Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về THK gối từ nguyên nhân cơ chế, bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng, điều trị, quản lý bệnh THK v.v... Bệnh THK có thể xảy ra ở tất cả các khớp động nhưng tỷ lệ THK gối và khớp háng cao hơn so với các khớp khác.
Altman và cộng sự (1985) đưa ra cách phân loại bệnh THK nguyên phát và thứ phát dựa vào việc tìm được hay không tìm được các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Ông cũng xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối và khớp háng dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. Các tiêu chuẩn này sau đó được thông qua tại Hội thấp khớp học ở Mỹ (1986) đến nay vẫn được áp dụng [48].
Lequesne (1984) đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hư khớp háng và gối dựa vào X quang và phân loại mức độ tổn thương của THK.
Phương pháp tạo ảnh Cộng hưởng từ được Bloch và Purcell phát hiện năm 1945, đến năm 1976-1980 các tác giả Mansfeild, Damadian và Hankes mới ghi được những hình ảnh đầu tiên trên người.
Ajay và cộng sự [46] đánh giá nghiên cứu về giá trị của hình ảnh siêu âm của THK gối ở cộng đồng (2011) .
Jeoffrey K. và cộng sự đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo cho thầy thuốc y tế cơ sở trong việc quản lý bệnh nhân THK cho thấy trong khi các bác sỹ chuyên khoa xương khớp chỉ có thể điều trị cho một tỷ lệ nhất định các bệnh nhân bệnh xương khớp thì việc chuyển hướng đào tạo kèm cặp cho
các thầy thuốc tuyến cơ sở về bệnh THK là hết sức quan trọng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chương trình đào tạo đã làm thay đổi một số quan niệm trong điều trị của các thầy thuốc tuyến cơ sở, đặc biệt là việc sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid và chế độ vận động trong việc quản lý bệnh THK.
Lorrie A. Mamlin và cộng sự (1998) nghiên cứu về việc quản lý bệnh THK gối của thầy thuốc tuyến cơ sở cho thấy, các thầy thuốc tuyến cơ sở thường tìm các biểu hiện như lạo xạo xương, sự ổn định của khớp và trương lực cơ tứ đầu đùi hơn là các bác sỹ nội khoa (p< 0,05). Ngoài ra các bác sỹ tuyến cơ sở cũng thường sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc corticoid đường uống để điều trị cho bệnh nhân hơn là sử dụng các thuốc như acetaminophen hoặc aspirin như các bác sỹ nội khoa.
Roy D. Altman và cộng sự (2009), nghiên cứu về cải thiện việc quản lý bệnh THK dài hạn - chiến lược cho các thầy thuốc tuyến cơ sở cho thấy, việc chẩn đoán và điều trị đúng bệnh THK sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc giảm các triệu chứng của bệnh. Chẩn đoán bệnh THK bao gồm việc nhận định các triệu chứng của người bệnh, các yếu tố nguy cơ của THK, điều trị bệnh THK phải kết hợp cả biện pháp thay đổi lối sống, biện pháp không dùng thuốc, biện pháp có dùng thuốc để giảm đau và cải thiện chức năng khớp cho người bệnh. Việc quản lý bệnh nhân THK đòi hỏi cần có một kế hoạch theo dừi cho từng bệnh nhõn nhằm duy trỡ việc thay đổi lối sống, nhận biết sớm những yếu tố có thể làm đau tăng và hạn chế chức năng vận động khớp [162].
1.5.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có hai nhóm nghiên cứu: Nhóm mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và nhóm nghiên cứu về điều trị THK gối. Tác giả Đặng Hồng Hoa (1997) nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 42 bệnh nhân THK gối [23].
Nguyễn Mai Hồng (2001) nghiên cứu giá trị của nội soi trong chẩn đoán và điều trị THK gối. Về chẩn đoán, nội soi xác định được vị trí và mức độ tổn thương sụn khớp. Về điều trị, sau khi điều trị bằng nội soi, tuỳ từng trường hợp cụ thể tiến hành nạo lớp quá sản của sụn khớp. Cắt lọc sạch các tổ chức thoái hoá ở sụn và màng hoạt dịch lấy dị vật và chất hoại tử... Rửa sạch khớp trước khi kết thúc thủ thuật. Kết quả 100% bệnh nhân trước điều trị đau khớp ở mức độ nặng, sau điều trị chỉ còn đau ít hoặc không đau [25].
Trần Thị Minh Hoa và cộng sự (2002) nghiên cứu về tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp ở thành thị Việt Nam năm 2002 cho thấy, 14,9% người được điều tra có biểu hiện đau xương khớp, trong đó 18,2% đau khớp gối, 11,2% đau cột sống thắt lưng. Tỷ lệ mắc THK là 4,1%, loãng xương 0,47%, viêm khớp dạng thấp 0,28% và có 6,04% hạn chế vận động [138]
Phạm Thị Cẩm Hưng (2004) đánh giá tác dụng điều trị nhiệt kết hợp vận động trong điều trị THK gối cho thấy, lứa tuổi hay gặp THK là ≥ 5, trong đó cao nhất là trên 60 tuổi. Sau khi điều trị 29,4% đạt kết quả tốt, 55,9% có cải thiện và 14,7% không có kết quả, không bệnh nhân nào bị tác dụng phụ trong quá trình điều trị ở cả 2 nhóm [29].
Nguyễn Thị Nga (2005) nghiên cứu thực trạng thoái hóa khớp gối và một số yếu tố liên quan ở người trên 40 tuổi tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương [32] cho thấy, tỷ lệ THK gối chung là 32,9%, những yếu tố liên quan đến THK gối là tuổi cao, chỉ số BMI cao, đẻ nhiều con và phụ nữ mãn kinh.
Lê Thu Hà, Vũ Thị Thanh Hoa (2005) đánh giá bước đầu hiệu quả của bổ sung chất nhầy vào dịch khớp (tiêm khớp gối Sodium Hyaluronat) trong điều trị THK gối. Kết quả cải thiện tốt các triệu chứng và chức năng vận động của khớp ngay từ những tuần đầu tiên khi sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị còn tiếp tục kéo dài và giữ vững trong 6 tháng tiếp theo [21].
Nguyễn Thị Ái (2008) Nghiên cứu 116 bệnh nhân TKH gối tại Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối ACR 1991 không bỏ sót bệnh nhân trẻ, tiêu chuẩn có triệu chứng đơn giản hơn, có độ nhạy cao hơn ACR 1986, nên áp dụng tiêu chuẩn ACR 1991 dựa vào lâm sàng để điều tra dịch tễ học và áp dụng tiêu chuẩn ACR 1991 dựa vào xquang và xét nghiệm để chẩn đoán xác định [1].
Ít có tác giả đề cập đến kết quả điều tra dịch tễ học lâm sàng bệnh THK gối tại vùng nông thôn cũng như những hiểu biết về chẩn đoán, điều trị và tư vấn của các cán bộ y tế tuyến cơ sở về bệnh THK gối ở Việt Nam.