THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 45)

CỔ PHẦN SÀI GỊN.

2.2.1. Các hình thức huy động vốn đang được áp dụng tại SCB

Để tạo lập nguồn vốn, SCB sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau nhƣ nhận tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ, đi vay NHNN và các tổ chức tín dụng khác hoặc nhận vốn ủy thác đầu tƣ…Tuy nhiên, nguồn vốn huy động chủ yếu của SCB là huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ.

 Hình thức huy động: SCB có hầu hết các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn phổ biến gồm tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với các loại kỳ hạn khác nhau, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, giấy tờ có giá.

 Loại tiền tệ huy động: SCB huy động các loại tiền tệ gồm VND, USD, EUR, CAD, GBP, AUD. Ngồi ra SCB cịn huy động vàng thơng qua hình thức phát hành chứng chỉ vàng ngắn hạn nhƣng hiện nay đã ngừng huy động theo quy định NHNN.

 Kỳ hạn huy động vốn: gồm loại tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với thời hạn từ 1 tuần đến 60 tháng.

 Hình thức trả lãi: đa dạng, tuỳ nhu cầu của khách hàng gồm trả trƣớc cả kỳ, trả lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm hoặc trả lãi cuối kỳ.

 Các sản phẩm tiền gửi của SCB: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu..... Đối với những khách hàng có nguồn tiền ổn định, gửi tiết kiệm với mục đích hƣởng lãi thì SCB có những sản phẩm gửi kỳ hạn từ 06 tháng trở lên, hình thức lĩnh lãi hàng tháng nhƣ sản phẩm: “Kỳ hạn dài- ƣu đãi lớn” “Lãi suất bậc thang”, những sản phẩm này nổi trội với lãi suất ƣu đãi, mỗi kỳ hạn

lĩnh lãi đƣợc tặng thêm lãi suất, khách hàng còn đƣợc vay cầm cố sổ tiết kiệm với lãi suất ƣu đãi. Ngoài ra, để phục vụ cho đối tƣợng khách hàng khơng có thời gian ra Ngân hàng giao dịch, SCB cịn có sản phẩm “Tiền gửi online” dành cho khách hàng cá nhân và sản phẩm “Đầu tƣ Trực tuyến” dành cho khách hàng tổ chức. Bên cạnh đó, SCB thƣờng triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm dự thƣởng nhƣ: “Một năm hợp nhất – Ngàn lời tri ân” nhân dịp đầu xuân 2013 và kỷ niệm 1 năm hợp nhất; “Gửi tiền ngay- Vận may trúng lớn”; “Ƣu đãi song hành- Gắn kết bền lâu”,… với hình thức khá giống nhau là khách hàng đƣợc tham gia quay số trúng ngay và dự thƣởng cuối chƣơng trình. Đặc biệt, trong tháng 12/2013 để hƣởng ứng Tháng Vàng SCB, SCB đã triển khai mới chƣơng trình khuyến mãi dự thƣởng “Cơ hội nhân đôi, nhận quà đẳng cấp”; “Diamond Plus” và “Tiện ích trong tay, vận may gõ cửa” dành cho khách hàng gửi tiết kiệm qua internet. Hiện nay, SCB triển khai loại hình sản phẩm mới là tiết kiệm tích lũy đƣợc tặng kèm một hợp đồng bảo hiểm với mức lãi suất rất hấp dẫn. Về các sản phẩm dành cho khách hàng tổ chức ngồi sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thơng thƣờng cịn có 2 sản phẩm là “Đầu tƣ linh hoạt” và “Đầu tƣ trực tuyến” giúp cho doanh nghiệp lên kế hoạch trƣớc cho nguồn tiền nhàn rỗi của mình.

 Các chính sách ƣu đãi kèm theo cho khách hàng tiền gửi: các chƣơng trình đƣợc triển khai hàng năm nhƣ: “Vui hè cùng SCB” tặng áo mƣa cho khách hàng, “SCB an tồn trên mọi nẻo đƣờng” tặng nón bảo hiểm. Các chƣơng trình áp dụng thƣờng xuyên nhƣ: “Chính sách khách hàng trung niên” tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 40 tuổi trở lên gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 6 tháng trở lên tại SCB, “Chính sách khách hàng VIP” ƣu đãi tặng lãi suất khi gửi tiết kiệm, giảm phí dịch vụ,… “Ƣu đãi bán vàng/USD gửi lại tiết kiệm tại SCB” khuyến khích khách hàng chuyển đổi vàng, USD sang gửi tiết kiệm bằng VND, chƣơng trình tặng quà sinh nhật cho khách hàng hàng năm….Đối với khách hàng tổ chức thì SCB có chính sách tặng q nhân ngày thành lập tổ chức, ngày sinh nhật đối với ngƣời quyết định giao dịch của tổ chức.

 Các dịch vụ hỗ trợ huy động tiền gửi khách hàng nhƣ: SCB phát hành bộ thẻ ATM gồm 4 loại: Tài, Lộc, Phú, Quý với với tính năng và tiện ích khác nhau. Tổng số là 140 máy ATM kết nối hệ thống ATM trên toàn quốc với liên minh Banknetvn và Smartlink...Ngoài ra, SCB đã triển khai dịch vụ ứng tiền mặt, chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ cho các nhà cung cấp tại điểm bán hàng thông qua hệ thống các máy chấp nhận thẻ (POS). Ngoài ra, SCB đang áp dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ: cung ứng dịch vụ chuyển tiền online, tiền gửi online, thanh tốn hóa đơn tự động, nạp tiền điện thoại...thông qua dịch vụ Internet banking, SMS banking…Mặc dù chƣa phát triển nở rộ nhƣng dịch vụ ngân hàng hiện đại hứa hẹn sẽ góp phần gia tăng nguồn vốn huy động từ dân cƣ và TCKT cho SCB. Ngồi ra, SCB có thực hiện dịch vụ xác nhận số dƣ chứng minh tài chính để khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp Visa đi du lịch, du học ở nƣớc ngồi.... Đây là dịch vụ mang lại lợi ích khá cao cho chi nhánh về nguồn thu phí dịch vụ và giữ đƣợc nguồn tiền gửi của khách hàng.

2.2.2. Thực trạng huy động vốn tại SCB.

2.2.2.1. Tình hình chung về nguồn vốn của SCB giai đoạn 2010-2013

Bảng 2.1: Tình hình chung về nguồn vốn của SCB từ năm 2010 đến năm 2013

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng nguồn vốn 60.183 144.814 149.206 181.019 1. Vốn chủ sở hữu 4.711 11.335 11.370 13.113 Trong đó: Vốn điều lệ 4.185 10.583 10.583 12.295 - Tỷ trọng (%) 8 8 8 7 - Mức tăng/giảm 6.398 0 1.712 - Tốc độ tăng/giảm (%) 153 0 16 2. Vốn huy động 54.439 130.007 119.172 165.521 - Tỷ trọng (%) 90 90 80 91 - Mức tăng/giảm 75.568 (10.835) 46.349

- Tốc độ tăng/giảm (%) 139 (8) 39

3. Vốn khác 1.033 3.472 18.663 2.385

- Tỷ trọng (%) 2 2 12 2

- Mức tăng/giảm 2.439 15.191 (16.278)

- Tốc độ tăng/giảm (%) 236 438 (87)

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2010 đến năm 2013

Số liệu bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn của SCB trong giai đoạn 2010-2013 khá cao. Năm 2011, đánh dấu sự kiện hợp nhất 3 ngân hàng, tổng nguồn vốn hợp nhất đạt 144.814 tỷ đồng, tăng 140,6% so với năm 2010. Năm 2012, tổng nguồn vốn vẫn tăng 4.392 tỷ đồng nhƣng tốc độ tăng chỉ ở mức 3%. Tốc độ tăng trƣởng tổng nguồn vốn giảm năm 2012 là do biến động của nền kinh tế đặc biệt là những biến động trong thị trƣờng tài chính – tiền tệ đã phần nào ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của SCB, đây cũng là giai đoạn đầy khó khăn thử thách của SCB sau một năm hợp nhất. Năm 2013 tỷ lệ này là 21.3%, tăng tƣơng đối ổn định so với tình hình thị trƣờng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ, từ 7% đến 8%. Nguồn vốn chủ sở hữu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhƣng khá ổn định và tăng qua các năm. Nếu nhƣ năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 4.711 tỷ đồng thì năm 2011 con số này là 11.335 tỷ đồng, tăng 153% so với năm 2010. Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ của SCB cũng tăng đều qua các năm. Tính đến 31/12/2013, vốn điều lệ của SCB đạt 12.295 tỷ đồng. Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, SCB đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại TP.HCM. Xét về quy mơ vốn điều lệ thì SCB đứng thứ 4/14 Ngân hàng (chỉ xếp sau Eximbank: 16.317 tỷ đồng, Sacombank: 14.224 tỷ đồng, và ACB: 13.948 tỷ đồng). Việc gia tăng vốn điều lệ đã tạo điều kiện cho SCB nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lƣới và đáp ứng các yêu cầu an toàn vốn theo quy định của NHNN.

động vốn của một ngân hàng. Trong cơ cấu nguồn vốn của SCB, nguồn vốn huy động chiếm một tỷ trọng rất cao. Qua các năm từ 2010 đến 2013, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng từ 80% đến 90% trong tổng nguồn vốn, là nguồn vốn chủ đạo trong hoạt động của SCB. Tuy nhiên, mức độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động có xu hƣớng giảm năm 2012 do sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác và tình hình khó khăn của nền kinh tế. Trong năm 2013, với các chính sách tích cực trong cơng tác huy động vốn, tổng nguồn huy động vốn tăng 39% so với năm 2012, Nguồn vốn huy động liên tục tăng trƣởng đã tạo điều kiện cho SCB nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Biểu đồ 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động của SCB từ năm 2010 đến năm 2013

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ năm 2010 đến năm 2013

2.2.2.2. Phân tích tình hình huy động của SCB theo thị trường:

Bảng 2.2: Cơ cấu huy động của SCB theo thị trƣờng:

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiền gửi TT1 44,033 78,118 106,712 148,994 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2010 2011 2012 2013 54,439 130,007 119,172 165,521

QUY MÔ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA SCB

Tỷ trọng (%) 82.17 60.73 79.20 89.00 Mức tăng/giảm 34,085 28,594 42,282 Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 77.41 36.60 39.62 Tiền gửi TT2 9,551 35,573 18,190 18,419 Tỷ trọng (%) 17.82 27.65 13.50 11.00 Mức tăng/giảm 26,022 (17,383) 229 Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 272.45 (48.87) 1.26 Vay NHNN 0.89 14,944.00 9,836.00 0 Tỷ trọng (%) 0.002 11.62 7.30 0 Mức tăng/giảm 14,943.11 -5,108 -9,836 Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 1,679,001.12 (34.18) (100) TỔNG CỘNG 53,584.89 128,635.00 134,738.00 167,414.00

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB từ 2010 đến 2013

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động của SCB theo thị trƣờng

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

44,033 78,118 106,712 148,994 9,551 35,573 18,190 18,419 0.89 14,944.00 9,836.00 0

Cơ cấu huy động của SCB theo thị trường

Năm 2011, từ bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy sự bất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB khi số dƣ huy động tăng lên chủ yếu đến từ hai kênh không mong đợi là thị trƣờng liên ngân hàng và vay NHNN. Cụ thể, năm 2011 với 78.118 tỷ đồng, huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ chỉ tăng 34.085 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng khoảng 77% so với năm 2010, nhƣng chỉ chiếm 60,73% tổng nguồn vốn huy động, trong khi thị trƣờng 2 lại đạt mức tăng kỷ lục với 35.573 tỷ đồng, tăng đến 26.022 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 272% so với năm trƣớc, chiếm đến 27.65% số dƣ huy động toàn hàng. Đáng báo động là mức vay vốn từ NHNN đã đạt đến con số 14.944 tỷ đồng, mức cao nhất từ trƣớc đến nay và chiếm đến 11,62% tổng nguồn vốn. Thực tế cho thấy năm 2011, huy động của các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ liên tục tăng mạnh từ những mức lãi suất “vƣợt rào”. Thế nhƣng, khi NHNN áp dụng các biện pháp đồng bộ liên quan đến trần lãi suất huy động, đồng thời thanh tra nghiêm ngặt việc tuân thủ các chỉ thị đƣợc ban hành đã khiến khơng ít các ngân hàng thƣơng mại rơi vào tình trạng lao đao, bế tắc, dẫn đến áp lực về thanh khoản quá lớn buộc phải đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng hay tìm sự hỗ trợ từ NHNN, và SCB cũng khơng nằm ngồi số đó. Những tin đồn về rủi ro mất khả năng chi trả đã dần làm mất lòng tin nơi khách hàng gửi tiền, hàng loạt những món tiền gửi đến hạn hay chƣa đến hạn đều đƣợc rút ào ạt.

Năm 2012, bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên cùng với sự dẫn dắt tài tình của Ban điều hành, SCB sau hợp nhất đã vƣợt qua một năm 2012 đầy cam go và thử thách với những con số rất đáng đƣợc ghi nhận. Ba ngân hàng SCB, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất đã chứng minh quyết định tái cơ cấu là hồn tồn đúng. Theo đó, tổng nguồn vốn huy động đã đạt mức 134.738 tỷ đồng, tăng 6.103 tỷ đồng so với năm vừa qua. Chính vì thế, thanh khoản tồn hệ thống khơng những đƣợc duy trì mà ngày càng đƣợc cải thiện tốt hơn, đảm bảo khả năng chi trả đối với những món tiền gửi lớn.

Mặt khác, cơ cấu số dƣ theo thị trƣờng cũng có những chuyển biến tích cực với mức huy động từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế đạt 106.712 tỷ đồng, tăng 28.594 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 36.6% so với năm 2011 và chiếm đến gần 80% trong tổng

nguồn vốn huy động. Kết quả này có đƣợc là do trong năm 2012, SCB đã không ngừng triển khai các sản phẩm tiết kiệm với lợi ích vƣợt trội nhƣ “Gửi tiền nhận lãi ngay”, “Tận hƣởng mùa hè cùng SCB” hay “60 ngày vàng – Ngập tràn quà tặng” nhằm chiếm lại lòng tin của khách hàng, ngăn chặn tối đa việc rút tiền ồ ạt, qua đó góp phần giữ vững thị phần và gia tăng nguồn vốn huy động cho toàn hàng. Ngồi ra, đây cũng là địn bẩy giúp SCB lành mạnh hóa nguồn vốn huy động của mình theo hƣớng giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn tái cấp vốn từ NHNN và vay trên thị trƣờng liên ngân hàng nhằm tiết giảm chi phí và gia tăng sự tự chủ về tài chính. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, số dƣ tái cấp vốn chỉ còn 9.836 tỷ đồng, giảm đến 5.108 tỷ đồng, tƣơng đƣơng khoảng 34% so với đầu năm. Hơn nữa, một tin đáng mừng là cũng trong năm này, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho SCB gia hạn các khoản vay tái cấp vốn với thời hạn tối đa 24 tháng, đồng thời khơng tính lãi phạt quá hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp trong từng thời kỳ. Đồng thời, chỉ sau một năm hợp nhất, SCB đã có thể hồn trả toàn bộ khoản vay hỗ trợ từ BIDV, bao gồm nợ gốc 2.464 tỷ đồng và gần 179 tỷ đồng nợ lãi, đƣa số dƣ huy động từ thị trƣờng liên ngân hàng giảm đáng kể, chỉ còn 18.190 tỷ đồng, giảm đến 17.383 tỷ đồng, tƣơng đƣơng gần 50% so với thời điểm khủng hoảng vào một năm trƣớc.

Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động của SCB ở mức 167,414 tỷ đồng, tăng 32,676 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 24,1% so với năm 2012. Trong đó thị trƣờng 1 tăng 42,282 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 39,62%, thị trƣờng 2 tăng 229 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1.26% và vay ngân hàng nhà nƣớc giảm 9,836 tỷ đồng , tỷ lệ giảm 100% so với năm 2012. Tình hình thanh khỏan của SCB đƣợc cải thiện rõ rệt năm 2013, từ những dấu hiện tích cực trong cơng tác huy động thị trƣờng 1, SCB chỉ trả dần các khỏan quá hạn thị trƣờng 2 và hòan tất chi trả các khoản vay tái cấp vốn NHNN.

2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB theo loại tiền:

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thị trƣờng 1 44,033 100 78,118 100 106,712 100 148,994 100 VND 31.906 72 57,026 73 84,125 79 141,747 95 Ngoại tệ và vàng 12.127 28 21,091 27 22,587 21 7,248 5

Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB từ năm 2010-2013

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB theo loại tiền

Về cơ cấu huy động theo loại tiền, trƣớc thực tế thiếu hụt thanh khoản VND vào đầu năm 2012, SCB đã tập trung tăng trƣởng đồng nội tệ nhằm sẵn sàng đáp

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)