận nghệ thuật). Vì thế danh từ “câu chuyện” mà nó mang tên không đi lệch khỏi điều này. Câu chuyện báo chí đã biết cách kết hợp nhuần nhuyễn hai đặc tính này của mình. Do đó, câu chuyện báo chí rất có sức thuyết phục người đọc.

Tác phẩm báo chí ở thể loại nào nó cũng mang các yếu tố: Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Tại sao và Như thế nào, trong đó nội dung câu chuyện báo chí cũng phải mang tính chân thực, khách quan, kịp thời. Một tác phẩm báo chí không thể tự đặt mình vào sự sáo rỗng, chậm chạp mà phải mang lại những thông tin thời sự sôi động nhất. Tuy nhiên thể loại câu chuyện báo chí lại có một ngoại lệ. Đó là việc đi chậm hơn so với thời gian ( chỉ có trong một số tác phẩm, trường hợp cần thiết). Việc chậm trễ này là một quá trình để hình thành nên một tác phẩm. Bởi vì có những sự việc hiện tượng xảy ra đã lâu nhưng vẫn là một đề tài , chủ đề đáng được quan tâm của xã hội. Khi tác phẩm được

hình thành nó vẫn đáp ứng được nhu cầu của độc giả.Do đó, việc giao thoa giữa hai thể loại văn học và báo chí đã tạo cho thể loại câu chuyện báo chí sự phong phú về nội dung và đề tài. Bên cạnh đó, cũng có những phương tiện thông tin đại chúng khác thể hiện chúng dưới dạng câu chuyện truyền thanh, câu chuyện truyền hình. Nhưng một điều dễ nhận thấy ở đây là thể loại câu chuyện trên báo chí và câu chuyện trên truyền thanh có nội dung phong phú, đa dạng hơn. Bởi vì câu chuyện trên báo chí và câu chuyện trên truyền thanh đã có quá trình hình thành và phát triển vững chắc, còn câu chuyện truyền hình còn đang là những bước khởi đầu. Vì thế, đứng ở khía cạnh này câu chuyện trên báo chí vẫn gần gũi và mang lại nhiều ý nghĩa hơn đối với quần chúng. Chính nét văn học và nét báo chí đã tạo cho bạn đọc sự quen thuộc và trí tò mò đối với mỗi tác phẩm.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 89 - 90)