CHƯƠNG III: PHÂN BIỆT MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT
3.2 Phân biệt tính chất của đối tượng được phản ánh của các thể loại Trong nhóm báo chí chính luận – nghệ thuật bao gồm thông tin sự kiện
và thông tin lý lẽ nhưng nổi bật nhất của nhóm này là giàu chất văn học nghệ thuật, nội dung chuyển tải nhiều vấn đề tro ng cùng mộ t sự kiện, hiện tượ ng và để hấp dẫn, thuyết phục cho người đọc thì cái tôi không chỉ là người chứng kiến mà còn là người dẫn chương trình, phối kết hợp nhiều yếu tố trên … Trong từng thể loại nhỏ của nhóm này lại mang những tiêu chí, đối tượng và chức năng khác nhau để khu biệt giữa thể loại này với thể loại
khác.
Trong nhiều trường hợp thì sự kiện là đối tượng của nhận thức báo chí.
Ví dụ, trong Tin tức thì sự kiện ( hành động anh hùng của một chiến sĩ, một việc làm có ý nghĩa của xã hội, đạo đức của học sinh, khởi công một công trình…) là đối tượng được phản ánh. Trong Phóng sự kiện trực tiếp của cuộc sống được trình bày theo một quá trình. Cái nhìn của nhà báo về một vấn đề mà một hay nhiều người quan tâm; cùng một vấn đề đó nhưng có một hay một số người liên quan. Sự việc được nhìn dưới dạng vận động của nguyên nhân kết quả. Hay nói một cách bình dân dễ hiểu thì phóng sự là sự tìm kiếm thông tin sâu về sự việc sự kiện, hiện tượng để có cái nhìn mở rộng, tổng quan toàn bộ sự kiện đang diễn ra hay đã sáng ra nhưng vẫn còn mang tính thời sự và có ảnhhưởng lớn đến quần chúng. Đặc điểm phản ánh trong phóng sự không chỉ dừng lại trong việc phản ánh một hiện tượng, một sự kiện đơn lẻ mà còn trình bày một chuỗi các sự kiện. Các sự kiện, sự việc được đặt ra trong tiến trình lịch sử, quá trình phát sinh, phát triển khiến người đọc dễ dàng theo dừi và nắm bắt được vấn đề. Người viết trỡnh bày một cỏch khách quan diễn biến câu chuyện, sự việc, đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc từ đó gợi mở những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định. Phóng sự rất xác thực trong sự việc, sự kiện và chi tiết nhưng có khuynh hướng rừ rệt.
Đối tượng phản ánh của Ghi nhanh cũng là những sự kiện, sự việc quan trọng như Tin tức và Phóng sự. Nhưng sự kiện trong Ghi nhanh khác với Tin tức ở chỗ nó trình bày sự kiện dưới dạng một bức phác thảo nhiều mặt ( đa diện ) tương đối sinh động. Ghi nhanh có thể huy động nhiều nhân chứng tham gia thẩm định, đánh giá khiến cho cách thông tin của nó sinh động hơn rất nhiều với Tin tức mặc dù về cơ bản nó vẫn có mục đích đối tượng là thông tin sự, sự kiện ( giống như các thể thuộc loại thông tấn ). Tuy nhiên, Ghi
nhanh cũng khác phóng sự ở chính điểm này, mặc dù thỏa mãn nhu cầu được thông tin ngay lập tức của công chúng. Nhưng có chỉ thường dừng lại ở bề mặt sự kiện chứ không có điều kiện đi sâu phân tích, trình bày diễn biến và đề ra các giải pháp có liên quan đến sự kiện như Phóng sự. Muốn hiểu về sự kiện một cách sâu sắc hơn, người ta phải tìm đến những tác phẩm thuộc thể loại Phóng sự. Phóng sự đi sâu vào từng chi tiết, nhấn mạnh các thông tin thời sự nóng hổi nhất và nhất là sự chính xác đặc biệt của từng chi tiết. Nó là một sự tổng hợp, liên kết các dữ kiện, chi tiết cùng với trí sáng tạo, bút pháp ngắn gọn của người viết, do đó có những nét riêng điển hình.
Mặc dù tác phẩm Ký chính luận cũng lấy đối tượng phản ánh và thẩm định là những sự việc. Nhưng tính thời sự trong nó không đến mức gắt gao như Tin tức hay Ghi nhanh…Thậm chí phản ánh cả tình huống hoàn cảnh không có tầm quan trọng như các thể chính luận như đề cập đến cả sự việc tưởng như riêng tư, vụn vặt tuy vẫn tương đối tiêu biểu và gần gũi với đời thường.
Đơn giản hơn rằng: nếu thể loại tin phản ánh hiện thực khách quan có tính thời điểm với những điểm nút sự kiện; thể loại tường thuật phản ánh hiện thực khách quan một cách tương đối tường tận, tỉ mỉ và theo trình tự những diễn biến chính của các sự kiện quan trọng; thể loại ghi nhanh phản ánh hiện thực khách quan với những nét phác thảo sinh động, đa diện về sự thật mới nảy sinh có ý nghĩa thời sự với những chi tiết tiêu biểu và ấn tượng nhất… thì thể loại phóng sự có khả năng phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động biện chứng: phát sinh – phát triển, nguyên nhân – kết quả, lượng – chất.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đối tượng mô tả không chỉ là sự kiện, quá trình…Chẳng hạn như nói đến thể loại ký chândung , chúng ta hiểu ngay rằng đó là một thể loại dùng bút pháp ghi chép lại về một con người hay
một tập thể; đối tượng duy nhất của ký chân dug là con người, nhưng để con người này, tập thể này khiến người đọc có thể phân biệt được với con người khác hay tập thể khác thì người viết phải dùng đặc tả về những nét dị biệt nhất của người đó, tập thể đó so với nhiều người, tập thể ở bề ngoài và cả chiều sâu nội tâm nhân vật. Phương thức đặc tả là để người đọc sẽ nhận diện chính xác con người đó, hay tập thể đó mộtcách dễ dàng nhất, và đó cũng là điểm thành công của tác phẩm. Đối tượng của ký chân dung báo chí là mọi đối tượng, giai tầng trong xã hội miễn là có ý nghĩatrong xã hội nhất định.Không nhất định cứ phải là người nổi tiếng, hay nhiều người biết đến. Hơn nữa, đối tượng của Ký chân dung thường có những hành động, việc làm suy nghĩ gắn liền với yêu cầu thời sự. Điều cần nhấn mạnh ở đây là: yêu cầu thời sự đối với những tác phẩm thuộc ký chân dung không gấp gáp. Thời sự của Ký chân dung là thời sự của từng giai đoạn, từng thời kỳ có một khoảng thời gian tương đối dài. Dovậy ký chân dung gần giống với thể loại người tốt việc tốt trên các báo hiện nay.
Ví dụ như trong “ Một cuộc đời cao đẹp” của Trần Đình Vân trên báo Đại Đoàn Kết số 29, viết về cuộc đời và sự nghiệp của luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Thông qua sự tái hiện nhân vật là sự thẩm định trên cơ sở cảm xúc thẩm mỹ nhằm cắt nghĩa, lý giải, tài năng, nhân cách của đối tượng. Xem xét ở một khía cạnh nào đó, có thể nhận thấy câu chuyện báo chí và ký chân dung có những điểm tương đồng. Trước hết chúng là những tác phẩm viết về những con người có thật. Câu chuyện báo chí lại khái quát hình tượng con người đấy. Khác với đối tượng của câu chuyện báo chí, đối tượng trong ký chân dung có mực độ phổ quát thấp hơn nhiều. Vì những tấm gương trong ký chân dung là những tấm gương mang tính chất điển hình của cái tốt, cái cao đẹp.
Còn trong Câu chuyện báo chí thì đối tượng phản ánh phần lớn là quần chúng nhân dân lao động hay có khi là tầng lớp dưới đáy cùng của xã hội.
Ở một số trường hợp là sự phân tích đánh giá hiện thực của tác giả hay một nhóm tác giả. Như vậy, thể loại báo chí dạng này phải làm nhiệm vụ vừa phản ánh, vừa phân tích, dĩ nhiên có yếu tố chủ quan của tác giả hay nhóm tác giả. Ví dụ: bài bình luận được xây dựng trên các dữ liệu về các sự kiện, hiện tượng trong một ngành, một lĩnh vực nào đó đã được báo chí công bố, tác giả có thể lựa chọn chi tiết tiêu biểu, phân tích một cách có hệ thống để giúp công chúng có thể hiêu đầy đủ và sâu sắc về vấn đề, sự kiện, quá trình mà tác giả trình bày. Để viết bài này thông thường phóng viên phải sử dụng tư liệu tổng hợp để trình bày một vấn đề lớn. Các báo Nhân Dân, Tạp chí cộng Sản, báo Lao động, Quân đội Nhân dân, Đài truyền hình Việt Nam…thường hay sử dụng loại tác phẩm này để tái hiện bức tranh khái quát và tổng thể về một vấn đề lĩnh vực của đời sống xã hội.