Khi nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trưng, đặc điểm của Ký chính luận chúgn ta cũgn cần phải tránh một quan niệm cứng nhắc phàm đã là

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 52 - 54)

luận chúgn ta cũgn cần phải tránh một quan niệm cứng nhắc phàm đã là “chính luận” thì sự bàn bạc phải là những vấn đề chính trị quan trọng. Những vấn đề lớn như vậy thường là đối tượng của các thể thuộc nhóm chính luận. Ký chính luận lại nhằm đến những vấn đề nhỏ hơn, đa dạng hơn mà các thể chính luận (Xã luận, Bình luận, Chuyên luận, Tiểu luận, Thư tín) không có điều kiện đề cập tới. Đồng thời nó lại có khả năng thông tin lý lẽ một cách sinh động, hấp dẫn vốn vẫn được coi là nhữn hạn chế của các thể chính luận thuần túy. Với ý nghĩa đó Ký chính luận góp phần làm phong phú đặc điểm thông tin lý lẽ của báo chí. Do đề cập đến những vấn đề mới nảy sinh trong

đời sống, mặt khác Ký chính luận có một công chúng đa dạng hơn so với các thể thuộc nhóm chính luận.

Với mục đích vừa thông tin cái mới, đồng thời thẩm định cái mới theo một quan điểm nhất định, một tác phẩm Ký chính luận thường bao giừo cũng bắt đầu từ vài ba tình huống, hoàn cảnh có thật, điển hình, mang ý nghĩa thời sự được đông đảo quần chúng quan tâm, từ đó luận bàn nhằm rút ra được những kết luận hay những vấn đề có ý nghĩa. Có những tác phẩm Ký chính luận do sự luận bàn, thực sự đụng chạm đến vấn đề bức xúc và thiết thực đang đặt ra trong đời sống, lại có tính xác đáng, thuyết phục caonhiều khi có giá trị thức tỉnh, định hướng cho dư luận xã hội. Mô hình kết cấu Luận chứng - Luận cứ - Luận điểm được coi là đặc trưng của thể loại chính luận. Tuy nhiên đây mới chỉ là sự tương đồng về hình thức kết cấu, thực ra không chỉ luận cứ mà ngay cả luận chứng (và luận điểm nếu có) của ký chính luận. Đó là sự khác nhau về tầm quan trọng và yêu cầu thời sự. Một bài xã luận hay bình luận bao giừo cũng gắn liền với thời điểm có biến cố quan trọng có ý nghĩa rộng lớn. Mà theo cách nói quen thuộc của lý luận báo chí thì đó phải là những vấn đề thuộc dòng thời sự chủ lưu. Yêu cầu đối với những tác phẩm Ký chính luận không cao như vậy. Nó có phạm vi đề tài rộng lớn hơn. Trước thực tế Ký chính luận không từ chối những vấn đề nhiều khi rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày như: Bệnh lãng phí, bệnh sính hội họp, loạn danh, nạn viết báo thuê bán chữ lấy tiền, tình trạng phát ngôn thiếu trách nhiệm, tệ “kiêm nhiệm” hữu danh vô thực, vấn đề thiếu nước sinh hoạt, bởi vì với một phạm vi phản ánh như vậy, Ký chính luận góp phần đa dạng hóa khả năng thông tin lý lẽ của báo chí nói chung, đồng thời tạo điều kiện để công chúng phát biểu ý kiến của mình trên mặt báo. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nhu cầu dân chủ hóa của đời sống xã hội – trong đó có đời sống báo chí theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

luận như sau:

Ký chính luận là một thể loại thuộc ký báo chí có khả năng thông tin lý lẽ và thông tin nghệ thuật về những vấn đề, sự kiện, sự việc, hiện tượng có thật tiêu biểu mới xảy ra trong đời sống xã hội, qua đó thẩm định và đưa ra những chính kiến, quan điểm nhất định để rút ra những kết luận cần thiết nhằm điều chỉnh hành vi của công chúng và cộng đồng.

Định nghĩa trên bao hàm những ý nghĩa cơ bản sau:

- Xác định Ký chính luận là một thể loại độc lập thuộc Ký báo chí. Với tư cách là một thể loại, Ký chính luận thể hiện những đặc điểm của ký báo chí nói chung như: Tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu;

- Đảm bảo tính xác thực, có thật của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm.

- Con người và sự việc trong Ký chính luận phải xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi.

- Phản ánh hiện thực thông qua vai trò “cái tôi”.

Với quan niệm như trên, chúng ta đã có một cách hiểu về thể loại Ký chính luận trên cơ sở so sánh, khu biệt với các loại thể và thể loại khác ở trong và ngoài hệ thống thể loại báo chí. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có điều kiện nhìn nhận thực trạng của tình hình sử dụng thể loại này trên báo. Tuy nhiên, để làm được điều đó, theo chúng tôi cần phải đi sâu phân tích một số đặc trưng của thể loại.

2.3.3 Đặc trưng, đặc điểm của Ký chính luận

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 52 - 54)