Ký chính luận nêu lên những sự việc (tình huống hoàn cảnh) có thật, tiêu biểu mới nảy sinh trong đời sống và khẳng định sự thật đó Sự thật trong

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 55 - 57)

tiêu biểu mới nảy sinh trong đời sống và khẳng định sự thật đó. Sự thật trong tác phẩm ký chính luận là phần luận cứ của tác phẩm. Lý lẽ được coi là luận chứng (là sự kết hợp) đan xen giữa luận cứ và luận điểm. Sự thật được nêu lên trong tác phẩm Ký chính luận phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Tính xác thực, có thật giống như các thể loại báo chí khác, Ký chính luận luôn tôn trọng nguyên tắc chân thật trong hoạt động báo chí. Chỉ có trên cơ sở sự thật, tác giả mới có thể đề xuất những vấn đề bức xúc, những kết luận đúng đắn và có ý nghĩa nhằm định hướng và hướng dẫn dư luận. Tuy nhiên sự thật được nêu trong tác phẩm Ký chính luận lại được tác giả khai thác ở khía cạnh từ những điều mình trực tiếp hướng dẫn chứng kiến hơn là sự cụ thể, chính xác của ngày giờ, địa điểm hay những con người có địa chỉ rõ ràng. Tuy nhiên sự thật, hiện tượng, vấn đề được tác giả nêu ra đều xuất phát từ cái nhìn thực tiễn “cái tôi nhân chứng”. Điều quan trọng hơn là trong “cái nhìn” đó tác giả thẩm định qua lời bình của mình như thế nào lại là vấn đề khác. Ví dụ đề cập đến vấn nạn hối lộ, tham nhũng, trục lợi nhưng mỗi việc lại có nhiều uẩn khúc khác nhau, cách nhìn khác nhau. Mỗi người viết đều xuất phát từ tấm lòng và trách nhiệm nhưng sẽ có nhiều cách đặt vấn đề và cách lý giải vấn đề khác nhau. Điều này, có sự chi phối bởi đặc điểm thông tin lý lẽ của Ký chính luận.

- Tính điển hình: Mặc dù tác phẩm Ký chính luận lấy đối tượng phản ánh và thẩm định là những sự việc hoặc tình huống hoàn cảnh không có tầm quan

trọng như các thể chính luận, thậm chí nhiều tác phẩm còn đề cập đến sự việc tưởng như riêng tư, vụn vặt nhưng thực chất đó vẫn là những giữ kiện tương đối tiêu biểu gần với đời thường. Trong hàng loạt sự kiện xảy ra quanh một sự việc, tác giả phải biết “nắm lấy” những yếu tố tiêu biểu nhất, điển hình nhất để phản ánh đúng vấn đề và rút ra những kết luận xác đáng, có khả năng gây được sự chú ý của công chúng. Chính điều này tạo ra những điều kiện tốt cho phần luận chứng của tác phẩm.

- Tính thời sự: Với mục đích nhằm thông tin và lý giải sự thật mới nảy sinh, Ký chính luận mang tính thời sự cao. Tính thời sự của luận cứ là tiền đề cho tính thời sự của luận chứng. Tuy nhiên yêu cầu này không đến mức gắt gao như đối với một số thể Tin tức hay Ghi nhanh. Để tác phẩm có tầm khái quát nhất định, tác giả phải lựa chọn được những giữ kiện có khoảng không gian đa dạng và một thời gian mang tính kiểm nghiệm nào đó. Như vậy, yêu cầu thời sự đặt ra đối vớil uận cứ trong tác phẩm Ký chính lậun có thể coi là thời sự của từng giai đoạn ngắn chứ không phải thời sự ngay tức khắc hàng ngày, hàng giờ. Trong các bài “Loạn danh” và “Mỗi chữ là một tấm lòng” của nhà báo Hữu Thọ là những ví dụ tiêu biểu. Đề cập đến tình trạng sử dụng danh thiếp một cách bừa bãi của những anh bạn trẻ mới ra trường mà đã “dọa” người khác bằng các chức danh như: Kiến trúc sư, Luật gia, Nhà báo thực ra chỉ là “loạn danh” và “cái danh” trên danh thiếp chưa phải đã “thành danh”. Hay là tình trạng báo chí ở nước ta hiện nay đang bị thương mại hóa, nào là “viết tâng bốc trả nợ miệng”, “viết trả nợ phong bì”, “viết thuê báo thù hộ”. Đó là những kiểu bán chữ lấy tiền đang lây lan trong làng báo trong khi người làm báo có trách nhiệm thì mỗ chữ viết ra là “một tấm lòng”. Vấn đề, sự kiện đặt ra làm luận cứ cụ thể, nhức nhối nhưng không vừa mới nảy sinh mà là đã và đang tồn tại trong xã hội. Sự kiện đặt ra không cụ thể ngày giờ nhưng nó biểu hiệ là những điều bức xúc, thời sự của một giai đoạn. Điều

này, còn có lý do xuất phát từ thái độ chnhs chăn của tác giả. Việc vội vã thẩm định ngay lập tức những sự thật vừa mới nảy sinh có thể dẫn đến việc đánh giá không đúng hoặc nêu sai vấn đề. Thực tế cho thấy rất hiếm những tác phẩm Ký chính luận chỉ dựa vào những sự thật vừa mới xảy ra để xây dựng luận cứ. Tác giả phải có thời gian theo dõi, suy nghĩ, chiêm nghiệm và sẽ biết nó trong thời gian nhất định và sự việc mới xảy ra có người đã so sánh như “giọt nước cuối cùnglàm tràn lý nước”.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 55 - 57)