Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế đến công tác huy động vốn của

2.4.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Tác động của môi trường kinh tế xã hội

Hoạt động của ngành ngân hàng luôn chịu sự tác động của nền kinh tế, ngân hàng SCB cũng chịu ảnh hưởng khi có sự thay đổi trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có lúc tăng trưởng, có lúc có suy thoái kinh tế gây ra những biến động cho ngành ngân hàng.

Do lạm phát tăng: Những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát tăng, khi tỷ lệ lạm phát tăng làm cho đồng tiền mất giá, người dân phải chi trả nhiều hơn cho việc chi tiêu, dẫn đến giảm nguồn tiền tiết kiệm, giảm nguồn vốn huy động tại ngân hàng.

Đồng thời, khi đồng tiền mất giá, người dân sẽ không yên tâm giữ tiền hay gửi tiết kiệm mà sẽ chuyển sang kênh đầu tƣ khác nhƣ mua vàng, đầu tƣ bất động sản.

Do biến động của giá vàng: Vài năm trở lại đây, giá vàng có sự thay đổi phức tạp, và ngày càng tăng. Giá vàng tăng là do giá dầu mỏ tăng, giá chứng khoán biến động, xung đột vũ trang một số nước trên thế giới, hay do đồng dollar Mỹ mất giá so với ngoại tệ khác. Khi giá vàng biến động, tác động đến tâm lý người dân sẽ gửi tiền ở những kỳ hạn ngắn, khi giá vàng thích hợp sẽ mua vàng để tích trữ, mà

không gởi tiết kiệm ở ngân hàng, hay một số người sẽ chuyển sang đầu tư vàng kiếm lợi nhuận.

Tác động của chính sách Nhà nước

Do biến động của nền kinh tế trong những năm gần đây, Ngân hàng nhà nước liên tục đưa ra các chính sách quản lý: chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng dự trữ bắt buộc, quy định lãi suất trần huy động…ảnh hưởng gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Do cạnh tranh

Địa bàn TPHCM có rất nhiều ngân hàng thương mại hoạt động với sự cạnh tranh khốc liệt trong hoạt động huy động vốn, sự tập trung các ngân hàng sẽ dẫn đến chia sẻ thị phần. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng, mỗi ngân hàng phải có chiến lƣợc nhằm thu hút khách hàng bằng các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn hấp dẫn, có khuyến mãi, dự thưởng, giao dịch với khách hàng với phong cách chuyên nghiệp, thái độ niềm nở, nhiệt tình, công nghệ hiện đại…

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy động nhiều nguồn vốn mới từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng mang đến một thách thức không nhỏ, đó là làm như thế nào để huy động vốn hiệu quả. Vì hiện tại các ngân hàng trong nước cũng như SCB thua kém các Ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng hơn trước.

Bên cạnh đó, cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài thì có thêm sự xuất hiện của các tổ chức phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi nhƣ công ty tài chính, quỹ đầu tƣ, công ty bảo hiểm…làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu nhỏ lại.

Do tâm lý, thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân

Hiện nay, thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân còn rất phổ biến do trình độ, thu nhập của người dân còn thấp nên chưa tiếp cận đến các dịch vụ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng, gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó cần tiếp cận, giới thiệu tới người dân tính tiện ích, an toàn, nhanh chóng của việc thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó tăng

nguồn huy động vốn cho ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan

Chất lƣợng dịch vụ khách hàng chƣa cao:

Hạn chế này do 5 nguyên nhân sau: Một là, các quy trình, thủ tục của SCB còn rườm rà, phức tạp, khách hàng đến giao dịch phải đợi khá lâu và phải ký nhiều chứng từ. Hai là, SCB mới chuyển đổi sang hệ thống core flexcube do đó nhân viên giao dịch chưa thao tác thành thạo, ngoài ra, do mới chạy chương trình nên thường xảy ra sự cố rớt đường truyền, nghẽn mạch, làm ngưng trệ quá trình giao dịch của khách hàng. Ba là, nhân viên giao dịch đa số là lực lượng trẻ, mới ra trường nên trình độ và tinh thần trách nhiệm chƣa cao, thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ và giao tiếp, phục vụ khách hàng, khả năng giao tiếp với khách hàng nước ngoài còn hạn chế. Bốn là, cơ sở vật chất, nhân sự của SCB chƣa đủ để SCB nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. Năm là, SCB chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác phục vụ và chăm sóc khách hàng.

Mạng lưới ngân hàng

Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của SCB khá nhiều, nhất là từ sau khi hợp nhất ba ngân hàng, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của SCB đã tăng mạnh, nhƣng vị trí đặt các điểm giao dịch chƣa hợp lý, có nhiều điểm giao dịch nằm gần nhau, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và gây khó khăn trong việc kinh doanh.

Công nghệ thông tin

Từ sau hợp nhất, ngõn hàng lừi của ba ngõn hàng khỏc nhau nờn việc quản lý, báo cáo không được kịp thời, các chương trình cũ bộc lộ nhiều điểm hạn chế về mặt hiệu năng khi xử lý giao dịch, khả năng tích hợp kém, đòi hỏi chi phí bảo trì lớn. Việc triển khai hệ thống Corebanking mất khá nhiều thời gian, trong thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn. Điều này đã làm ảnh hưởng để tốc độ giao dịch với khách hàng, làm giảm khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong việc bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Công tác quảng cáo, marketing chưa hiệu quả

Hiện tại, công tác quảng cáo tại SCB chủ yếu là băng rôn, tờ bướm, tác phong phục vụ của nhân viên, tại chi nhánh thực hiện quảng cáo theo chỉ đạo của Hội sở. Trong mô hình hoạt động của SCB, phòng Marketing chỉ có tại Hội sở, chi nhánh không có bộ phận này, nên công tác marketing chƣa thực sự đƣợc quan tâm, và hoạt động kém hiệu quả.

SCB còn phụ thuộc nhiều vào công cụ lãi suất:

Mặc dù lãi suất của SCB có sức cạnh tranh cao nhƣng chỉ mang tính tự phát, ứng phó kịp thời với sự biến động thị trường. SCB chưa khai thác tối đa yếu tố về chất lƣợng dịch vụ, chủ yếu sử dụng công cụ lãi suất nhƣ biện pháp phổ biến để thu hút tiền gửi khách hàng. Ngoài ra, biểu lãi suất SCB trong năm 2011, 2012 áp dụng cùng mức lãi suất cho tất cả các kỳ hạn tiền gửi, vì thế mà cơ cấu tiền gửi trong những năm này chủ yếu là kỳ hạn ngắn. Sử dụng biện pháp lãi suất mặc dù đạt đƣợc kế hoạch nhanh chóng song lại tạo ra cơ chế thiếu bền vững, tăng trưởng gắn liền với tăng lãi suất, chẳng hạn năm 2013 lãi suất ở kỳ hạn dài cao do đó thu hút đƣợc khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài nên cơ cấu NVHĐ năm 2013 của SCB có tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn tăng một cách nhanh chóng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã mô tả dịch vụ huy động, chính sách huy động vốn, khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ huy động vốn, đã phân tích một cách khách quan, tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn từ năm 2010-2013. Qua kết quả phân tích và khảo sát chúng ta càng thấy đƣợc tầm quan trọng của chính sách huy động vốn bao gồm: chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, chính sách cán bộ nhân viên, chính sách công nghệ ngân hàng, các dịch vụ hỗ trợ khác… Từ phân tích thực trạng, luận văn đánh giá những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân cùng những vấn đề cần tập trung tháo gỡ và giải quyết nhằm đƣa ra các kiến nghị ở chương 3, để duy trì và gia tăng nguồn vốn huy động đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh tại NHTM cổ phần Sài Gòn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GềN.

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)