ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

3.3.1 Cơ hội

Trong những năm sắp tới, khi nền kinh tế phục hồi trở lại, GDP của nước ta có thể tăng trưởng ở mức cao, ngành tài chính ngân hàng sẽ hoạt động ổn định, thu nhập quốc dân tăng lên, đó là những nhân tố thuận lợi cho SCB phát triển thị phần nguồn vốn huy động.

Sau khi gia nhập WTO, với chính sách kinh tế mở, hội nhập nền kinh tế thế giới, SCB có nhiều có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài, nâng cao vị thế trong các giao dịch tài chính quốc tế.

Mở ra cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, cải cách đổi mới hệ thống, nâng cao năng lực quản lý, năng lực tài chính, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tạo điều kiện cho SCB phát triển thêm các loại sản phẩm dịch vụ mới. Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế với các ngân hàng nước ngoài trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín về vị thế của SCB trong giao dịch quốc tế. Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam buộc các SCB phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lƣợng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài áp dụng ở Việt Nam.

Dân số Việt Nam không ngừng tăng lên, trình độ dân trí cũng đƣợc nâng cao dần. Sẽ là cơ hội để các ngân hàng trong và ngoài nước khai thác sử dụng các dịch vụ trong tương lai.

3.3.2 Thách thức

Thách thức từ bên ngoài

Sau 5 năm gia nhập WTO, các TCTD nước ngoài sẽ được hưởng các ưu đãi nhƣ ngân hàng nội địa. Trong bối cảnh đó, SCB cần nhạy bén và nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thiết kế và cải tiến sản phẩm phù hợp, giới thiệu sản phẩm mới, và mở rộng mạng lưới kênh phân phối, nhất là kênh giao dịch tự động. Điều này đã đặt ra cho SCB không ít những thách thức:

 Khả năng sinh lời của SCB còn thấp hơn các ngân hàng nước ngoài, do đó hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có.

 Cấu trúc Ngân hàng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chƣa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lƣợng hoạt động còn ở mức kém so với các ngân hàng nước ngoài.

 Các ngân hàng nước ngoài với nền tảng tài chính mạnh, trình độ chuyên môn cao và công nghệ hiện đại sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của SCB trong việc phát triển thị phần bản lẻ. Ngoài ra, SCB cũng chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ.

 Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát còn rất sơ khai, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế.

 Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy động nhiều nguồn vốn mới từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng mang đến một thách thức không nhỏ, đó là làm nhƣ thế nào để huy động vốn hiệu quả. Vì khi đó, SCB thua kém các Ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng hơn trước, chia sẻ thị phần..

 Thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên ngoài mà đến từ chính những nhân tố bên trong của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu là nguồn nhân lực và các cơ chế khuyến khích làm việc tại ngân hàng hiện nay. Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập. Các NHTM Việt Nam cần có các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi.

Thách thức từ bên trong

 Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng.

 Khi các ngân hàng thương mại nhà nước chuyển đổi sang ngân hàng cổ phần đã làm thay đổi cục diện của hệ thống. Trước kia, các ngân hàng này tập trung vào mảng dịch vụ bán buôn, nhƣng hiện nay đang tập trung mạnh vào phát triển mảng dịch vụ bán lẻ. Các ngân hàng chuyển đổi này cùng với các Ngân hàng cổ

phần lớn hiện có khác (ACB, Sacombank, Eximbank…) với tiềm lực tài chính mạnh thì chắc chắn SCB sẽ bị áp lực cạnh tranh căng thẳng.

 Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển sản phẩm mới.

 Nét đặc thù của dịch vụ tiền gởi là nhắm tới tiền tiết kiệm đối tƣợng người dân, song người dân trong nước chưa biết nhiều về dịch vụ tiền gởi ngân hàng, cũng nhƣ thói quen tích trữ, hay sử dụng tiền mặt còn rất phổ biến.

3.3.3 Những định hướng cụ thể để phát triển mạnh hoạt động huy động vốn tại SCB.

SCB đã vạch ra những định hướng cụ thể để phát triển mạnh hoạt động huy động vốn ngân hàng của mình vừa mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảo an toàn nhƣ sau:

 Điều tiết, giữ vững việc tăng trưởng ổn định nguồn vốn huy động thị trường 1, nhằm đảm bảo thanh khoản và tài trợ phát triển các mảng hoạt động kinh doanh.

 Từng bước cải thiện kỳ hạn huy động bình quân, giảm dần chênh lệch kỳ hạn giữa sử dụng nguồn và nguồn vốn nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và đáp ứng các tỷ lệ an toàn hoạt động.

 Tiếp tục giữ vững và gia tăng nguồn vốn dài hạn, đảm bảo nguồn vốn ổn định, an toàn.

 Nghiên cứu các giải pháp nhằm gia tăng đối tƣợng khách hàng nhỏ lẻ, hạn chế nhận các món huy động với giá trị lớn.

 Nghiên cứu các giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn giá rẻ.

 Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường công tác chăm sóc, giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

 Tiếp tục duy trì, phát huy và phát triển các chương trình thi đua trong công tác huy động vốn như chương trình “ Chung tay vì SCB ngày mai”,…

 Thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố tái cấu trúc, và nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, kiểm soát, để bộ máy hoạt động hiệu quả, điều hành ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế.

 Tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả, cải tiến thủ tục giao dịch, tập trung triển khai các dịch vụ hiện đại ngân hàng mang tính công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị cho ngân hàng, khách hàng và xã hội.

 Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh mở rộng thị phần khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

 Công tác phát triển nguồn nhân lực: Hoàn thiện các quy chế, quy trình liên quan đến tổ chức nhân sự để vận hành đúng quy định. Cơ cấu và sắp xếp lại bộ máy nhân sự từ Hội sở đến Chi nhánh, Phòng giao dịch phù hợp với quy mô của đơn vị. Bố trí, ổn định công việc sau hợp nhất để CBNV yên tâm công tác, cống hiến cho ngân hàng.

 Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế để cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại. Liên kết với các định chế tài chính lớn mạnh nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, chuyển giao công nghệ và phát triển ngân hàng.

3.4 GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)