Một số chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

1.2. NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.2. Huy động vốn tại NHTM

1.2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của NHTM

Hoạt động huy động vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong hoạt động NHTM. Chính tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn nên có rất nhiều chỉ tiêu

đánh giá huy động vốn của NHTM. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của một NHTM:

Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động:

Quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Điều đó cho thấy ngân hàng đã thành công khi thu hút được nhiều khách hàng biết tới ngân hàng, tin tưởng và gửi tiền vào ngân hàng.

Đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động thường được thông qua các chỉ tiêu sau:

 Tốc độ tăng trưởng = (Tổng vốn huy động năm sau – Tổng vốn huy động năm trước)/ Tổng vốn huy động năm trước

Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động, ngân hàng còn đánh giá quy mô vốn huy động của ngân hàng thông qua các tỷ lệ sau:

 Vốn huy động/Vốn tự có: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có.

 Vốn huy động/tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động đƣợc so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động.

Tóm lại, nguồn vốn tăng đều qua các năm, đạt mục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách phát triển của từng ngân hàng sẽ đánh giá các chỉ tiêu trên ở mức nào là phù hợp đối với ngân hàng đó.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động

Tỷ trọng các loại tiền gửi thể hiện cơ cấu vốn huy động theo các tiêu thức:

thời gian, loại tiền, tính chất tiền gửi… Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích biết được quy mô, tốc độ tăng trưởng của từng loại nguồn vốn huy động theo từng tiêu thức. Từ đó nhận xét mặt mạnh, mặt yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động để đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.

 Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng: ngân hàng

huy động vốn từ nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau nhƣng nguồn vốn ổn định nhất vẫn là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ, do đó nguồn vốn huy động của ngân hàng đƣợc coi là ổn định khi nguồn huy động từ tiền gửi từ dân cƣ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

 Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động: ngân hàng huy động vốn theo hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ ổn định nhất so với các hình thức khác. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phát triển nguồn huy động từ tiền gửi thanh toán vì nguồn này mặc dù không ổn định nhƣng có chi phí thấp và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua dịch vụ thanh toán hộ.

 Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn: nguồn vốn của ngân hàng đƣợc coi là ổn định khi nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các nguồn vốn huy động ngắn hạn bởi vì ngân hàng có thể mang nguồn vốn trung dài hạn đi đầu tƣ trung và dài hạn.

Chi phí huy động vốn

Chúng ta không thể nói rằng một ngân hàng thương mại có hiệu quả huy động vốn cao cho dù nó có nguồn vốn tăng trưởng ổn định nhưng chi phí huy động lại quá cao. Do đó, chi phí huy động là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Chi phí huy động đƣợc đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân, lãi suất huy động của từng nguồn và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh NEC. Lãi suất huy động càng cao thì càng kích thích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, nếu lãi suất đầu vào đã cao thì sẽ tác động không tốt đến lãi suất đầu ra và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, cái khó của ngân hàng là tìm ra lãi suất hợp lý để vẫn có thể huy động đƣợc vốn vào và vẫn cho vay đƣợc, thu đƣợc lợi nhuận. Để giảm chi phí huy động thì ngân hàng không nhất thiết phải giảm lãi suất của từng nguồn mà có thể chỉ cần thay đổi cơ cấu huy động một cách hợp lý.

Các chỉ tiêu khác:

Ngoài các chỉ tiêu chính ở trên, hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu như:

- Thời hạn huy động vốn hợp lý - Hệ số sử dụng vốn

- Mức độ thuận tiện cho khách hàng khi gửi và rút tiền ...

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)