Về sản phẩm, dịch vụ tiền gửi

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

3.4 GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG

3.4.3 Về sản phẩm, dịch vụ tiền gửi

Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm, dịch vụ một cách phù hợp và hiệu quả. Cụ thể:

 Ngoài các hình thức huy động vốn đã có sẵn, ngân hàng cần phải nghiên cứu và đƣa ra các hình thức huy động vốn mới. Hiện nay, Ngân hàng cần phát triển các hình thức sản phẩm mới sau:

 Hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần: từ giao dịch thực tế tại SCB cho thấy nhiều khách hàng có nhu cầu mở tiết kiệm với định kỳ gửi hàng tháng, hàng tháng khách hàng có nhu cầu nộp thêm vào sổ tiết kiệm này, đây là nhu cầu gửi tiết kiệm tích lũy, hiện tại SCB chƣa có sản phẩm này. Do đó, khi sổ tiết kiệm

đến hạn thì khách hàng mới đƣợc nộp thêm tiền và khi đó SCB sẽ tất toán sổ tiết kiệm cũ, mở sổ tiết kiệm mới cho khách hàng. Việc này làm tốn thời gian, chi phí với thủ tục rườm rà gây bất tiện cho khách hàng. Do đó, SCB cần nghiên cứu tạo ra một sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu này của khách hàng. Ngân hàng sử dụng hình thức gửi nhiều lần rút một lần sẽ làm giảm bớt thủ tục cho khách hàng khi gửi, thu hút đƣợc các khoản tiền nhàn rổi từ khách hàng, tạo nguồn tiền ổn định cho ngân hàng.

 Sử dụng công cụ tiền gửi có mục đích: là hình thức tiết kiệm trung, dài hạn. Khi khách hàng mang tiền gửi vào ngân hàng dưới hình thức này thì giữa ngõn hàng và khỏch hàng đều biết rừ mục đớch của việc gửi tiền. Đối tƣợng chủ yếu của hình thức này là người có thu nhập thấp nhưng ổn định có dự định chi tiêu trong tương lai, có nhu cầu mua sắm tài sản có giá trị lớn nhưng mức tiết kiệm của họ trong thời gian ngắn không thể đáp ứng đƣợc. Do biết đƣợc mục đích gửi tiền của khách hàng, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng về thời gian và phương thức gửi tiền.

 Hình thức tiền gửi liên kết với bảo hiểm: Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) là loại hình phân phối bảo hiểm kết hợp giữa Công ty Bảo hiểm và ngân hàng, ra đời nhằm mang đến cho khách hàng đang tham gia các dịch vụ tài chính tại ngân hàng sự bảo vệ tài chính trước những rủi ro ngoài ý muốn. Loại hình phân phối này đã và đang phát triển mạnh tại một số nước nhưng nhìn chung vẫn đang rất mới mẻ với thị trường Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, đời sống xã hội ngày càng đƣợc nâng cao nên nhu cầu đƣợc bảo đảm trong tương lai ngày càng cao. Do đó thị trường Việt Nam đối với loại hình sản phẩm này hiện tại rất tiềm năng, SCB cần nhanh chóng phát triển loại hình sản phẩm này, đƣa ra nhiều sản phẩm tiền gửi liên kết với bảo hiểm nhƣ: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm an toàn cá nhân, bảo hiểm xe ô tô,…

 Hình thức tiền gửi đầu tƣ: Nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm của SCB, giúp cho khách hàng có thêm nhiều giải pháp quản lý tài chính cho mình,

đồng thời gia tăng nguồn vốn huy động cho SCB. Ngoài các sản phẩm tiền gửi truyền thống, SCB nên phát triển thêm các sản phẩm đầu tƣ với đối tƣợng khách hàng hướng đến là khách hàng chấp nhận được rủi ro với mức lãi suất cao. Hình thức này đã áp dụng ở nhiều ngân hàng trên thế giới và trở thành loại sản phẩm phổ biến trong danh mục sản phẩm của những ngân hàng này.

 Đa dạng hóa sản phẩm theo đối tƣợng khách hàng. Hiện nay, SCB cung cấp sản phẩm dịch vụ chủ yếu dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vì vậy cần có những sản phẩm, dịch vụ thu hút khách hàng doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh nguồn vốn từ TCKT hơn nữa.

 Mở rộng thêm nhiều sản phẩm tiền gửi thanh toán nhằm tăng thêm nhiều tiện ích cho khách hàng cụ thể: phát triển thêm nhiều loại tài khoản thanh toán theo từng đối tƣợng khách hàng nhƣ: tài khoản thanh toán dành cho sinh viên, tài khoản thanh toán dành cho khách hàng doanh nhân, tài khoản thanh toán dành riêng cho khách hàng VIP của SCB với điều kiện là mức duy trì bình quân của số dƣ trong tài khoản và mức ƣu đãi khác nhau, lãi suất bậc thang theo số dƣ duy trì.

Nghiên cứu, triển khai sản phẩm mới chỉ là bước đầu tiên, điều quan trọng là phải có đƣợc cách thức để bán những sản phẩm mới. SCB nên đầu tƣ cũng nhƣ đào tạo một đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn, kỹ năng tƣ vấn chuyên nghiệp, giỳp người tiờu dựng nhận thức rừ hơn về bản chất sản phẩm cú thể bỏn sản phẩm một cách hiệu quả. Ngoài ra, công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm là việc không thể thiếu trong quá trình xâm nhập thị trường mới của SCB.

3.4.3.2 Về dịch vụ hỗ trợ huy động tiền gửi

Hiện nay nguồn tiền gửi thanh toán tại SCB chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động. Vì vậy SCB cần gia tăng quy mô nguồn tiền gửi thanh toán thông qua các biện pháp sau:

 Xây dựng chính sách phí dịch vụ hấp dẫn: SCB cần xây dựng chính sách phí có tính cạnh tranh so với thị trường. Bao gồm phí chuyển tiền, phí dịch vụ ATM, phí dịch vụ thu hộ, phí quản lý tài khoản... Thường xuyên có chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm phí dịch vụ thanh toán cho các đơn vị hoặc cá nhân thường xuyên

sử dụng dịch vụ thanh toán, các tài khoản có số dƣ duy trì cao trong một thời gian nhằm tăng sự hài lòng cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ của SCB và thu hút khách hàng mới mở tài khoản tại SCB.

 Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ: Internet Banking, SMS Banking, thanh toán hóa đơn….đảm bảo kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt, dịch vụ ATM cần tiếp tục hoàn thiện chất lượng, xử lý sự cố, thường xuyên bảo trì, quản lý chặt chẽ các máy ATM trong toàn hàng, đảm bảo tất cả các máy ATM luôn đƣợc tiếp quỹ đầy đủ để sẵn sáng phục vụ khách hàng. Ngoài ra, cần tiếp tục cải thiện và gia tăng các tiện ích, chức năng trên máy rút tiền tự động nhƣ: dịch vụ thanh toán vé máy bay, dịch vụ gửi tiết kiệm tại máy rút tiền tự động, thanh toán tiền điện, nước, thanh toán tiền điện thoại....

 Tăng cường tìm kiếm hợp tác với các đối tác thanh toán thẻ SCB để gia tăng ƣu đãi nhằm kích thích cho khách hàng sử dụng thẻ SCB để thanh toán cho việc chi tiêu, mua sắm. Đi đôi với tăng lƣợng máy ATM, phát triển lƣợng máy POS tại các nhà hàng, khách sạn, shop mua sắm tiêu dùng thì cần soát xét lại từng vị trí đặt máy đảm bảo yêu cầu hiệu quả, an toàn, trang trí đặc trưng thương hiệu thẻ của SCB và khai thác triệt để quảng cáo hình ảnh thương hiệu SCB trên màn hình chờ của máy.

Xây dựng chính sách marketing quảng bá dịch vụ thẻ sao cho ấn tƣợng để khách hàng chú ý sử dụng thẻ.

 Đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong nước: Thực hiện các giao dịch chuyển tiền chính xác, nhanh chóng, đáp ứng ngay nhu cầu khách hàng khi khách hàng ra lệnh thanh toán đối với cả giao dịch tại quầy và giao dịch qua Internet. Hiện nay SCB đã hợp tác song phương với các Ngân hàng có mạng lưới rộng như: Ngân hàng BIDV, VCB, Vietinbank, Argribank nhằm chuyển nhanh chóng các món chuyển tiền đến các Tỉnh, thành phố không có điểm giao dịch của ngân hàng SCB.

 Phát triển các dịch vụ khác nhƣ: tƣ vấn tài chính, quản lý tài sản, dịch vụ kiều hối, thanh toán quốc tế,...Việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, vừa đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, vừa giúp ngân hàng phát triển đƣợc nguồn vốn huy động.

Tóm lại, khi các chương trình dịch vụ hỗ trợ huy động vốn được thực hiện tốt, SCB có thể vừa tăng thu đƣợc từ phí dịch vụ, vừa tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, giúp cải thiện cơ cấu huy động vốn theo hướng hợp lý, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)