Sự thay đổi sụn khớp trong bệnh THK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán, xử trí của cán bộ y tế xã tại tỉnh hải dương (Trang 29 - 32)

1.2. Bệnh thoái hoá khớp

1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hoá khớp

1.2.3.1. Sự thay đổi sụn khớp trong bệnh THK

Bình thường sụn khớp có màu trắng, ánh xanh, nhẵn bóng, ướt, rất cứng và đàn hồi mạnh; thành phần cấu tạo cơ bản gồm các tế bào sụn, các sợi collagen và chất cơ bản. Các tế bào sụn với số lượng ít có nhiệm vụ tổng hợp các sợi collagen và chất cơ bản. Chất cơ bản của sụn có ba thành phần chính là nước chiếm 80%, các sợi collagen và proteoglyocan (PGs) chiếm 5 - 10% [147], [148].

Khi sụn bị thoỏi hoỏ, biểu hiện rừ nhất là sự đổi màu vàng, mờ đục, khụ, mềm, mất độ trơn, giảm độ đàn hồi, mỏng và nứt rạn. Tổn thương ban đầu tại sụn thường là những vùng nứt nhỏ, vết nứt có thể dạng cột, màu xám và sần sùi. Các thương tổn này sẽ lan rộng và ăn sâu thêm theo thời gian. Tình trạng

nứt ngày càng tiến triển sâu xuống và lan theo chiều dọc và trong một số trường hợp một số vết nứt sẽ lan tới phần xương dưới sụn. Có thể xuất hiện những vết loét, tổ chức sụn mất đi để lộ cả phần xương dưới sụn.

Bên cạnh sự rạn nứt của bề mặt sụn, sụn khớp ở người có tuổi trở nên mỏng hơn so với sụn khớp ở trẻ em và thanh niên. Người ta nhận thấy, ở tuổi trung niên và người già xuất hiện các nếp sợi collagen ở vùng giữa và đáy sụn.

Vùng dưới bị canxi hóa của sụn khớp bị mỏng đi và vùng chuyển tiếp với sụn bị canxi hóa không đều, mật độ tế bào sụn cũng giảm dần ở tuổi trung niên.

Theo Shuclte E. cho rằng cú sự thay đổi rừ rệt về húa sinh trong sụn khớp đã bị lão hóa, làm cho sụn bị yếu khi chịu tải và dẫn tới THK. Sự suy giảm về số lượng tế bào sụn có thể tới 50% ở người trên 80 tuổi so với người trờn 40 tuổi, đặc biệt rừ ở những khớp chịu tải như khớp gối và khớp hỏng.

Những thay đổi trong cấu tạo hóa học của sụn khớp đã xảy ra trước tuổi dậy thì và tiếp tục ở tuổi trung niên [54]. Ngoài ra, các tế bào già tổng hợp rất ít protein và collagen dẫn tới giảm độ bền của sụn khớp và giảm khả năng tái tạo. Do vậy, nếu các tế bào sụn già không được khôi phục một cách nhanh chóng, các vết nứt nhỏ xuất hiện ở vùng đáy sụn và dần dần chuyển thành

THK. Các vết nứt bề mặt

sụn khớp

Hình 13. Cấu trúc mô học của sụn khớp bình (A) và sụn khớp thoái hóa (B) [52]

Về mặt vi thể có thể thấy sự phồng lên của sụn cùng với sự tăng thể tích nước là những thay đổi sớm nhất trong thoái hoá khớp. Ở giai đoạn muộn hơn có thể thấy các tế bào sụn thưa thớt, các sợi collagen gãy đứt, cấu trúc lộn xộn, các tế bào sụn nằm trong chất căn bản mới hình thành, mặc dù có sửa chữa nhưng quá trình mất sụn vẫn tiếp tục xảy ra; có phần xương dưới sụn xơ hoá dày lên do các bè xương tăng sinh, một số bè bị gẫy và khuyết tạo một số hốc nhỏ trong chứa chất hoạt dịch. Ở chỗ tiếp giáp giữa bao khớp và màng xương, giữa màng hoạt dịch và sụn khớp có hiện tượng cốt hóa mọc thêm xương tạo nên các gai xương, mỏ xương. Nếu gai xương mọc ở gần lỗ liên hợp có thể chèn ép vào rễ thần kinh.

Những thay đổi này được thể hiện trên hình ảnh xquang của thoái hoá khớp. Các gai xương làm biến đổi chu vi của khớp và có thể gây hạn chế hoạt động khớp.

Màng hoạt dịch: thay đổi muộn hơn với biểu hiện xơ hóa, xung huyết và thâm nhập lympho bào từng chỗ, lâu dần toàn bộ màng hoạt dịch bị xơ hóa và xung huyết. Có thể có biểu hiện tăng tiết dịch khớp nhưng không có biểu hiện viêm.

Viêm bao hoạt dịch lốm đốm từng mảng mạn tính và sự dày lên của bao khớp có thể hạn chế hơn nữa hoạt động của khớp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán, xử trí của cán bộ y tế xã tại tỉnh hải dương (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w