Trước đây, địa điểm thông tin lý lẽ đã từng được coi là một trong

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 48 - 52)

những nhiệm vụ chủ yếu của báo chí nước ta (tuyên truyền – cổ động – tổ chức). Các thể loại thuộc thể chính luận (xã luận, bình luận, chuyên luận) nổi bật ở khả năng thông tin lý lẽ. Tuy nhiên những thể loại này thường đề cấp đến những sự việc lớn, có tầm quan trọng. Trên báo chí gần đây xuất hiện nhiều tác phẩm thông tin lý lẽ về những sự việc đa dạng hơn, nảy sinh hằng ngày hàng giờ trong cuộc sống.

Thực chất những tác phẩm Ký chính luận đã tồn tại và phát triển rất lâu trong đời sống báo chí. Nhưng do có kết cấu tương đối linh hoạt nên nó dễ bị lẫn vào những thể loại khác. Đó cũng là nguyên nhân làm cho lý luận báo chí trong thời gian dài chưa thực sự chú ý đến thể loại này. Thuật ngữ “Ký chính luận” lần đầu tiên được sử dụng trong giáo trình Ký báo chí của Phân viện báo chí va tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1992. Thuật ngữ “Ký chính luận” mà chúng tôi đưa ra ở đây là để nhằm nhận diện một thể loại có thật với những ưu điểm không thể phủ nhận, bản thân thuật ngữ đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thể loại này. Ký chính luận là sự kết hợp hài hòa ưu thế của thể Ký và thế mạnh của thể loại Chính luận. Những đặc điểm của Ký thể hiện trong thể loại này là ở cái tôi và ở những biện pháp nghệ thuật sinh động, phong phú gần với văn học, còn thế mạnh của thể chính luận là ở khả năng và thái độ thông tin lý lẽ. Với sự kết hợp như vậy, Ký chính luận có thể thông tin lý lẽ dưới một hình thức và một bút pháp sinh động, có khả năng hấp dẫn công chúng. Khác với các thể loại thuộc nhóm chính luận, Ký chính luận chấp nhận nhiều giọng điệu khác nhau, lúc châm biếm, hài hước. Ngoài ra tác giả Ký chính luận còn sử dụng nhiều thủ pháp như liên tưởng, hồi tưởng, so sánh cùng với những lập luận lôgic để phát hiện và lý giải những vấn đề cuộc sống đặt ra đang được công chúng quan tâm.

2.Trong lý luận về thể loại báo chí trước đây chưa hề nhawcss tới Ký chính luận với tư cách là một thể loại báo chí. Nhưng trong văn học, từ lâu

các nhà nghiên cứu đã chia thể Ký là một trong năm phương pháp tiếp cận hiện thực của văn học, có đặc trưng quan trọng nhất là trần thuật veeff người thật, việc thật thành nhiều loại, thể khác nhau. Ở đó, giữa khongar giao thoa Ký văn học và Ký báo chí cũng có những loại, thể loại gần gũi với Ký chính luận trên báo.

Xuất phát từ cách thử thể hiện và hình thức, kết cấu, tác giả Hà Minh Đức rong các cuốn sách Cơ sở lý luận văn học phần về Loại thể văn học đã đưa (năm 1991, 1969, 1980, 1985) chia thể Ký làm 3 loại: Loại Ký sự sự kiện (bao gồm Ký sự, Phóng sự, Hồi ký), loại Ký sự trữ tình (gồm có Tùy but, Nhật ký, Bút ký); và loại Ký chính luận (có các thể loại Bình luận, Nghị luận, Tư liệu), mảng Ký chính luận ở đây lại được tác giả xem xét với tư cách là một loại thể có đặc trưng cơ bản là “tính thời sự trực tiếp”, tính “nghị luận”, tính “khuynh hướng rõ rệt” , biểu hiện ở chỗ nó không chỉ cung cấp một cách xác thực hiện thực khách quan được phản ánh, mà còn nhầm luận bàn trong một kết luận của mình, đề xuất ra những vấn đề xã hội nhất định, những biện pháp giải quyết. Nói một cách khác, nó có khả năng luận bàn, giải thích, đánh giá sự việc hiện tượng. Tác giả cũng khẳng định, một tác phẩm tốt ở loại thể này chỉ có thể viết ra ở một người viết có “trách nghiệp với ngòi bút, với chân lý cuộc sống, có năng lực phát hiện và khái quát hóa”.

Xuất phát từ một hướng hoàn toàn khác, có nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào bút pháp và đối tượng được phản ánh để chia Ký thành hàng chục thể loại như: Phóng sự, Ký sự, Tùy bút, Hồi ký, Truyện ký, Nhật ký, Du ký, Bút ký chính luận, Tản văn. Như vậy, trong đời sống văn học, từ lâu công chúng đã được làm quen với thuật ngữ “Bút ký chính luận”. Về thể loại này, theo tác giả Nguyễn Xuân Nam thì đó là thể Bút ký, trong đó thành phần nghị luận (về chính trị, kinh tế, quân sự, văn học) là quan trọng, có khi là chủ yếu. Giá trị của Bút ký chính luận là ở tầm tư tưởng chủ đạo, ở tính logic của lập luận, ở

sức thuyết phục của những dẫn chứng. Nó mang tính chiến đấu rõ rệt, ứng chiến kịp thời, có tác dụng tuyên truyền, động viên trực tiếp. Theo tác giả thì một số tác phẩm như “Ở Mỹ” của Mar-xim Gorki, “Viết về chiến tranh” của A-lếch-xandr Tôn-xtôi hoặc một số bài ký của Thép Mới trong “Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam” là những tác phẩm nổi tiếng thuộc loại này.

Trước đây, lý luận văn học xếp Búi ký chính luận vào loại thể Ký văn học. Nhưng theo ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Phương Lựu thì “Bút ký chính luận chủ yếu không nhằm thông tin sự thật, mà là thông tin lý lẽ. Hiển nhiên sự thật là có trong Bút ký chính luận, nhưng đó mới chỉ thuộc phần luận cứ. Phần lớn hơn và quan trọng hơn Bút ký chính luận và luận điểm. Hoàn toàn có thể là cần phải xếp Bút ký chính luận vào loại tác phẩm văn học chính luận”.

Những ý kiến nêu trên đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của Bút ký chính luận, một thể loại thuộc văn học chính luận, có những điểm khá gần gũi với ký chính luận. Về phương diện kết cấu, hai thể loại thuộc hai lĩnh vực khác nhau này có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, giữa Ký văn học và Ký báo chí, vì mục đích và đối tượng độc giả có khác nhau nên nhìn chung phương pháp của hai thể loại này cũng không giống nhau: Bút ký chính luận, mà cái gốc là bút ký “nhằm ghi lại sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe, thường là trong một chuyến đi” để thông báo, qua đó trình bày sự thẩm định của tác giả, một sự thẩm định dựa trên cơ sở của những cảm xúc thẩm mỹ. Những điều “mắt thấy tai nghe” ấy tuy không đòi hỏi phải mang tính thời sự gắt gao nhưng phải thật tiêu biểu, thật điển hình, phải trung thành với hiện thực ở mức cao và có đủ bề dày mà qua đó nhà văn phát triển mạnh suy tư chính luận - nghệ thuật của mình. Ngay ở mạch suy tư đó cũng khá phóng khoáng tuy ít triền miên, ít phóng túng như “Tùy bút”. Với tư cách là một thể của văn học Chính luận, dung lượng của tác phẩm Bút ký chính luận không bao giờ phải chịu sự ràng buộc về mặt khuôn khổ do số trang hay thời lượng

phát sóng như các thể loại báo chí. Điều này khác hẳn với Ký chính luận. Với tư cách là một thể loại báo chí, Ký chính luận chịu sự chi phối gắt gao của đặc điểm thông tin thời sự và những yêu cầu khuôn khổ của chuyên mục (hoặc thời lượng của chương trình phát thanh, truyền hình). Bởi vậy tác phẩm ký chính luận thường ngắn gọn, mỗi tác phẩm thường chỉ tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể qua một vài sự việc, hiện tượng hoặc tình huống tương đối tiêu biểu được rút ra trong đời sống.

Về phương diện xếp loại, mặc dù Ký chính luận có đặc điểm nổi bật là thông tin lý lẽ nhưng nó vẫn được xếp vào nhóm các thể Ký báo chí do những đặc điểm tác phẩm thuộc thể laọi này. Đó là sự xuất hiện và vai trò của cái tôi: Kết cấu tương đối linh hoạt, bút pháp ngôn ngữ đa dạng, sinh động, giàu chất văn học. Mục đích của Ký chính luận là vừa thông tin sự thật, đồng thời thẩm định sự thật nên luận cứ và luận chứng trong những tác phẩm thuộc dạng này có vai trò quan trọng như nhau. Nói cách khác, Ký chính luận là nhằm thông tin cái mới đó. Với mục đích như vậy, mặc dù có sự tương đồng về mặt kết cấu với thể Bút ký chính luận nhưng những luận cứ, luận chứng của Ký chính luận phải đáp ứng yêu cầu thời sự một cách gắt gao hơn nhiều so với Bút ký chính luận.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 48 - 52)