4.2. Nhận xét về việc chẩn đoán, điều trị, tư vấn bệnh THK gối của CBYT tại
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Qua kết quả điều tra 290 cán bộ y tế tuyến xã thuộc tỉnh Hải Dương, chúng tôi thấy: trình độ cán bộ y tế tuyến xã chủ yếu là y sỹ (70,7%), chỉ có 29,3% có trình độ bác sỹ. Tỷ lệ này thấp hơn kết quả Điều tra y tế quốc gia 2001- 2002, tỷ lệ TYT có bác sỹ làm việc tại trạm là 40% [8]. Cán bộ y tế có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (70,3%), từ 5 - 10 năm chỉ chiếm 20%, số cán bộ y tế có thâm niên công tác dưới 5 năm tỷ lệ thấp (9,7%). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thêm và cộng sự [37]
Việc tăng cường luân phiên bác sỹ đến làm việc tại các trạm y tế xã, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân,
nhưng trên thực tế, giải pháp này ở một số địa phương chưa thực sự hiệu quả.
Trong khi 70% bệnh nhân đến khám, chữa bệnh vào buổi sáng thì các bác sỹ được tăng cường chỉ khám vào các buổi chiều, chưa kể có lúc bận công tác khác, không đến được. Ngoài ra, các bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã thường ít được cập nhật chuyên môn, không đủ dụng cụ, thiết bị y tế để làm việc,… điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực khám, chữa bệnh cho người dân vùng nông thôn.
Một trong các yêu cầu về chuẩn của của TYT xã đó là chuẩn về nhân lực[18]:
+ Số lượng cán bộ : Đảm bảo định biên cán bộ theo quy định hiện hành + Cơ cấu cán bộ
1. Trạm y tế tối thiểu cần có:
- Bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (đồng bằng phải có bác sĩ)
- Nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung cấp hoặc y sĩ sản nhi)
- Điều dưỡng (đồng bằng phải có điều dưỡng trung cấp trở lên)
2. Đối với trạm y tế có từ 4 cán bộ trở lên, phải có 1 cán bộ y học cổ truyền chuyên trách. Khi chưa đủ 4 cán bộ trở lên, trạm y tế phải có cán bộ được bổ túc thêm về y học cổ truyền.
3. Trạm y tế phải có cán bộ có trình độ dược tá (có thể kiêm nhiệm) để quản lý thuốc trên địa bàn xã
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những xã được tăng cường nhân lực (có bác sỹ, có đủ cơ cấu cán bộ theo tiêu chuẩn của bộ y tế, có mạng lưới y tế thôn bản, cán bộ trạm được đào tạo về quản lý) đều có số lượt sử dụng dịch vụ y tế cao hơn các xã khác. Tuy nhiên số lượt sử dụng dịch vụ cao hơn này chủ yếu ở dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là ở những xã có bác sỹ số lượt dịch vụ khám chữa bệnh cao (2,86 lượt/cán bộ/ ngày)
Bảng 36: Sử dụng dịch vụ y tế và nhân lực của TYT xã
Yếu tố Số lượt
DVYT/CB/ngày
Số lượt DVKCB/CB/ngày
Số lượt DVPB/CB/ngày
Số lượt mua thuốc/CB/ngày TYT có bác sỹ 4,39(n=442) 2,86(n=565) 1,42(n=511) 0,69(n=448) TYT không có
bác sỹ
4,48(n=396) 2,22(n=512) 1,75(n=553) 0,67(n=403)
Gía trị p 0,14 0,00 0,06 0,78
TYT đủ cơ cấu
cán bộ 5,01(n=91) 2,89 (n=111) 1,40(n=108) 0,68(n=94)
TYT không đủ
cơ cấu cán bộ 4,68(n=747) 2,52 (n=966) 1,60(n=956) 0,68(n=762)
Gía trị p 0,50 0,22 0,48 0,98
TYTcó y tế thôn bản
4,81(n=668) 2,63(n=845) 1,60(n=834) 0,67(n=684) TYT không có
YTTB
4,35(n=170) 2,30(n=232) 1,51(n=230) 0,72(n=172)
Gía trị p 0,22 0,15 0,66 0,46
CB trạm được đào tạo về quản lý
4,74(n=674) 2,36(n=859) 1,57(n=848) 0.63(n=689)
CB trạm không được đào tạo về quản lý
4,62(n=163) 2,29(n=217) 1,65(n=215) 0,91(n=166)
Gía trị p 0,75 0,14 0,70 0,00
Nguồn: Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ y tế, Tổng cục thống kê [8]
Để đảm bảo số cán bộ y tế theo qui định, Bộ Y tế đã đưa ra 10 giải pháp để đưa cán bộ y tế về cơ sở công tác, trong đó Bộ Y tế cũng nhấn mạnh các giải pháp đưa cán bộ y tế về trạm y tế xã là:
Đầu tư kinh phí xây dựng nhà trạm ở những xã chưa có trạm, đồng thời tu sửa những trạm đã xuống cấp do xây dựng đã lâu hoặc hư hại do thiên tai, thảm hoạ.
Về định biên cán bộ y tế cơ sở, Bộ Y tế đề nghị tăng định biên cho các xã có số dân trên 12.000 người, mức tăng, cứ thêm 2.000-3.000 dân thì thêm 01 cán bộ y tế, tối đa không quá 10 cán bộ/trạm.
Về thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ phụ cấp quanh lương khác, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đã ban hành đối với y tế cơ sở, trong đó quan
trọng nhất là chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng Luật Lao động và chế độ bảo hiểm y tế theo đúng điều lệ bảo hiểm y tế Việt Nam.
Về chế độ đối với cán bộ thôi việc, khi thực hiện thông tư 08/TT-LB, số cán bộ y tế cơ sở không đủ điều kiện tiếp tục làm việc, đã giải quyết chế độ thôi việc một lần, mỗi năm công tác được hưởng 01 tháng sinh hoạt phí (trung bình khoảng 80.000 đồng/ tháng). Thực tế cho thấy, những người công tác 30-40 năm ở cơ sở khi về chỉ được khoảng 3-3,5 triệu đồng là quá thiệt thòi so với công lao cống hiến của họ. Gần đây, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan nhận được nhiều đơn thư kiến nghị Nhà nước giao cho Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan tổ chức điều tra số cán bộ y tế đã nghỉ khi thực hiện thông tư 08 trong phạm vi cả nước và đề xuất cách giải quyết. Bộ Y tế xin đề xuất 2 phương án sau đây : Đối với những người đủ tuổi và đủ số năm công tác thì giải quyết nghỉ hưu như cán bộ xã, còn những người tuổi còn trẻ hoặc có ít năm công tác thì giải quyết nghỉ một lần được hưởng mỗi năm 1 tháng lương mới sau khi xếp lại.
Về đào tạo nhân lực cho y tế cơ sở, trong đó có bác sỹ, nữ hộ sinh ..., cần phải có định hướng cho những năm tiếp theo để phấn đấu đạt mục tiêu 100% số xã ở đồng bằng có bác sỹ, 100% số trạm có nữ hộ sinh (nữ hộ sinh sơ cấp đào tạo thành trung cấp, nữ hộ sinh trung cấp đào tạo thành y sỹ sản nhi). Nguồn đào tạo cho cơ sở tốt nhất là chọn những người tại địa phương, bồi dưỡng thêm về kiến thức văn hoá và đào tạo chuyên môn để khi ra trường họ công tác tại quê hương và phục vụ nhân dân địa phương. Vấn đề cần giải quyết là phải có định hướng về chiến lược đào tạo hợp lý giữa thi tuyển và cử tuyển, giữa đào tạo chung và đào tạo theo địa chỉ, giữa đào tạo y tế chuyên sâu và đào tạo y tế cộng đồng...
Về kinh phí đào tạo, kết hợp việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục theo phương châm Nhà nước (Trung ương và địa phương) và nhân dân (cá nhân và cộng đồng) cùng làm. Đối với vùng cao, miền núi, vùng dân tộc
thiểu số... kinh phí của Nhà nước là chủ yếu; đối với vùng đô thị, kinh phí của nhân dân là chính; đối với vùng đồng bằng, trung du, kinh phí của nhà nước và của nhân dân tương đương nhau. Đồng thời nhà nước phải có chính sách khuyến khích đối với những bác sỹ tình nguyện đến công tác vùng cao, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, mặt khác có quy chế đối với những người sau khi được đào tạo phải cống hiến một số năm trước khi tự làm việc khác, nếu không phải hoàn trả số kinh phí của nhà nước chi cho đào tạo. Thực hiện tốt công tác đào tạo bác sỹ,nữ hộ sinh... cho y tế cơ sở cũng là góp phần giải quyết vấn đề người nghèo đi học và thực hiện công bằng trong đào tạo.
Nhờ các giải pháp về chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại trạm y tế cũng như các biện pháp tăng cường đào tạo cán bộ cho trạm y tế, số lượng cán bộ y tế tai tuyến xã đã tăng lên không ngưng cả về số lượng và chất lượng. Năm 1996 tại tuyến xã cả nước có 39.670 cán bộ y tế, trong đó có 2.119 bác sĩ, 21.655 y sĩ, 38 kỹ thuật viên y, 1.326 điều dưỡng trung cấp, 2.215 nữ hộ sinh trung cấp. Năm 2000 toàn quốc đã có số cán bộ y tế tại tuyến xã là 44.655, trong đó có 3.959 bác sĩ, 24.089 y sĩ, 85 kỹ thuật viên y, 2.280 điều dưỡng trung cấp, 1 nữ hộ sinh đại học, 3.893 nữ hộ sinh trung cấp.
Tính đến 31/1/2004 cả nước đã có số cán bộ y tế tại tuyến xã là 49.358, trong đó có 1 thạc sỹ y, 6.313 bác sĩ, 24.264 y sĩ, 1 kỹ thuật viên y đại học, 146 kỹ thuật viên y, 3962 điều dưỡng cao đẳng và trung cấp, 5 nữ hộ sinh đại học, 5.924 nữ hộ sinh cao đẳng và trung cấp, 7.275 xã có bác sĩ (chiếm 67,8%), 9.986 số xã có y sĩ sản nhi (chiếm 93%) được phân theo các khu vực như sau:
Số xã có bác sĩ chiếm tỷ lệ cao tại các vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông cửu long. Vùng Tây Bắc có tỷ lệ xã có bác sỹ chiếm tỷ lệ rất thấp (24,3%). Số xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh chiếm tỷ lệ tương đối cao, riêng vùng Tây Bắc mới chỉ có 75,4% xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh [9].
4.2.2. Mô tả về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của