Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GềN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn, viết tắt là SCB, có tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô đƣợc thành lập theo Giấy phép hoạt động số 18/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc NHNN và Giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của Ủy ban Nhân dân TPHCM.

Năm 1992 đến năm 2002: Sau hơn 10 năm hoạt động, mức vốn điều lệ của NHTMCP Quế Đô chỉ đạt vỏn vẹn 10 tỷ đồng, đồng thời do khả năng quản lý điều hành yếu kém, không có quy trình quy chế hoạt động nghiệp vụ cụ thể, dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ trên 63 tỷ đồng, nợ quá hạn hơn 20 tỷ đồng, NHTMCP Quế Đô đứng trước bờ vực phá sản và phải chịu sự thanh tra, giám sát thường xuyên của NHNN. Tuy nhiên, với sự quan tâm hỗ trợ của NHNN, một cuộc cải tổ toàn bộ ngân hàng đã đƣợc tiến hành, bắt đầu bằng việc tái cấu trúc hệ thống nhân sự với Hội đồng quản trị và Ban điều hành mới. Trong thời gian này, ngân hàng tự lấy vốn điều lệ để bù đắp khoản lỗ, đầu tƣ vào công nghệ thông tin, cho ra đời hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới nhằm từng bước vực dậy ngân hàng.

Năm 2003: tiến hành cải tổ mạnh mẽ và sâu sắc bộ máy hoạt động, Ngân hàng TMCP Quế Đô chính thức đổi tên và hoạt động với tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn và đây cũng là năm đầu tiên ngân hàng kinh doanh có lãi sau hơn 12 năm thành lập, với mức lợi nhuận đạt 54 triệu đồng, tổng tài sản đạt 1.133 tỷ đồng, gấp 4,4 lần so với thời điểm cuối năm 2002.

Năm 2004: SCB có sự thay đổi về nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Đây là bước ngoặc bắt đầu cho một giai đoạn phát triển ổn định của SCB. Tổng tài sản SCB đạt 2.268 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 19 tỷ đồng.

Năm 2005: đƣợc coi là năm bản lề đối với sự tồn tại và phát triển của SCB, năm đầu tiên SCB đƣợc NHNN xếp loại A trong khối các Ngân hàng TMCP, đồng thời nhận được hàng loạt các giải thưởng, danh hiệu về hoạt động, thương hiệu, sản phẩm và thành tích đóng góp cho xã hội. Tổng tài sản đạt 4.031 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 46 tỷ đồng.

Năm 2006: tiếp tục quá trình phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn trước, tổng tài sản SCB đạt gần 11.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 154 tỷ đồng.

Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng và trải đều trên cả nước với 23 điểm giao dịch. Cũng trong năm này, SCB đạt kỷ lục Việt Nam về sự kiện “Ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi” cùng các giải thưởng về thương hiệu, sản phẩm và sự công nhận của xã hội khác.

Năm 2007: là năm đầu tiên Báo cáo tài chính của SCB đƣợc tổ chức kiểm toán quốc tế - Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam đảm trách. Trong năm SCB cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng ghi nhận nhƣ cờ thi đua do NHNN trao tặng vì thành tích hoạt động “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lƣợng 2007”, cúp Cầu vàng Việt Nam 2007 ngành Ngân hàng. Triển khai chiến lƣợc phát triển mạng lưới đề ra từ năm trước, đến cuối năm 2007 số điểm giao dịch lên 42 điểm. Tổng tài sản đạt gần 26.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 359 tỷ đồng.

Năm 2008: năm diễn ra nhiều sự kiện nổi bật không chỉ đưa thương hiệu SCB đến gần với công chúng hơn mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa tinh thần mà SCB mang đến cho xã hội thông qua những chương trình hành động vì cộng đồng.

Điển hình là Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt do Ủy Ban Trung Ương Hội Các Nhà Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam trao tặng vào tháng 9/2008 và Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” nhận từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đặc biệt, với nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh, SCB còn vinh hạnh đƣợc nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500) lần 2 về lợi nhuận, tổng tài sản và số lao động. Có thể nói, sau nhiều năm nỗ lực, năm 2008 đƣợc xem là năm rất đáng tự hào đối với toàn thể cán bộ nhân viên SCB.

Năm 2009: SCB chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thẻ quốc tế

MasterCard. Công tác quản lý chất lƣợng đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đã đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn trên trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế. Tổng tài sản đạt 54.492 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 423 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số điểm giao dịch đạt 111 điểm, đã mở ra cơ hội kinh doanh thuận lợi và vị thế cạnh tranh rất đáng kể của SCB trong hệ thống các Ngân hàng tại Việt Nam.

Năm 2010: ghi nhận nhiều bước chuyển biến quan trọng trong chiến lược kinh doanh cũng như hoạt động quản trị điều hành theo hướng củng cố, kiện toàn và phát triển về chất sau một thời gian phát triển mở rộng. Ngoài ra, trong năm 2010, SCB cũng đã kết nối thành công với VNBC, liên thông 3 hệ thống Banknetvn, Smartlink và VNBC, tạo sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ SCB. Công ty thành viên Quản lý nợ và Khai thác Tài sản (SCBA) được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động đã góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của SCB. Năm 2010, tổng tài sản đạt 60.183 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 447 tỷ đồng.

Năm 2011: tiếp tục kiện toàn bộ máy quản trị và phát triển theo chiều sâu, đến tháng 11/2011, tổng tài sản ở mức 80.721 tỷ đồng, chênh lệch thu nhập chi phí 701 tỷ đồng. Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất). Ngân hàng SCB hợp nhất chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể cán bộ nhân viên.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại TP.HCM. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.585 tỷ đồng. Xét về quy mô vốn điều lệ thì SCB đứng thứ 4/14 Ngân hàng (chỉ xếp sau Eximbank:

16.317 tỷ đồng, Sacombank: 14.224 tỷ đồng, và ACB: 13.948 tỷ đồng). Xét về

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)