0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 43 -48 )

Báo Tuổi trẻ TPHCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn TN CS Hồ Chí Minh

TPHCM. Ra đời ngày 2/9/1975. Tuổi trẻ TPHCM là một trong số không nhiều tờ báo ở nước ta có chuyên mục “phóng sự-ký sự” ổn định và thường xuyên đăng tải các tác phẩm phóng sự. N ếu so sánh với toàn bộ làng báo nước ta hiện nay, xét trên cả phương diện nội dung và hình thức thì có lẽ phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM chiếm một số lượng khá lớn. Điều này

cho thấy Ban Biên tập của tờ báo đã rất có ý thức chăm chút cho chuyên mục và thể loại phóng sự.

2.3 Ký chính luận

2.3.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển

Những tờ báo đầu tiên xuất hiện ở nước ta vào khoảng giữa thế kỷ XIX, so với nhiều nước khác, báo chí Việt Nam ra đời muộn và có khoảng cách chậm hơn hàng mấy trăm năm. Nhưng hơn một thế kỷ qua báo chí Việt Nam đã có một lịch sử phong phú, mang những sắc thái riêng biệt và bước trưởng thành của nó gắn rất chặt với những thăng trầm của lịch sử dân tộc

Như đã biết, báo chí Việt Nam ra đời cùng với sự có mặt của thực dân Pháp trên đất nước ta và trước hết nó là sản phẩm, là công cụ thống trị của đế quốc Pháp. Mặt khác, sự phân hóa và phát triển của báo chí lại theo sát từng bước đi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra hết sức gay gắt trong lòng xã hội Việt Nam.

Do vậy, lịch sử báo chí Việt Nam gắn liền với lịch sử cận đại Việt Nam, là lịch sử của cuộc đấu tranh sâu rộng giữa một nền báo chí thực dân nô dịch với một nền báo chí yêu nước cách mạng.

Do những hạn chế về tư liệu, cho đến nay chúng ta vấn chưa thể xác định thể ký chính luận đã xuất hiện lần đầu tiên ở tờ báo nào? Tuy nhiên, trong di sản những tác phẩm báo chí của Hồ Chủ Tịch thời kỳ Người còn đang hoạt động ở nước ngoài ( 1920 -1925 ) có thể thấy hầu hết đều là những tác phẩm chính luận dưới nhiều dạng khác nhau. Trong số đó có nhiều bài là những tác phẩm văn chính luận mẫu mực như “ Bản án chế độ thực dân Pháp”. Lấy chất liệu từ những vấn đề bức xúc của thời cuộc, những bài chính luận của nhà báo cách mạng Nguyễn Ái Quốc có giá trị và sức thuyết phục cao bởi tính chất tố cáo và luận chiến. Tố cáo chế độ thực dân Pháp về tất cả mọi mặt một cách triệt để, mạnh mẽ. Nhiều bài viết có dáng dấp một bản án khép tội kẻ thù. Lập trường chính nghĩa, công lý sáng tỏ, luận cứ minh bạch ,

chứng cứ cụ thể, ít có sự luận bàn trừu tượng. Tiếng nói của sự thật, của những con số, những câu chuyện là nhân chứng trực tiếp vạch mặt kẻ thù. Là loại văn chính luận mang tính tố cáo và luận chiến sâu sắc, nên tiếng nói ở đây đanh thép mạnh mẽ và luôn ở tư thế tấn công kẻ thù, không chút khoan nhượng, không mơ hồ lẫn lộn. Hàng loạt các bài báo in trên tờ báo Nhân đạo ( L’humanite’ ), Thư tín Quốc tế ( La Correspondance ), Người cùng khổ ( Le paria ), Đời sống thợ thuyền ( La vie ouvrie`re ), Sự thật ( Pravda )…là những bản cáo trạng sắc bén lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương và các nước thuộc địa khác. Người đã vạch trần bộ mặt thật vô cùng độc ác của chủ nghĩa thực dân được che đậy bằng những ngôn từ mĩ miều : bình đẳng, bác ái, công lý, khai hóa, văn minh…thực chất chỉ là sự xâm lăng tàn bạo, mị dân, áp đặt một guồng máy thống trị độc ác để đày đọa, kìm hãm người dân bản xứ trong vòng nô lệ “ Sự thật là người Đông Dương không có một phương tiện, hành động và học tập nào hết. Báo chí hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm…việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ chút hoặc một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng. Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho các công việc ngu dân của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt công việc còn lại.

Là ngòi bút chính luận bậc thầy, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng khá nhuần nhuyễn những nét đặc sắc hết sức lợi hại của thể loại. Đó chính là tính logic của lập luận, tính thuyết phục của dẫn chứng, tính định hướng rõ ràng. Phần luận cứ của bài viết nhiều khi chỉ là một vài sự việc, sự kiện nho nhỏ nhưng lại toát lên cả một mảng hiện thực đầy sôi động, thôi thúc.

Trong bài báo nhỏ “ Ách áp bức không trừ một chủng tộc nào” tác giả đã đưa ra sự kiện là hai đám tang của hai đồng chí, họ đều là liệt sĩ của giai cấp công nhân , một bị phát xít ám sát ở Thụy Sỹ, một bị cảnh sát giết ở Pari là luận cứ xác đáng để vạch mặt kẻ thù, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức. Kẻ sát nhân chính là chủ nghĩa Tư bản quốc tế. Nhưng nạn nhân của nó những người

đã ngã xuống, bao giờ cũng tìm thấy nguồn an ủi cao nhất ở lòng tin vào sự nghiệp giải phóng, những anh em của họ bị áp bức không phân biệt chủng tộc hay xứ sở.

“ Vô- rốp -ski”, Phái viên của nước Nga công nông đã bị bọn Pháp xít ám sát ở Thụy Sỹ. Không một phái viên nào của các cường quốc rất văn minh và rất sùng đạo Thiên chúa đang học ở Lô –dan –nơ hạ cố đi đưa đám. Chỉ có phái đoàn Thổ Nhĩ Kỹ do I –smết –pa-sa dẫn đầu đã đến nghiêng mình trước thi hài người bị ám hại.

Ben Ra –đi- a. một công dân, quê ở Tuy-ni-đi bị cảnh sát giết ở Pari ngày 01 tháng 05. Các tổ chức công nhân ở Pari đã tổ chức một đám tang lớn. Hàng nghìn công nhân đã nghỉ việc vào ngày hôm đó để đi đưa người đồng chí bản xứ của mình đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Những con người cụ thể, những hoàn cảnh cụ thể nhưng thực ra những dữ kiện tương đối tiêu biểu để bài viết luận bàn một cách sâu sắc và thấm thía hơn: “ Sau những bài học đau đớn này, những người bị áp bức ở tất cả các nước hẳn phải hiểu đâu là những người an hem thực sự và đâu là kẻ thù của họ”.

Ở bài báo nào thuộc thể Ký chính luận của tác giả Nguyễn Ái Quốc cũng khái thác triệt để ưu thế của thể loại trong việc định hướng dư luận, dẫn dắt ý thức quần chúng và có khi là cả sự dự báo mang tính thời đại: “ Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đó đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến bộ phân ưu tú phải thúc đẩy thời cơ đó. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”

Trên cái nền biến đổi sâu rộng của chính trị, kinh tế, văn hóa, học thuật những năm đầu thế kỷ báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự hoàn thiện của chữ Quốc ngữ, báo chí Tiếng việt dần dần chiếm được vị trí xứng đáng của mình. Năm 1937 có 110 nhật báo, 159 kỷ yếu và tạp chí.

Năm 1938 tăng lên 128 nhật báo, 160 kỷ yếu và tạp chí. Năm 1939 đã là 128 nhật báo, 176 kỷ yếu. Trong vòng quay hối hả của báo chí đương thời, các thể loại báo chí hình thành và phát triển đa dạng hơn trong đó có Ký chính luận giữ một vai trò quan trọng. Qua hàng loạt bài báo thời kỳ đó, công chúng thường xuyên được đọc các tác phẩm Ký chính luận của nhà văn như Hải Triều, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…ở thời kỳ này người viết văn và làm báo cùng một lúc. Báo nào cũng có đăng văn chương nên “ văn chương ra đời bằng con đường báo chí, chưa có báo thuần túy về văn chương cũng như chưa có nhà xuất bản in riêng sách văn học”. Thực tiễn báo chí những năm đầu thế kỷ chứng tỏ ở nước ta có một trào lưu trái ngược : văn học hiện đại đi sau báo chí. Mặt khác, ở giai đoạn này, các thể loại báo chí vẫn thường xuyên có sự giao thoa với nhau, bởi lẽ đó ký chính luận thường xuất hiện trong các thể khác đặc biệt là trong tiểu phẩm. Hàng trăm bài viết dưới dạng tiểu phẩm của Ngô Tất Tố được thể hiện bằng ngòi bút ký chính luận sắc bén đã làm thành một bức tranh tổng thể, rộng lớn phản ánh chân thực cảnh sống khốn cùng của những người lao động nghèo, đặc biệt là những người nông dân ở các vùng nông thôn, vạch rõ những tai ương, những bất công ngang trái với chế độ thực dân phong kiến ở nước ta những năm đầu trước cách mạng tháng tám. Trong cuộc đấu tranh với bọn cướp nước, ngòi bút của ông lúc này cũng sẵn sang tiến cùng kẻ thù, tố cáo vạch mặt chúng trước dư luận, nhằm thức tỉnh quần chúng bị nô lệ áp bức.

Nhà văn – nhà báo Vũ Trọng Phụng đọc bài của Ngô Tất Tố, mừng rỡ thốt lên : “Một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho”. Còn độc giả Vũ Ngọc Phan Thiết viết : “ Ngô Tất Tố là một tay kỳ cựu trong làng văn, làng báo Việt Nam…và được người ta kể vào hạng Nho có óc phê bình, có trí xét đoán, có tư tưởng mới…”

Những năm say này kế thừa truyền thống trên nền báo chí cách mạng Việt Nam đã coi đặc điểm thông tin chính luận là một ưu thế tạo nên sức

chiến đấu của báo chí trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược những tác phẩm chính luận nghệ thuật đã tỏ rõ sức mạnh của mình trong việc vạch trần bộ mặt bỉ ổi của bọn cướp nước và bè lũ tay sai bán nước. Trong giai đoạn này những tác phẩm thuộc thể Ký chính luận tuy vẫn được sử dụng nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chính trị nên cũng chỉ chủ yếu tập trung vào đề tài đấu tranh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.

Trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là những năm nửa cuối thập kỷ 80 đến nay, với những lĩnh vực khác nhau, báo chí của chúng ta đã nhanh chóng đổi mới trong việc phản ánh một hiện thực tuy không còn đối kháng giai cấp gay gắt nhưng đa dạng hơn, bề bộn hơn. Với tư cách “ là tiếng nói của Đảng, đồng thời là diễn đàn của nhân dân Lao động”, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Riêng đặc điểm thông tin chính luận tuy vẫn được coi là một trong ba nội dung thông tin chủ yếu của báo chí nhưng đã có sự biến đổi theo hướng đa dạng hơn về nội dung và hình thức. Các bài viết bám sát thực tiễn để phản ánh. Không còn sự giáo huấn, áp đặt thông tin một chiều, tác phẩm báo chí gần với đời thường, mang hơi thở của thời đại mới – dân chủ - kỷ cương luật pháp.

Chính giai đoạn này đã tạo điều kiện có tính quyết định để thể ký chính luận xuất hiện với tần số cao, ổn định trên báo. Trước một hiện thực bề bộn, luôn sôi động với vô vàn sự kiện, sự việc, tình huống xảy ra hàng ngày, hàng giờ như hiện nay, cùng với các thể loại báo chí khác, Ký chính luận đã phát huy triệt để những ưu thế của nó trong việc phản ánh hiện thực và định hướng dư luận trước những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc. Ký chính luận đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và mối quan tâm của công chúng.

2.3.2 Khái niệm

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 43 -48 )

×