3.3. Đánh giá tính bền vững của phát triển nơng nghiệp ở các tỉnh trung du miền nú
3.3.3. Bền vững về môi trường
Trong q trình phát triển nơng nghiệp thời gian qua các địa phương ở vùng trung du miền núi phía Bắc cũng đã tích cực vận động người dân thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ mơi trường và cũng đã thu được một số kết quả trong lĩnh vực này:
- Nhiều loại cây trồng con vật ni q, có giá trị kinh tế cao đã được giữ gìn, bảo vệ và nhân rộng sản xuất để cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước như: chè, cam, quýt, bưởi, mận, vải, quế, hồi, các loại cây thuốc, các loại rau và hoa v.v. Đồng thời, cũng đã nghiên cứu, nhập và lai tạo nhiều giống cây trồng, con vật ni mới có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của các địa phương trong vùng để sản xuất, tạo ra các sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao cung cấp cho thị trường. Từ đó tăng thu nhập cho người dân như các loại Hoa, và rau ôn đới, cá tầm, cá hồi, cây cao su v.v. Việc làm này vừa giữ gìn, bảo vệ lại vừa làm phong phú thêm sự đa dạng sinh học của vùng.
- Nhờ sự quan tâm đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước trong đó đặc biệt là chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và chính sách giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, sử dụng (cả vùng đã giao đất lâm nghiệp cho hộ nơng dân quản lý, sử dụng khoảng 3.500 nghìn ha. Các tỉnh đạt tỷ lệ giao cao là Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu. Riêng tỉnh Hịa Bình đã giao gần hết đất lâm nghiệp địa phương có). Phong trào trồng rừng mới, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, không xâm phạm các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các vườn quốc gia v.v. được phát động mạnh mẽ và duy trì thường xuyên ở nhiều cộng đồng dân cư trong vùng.
Nhờ đó, diện tích rừng được phục hồi tương đối nhanh, độ che phủ của rừng đã tăng lên khá cao. Chúng ta biết năm 1943 độ che phủ của rừng ở nước ta là 43% (vùng núi phía Bắc trên 50%), nhưng đến năm 1993 chỉ còn 28%. Thế mà đến năm 2008 tồn vùng trung du miền núi phía Bắc độ che phủ của rừng đã đạt 47,2%, đến năm 2010 đạt 48,8%, trong đó có những tỉnh đạt tỷ lệ rất cao như: Tuyên Quang 64,2%, Bắc Kạn 58,7%, Yên Bái 58,1% v.v.
Độ che phủ của rừng tăng đã góp phần đáng kể vào việc giữ vững nguồn nước và hạn chế q trình rửa trơi, xói mịn đất do mưa lũ gây ra.
Việc phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, phong tục của địa phương góp phần tích cực cho phát triển bền vững về mơi trường, đồng bào Mơng tại huyện Xín Mần, Hà Giang coi “rừng cúng” của thôn là rừng thiêng nên bảo vệ rất nghiêm
ngặt theo hương ước do thơn đề ra, nó được truyền qua nhiều thế hệ bằng miệng. Hương ước quy định cấm mọi người dân trong thôn kể cả người ngồi khơng được vào rừng cúng chặt cây, lấy củi, chăn thả gia súc vào rừng, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt. Hàng năm, vào dịp lễ hội cúng rừng, thơn cịn quy định mỗi hộ trong thôn phải trồng từ 1 đến 5 cây vào khu vực rừng cấm, nhằm phát triển rừng tốt hơn.
Tuy nhiên, do trình độ dân trí và ý thức của người dân cịn thấp, phương thức canh tác lạc hậu, đồng thời do tác động ngày càng mạnh của biến đổi khí hậu, nên mơi trường của vùng trung du miền núi phía Bắc diễn biến khá phức tạp và theo chiều hướng xấu:
- Người dân trong quá trình sản xuất đã lạm dụng quá mức việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích sinh trưởng phát triển cây trồng, con vật nuôi, các chất bảo quản sản phẩm. Đồng thời, do lối sống lạc hậu nên các loại chất thải trong đời sống của con người cũng như của gia súc xả bừa bãi ra môi trường, do đó nguồn đất và nguồn nước trong vùng bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
- Vì quyền lợi trước mắt, nhiều người dân đã tìm cách chặt phá rừng hoặc khai thác bừa bãi các sản phẩm của rừng, làm cho chất lượng của rừng giảm đáng kể. Diện tích rừng bị cháy của rừng vẫn có xu hướng gia tăng (biểu 3.21)
- Do tác động của con người, của biến đổi khí hậu nên tình trạng xói mịn, rửa trơi, lỡ đất và lũ quét diễn ra trên địa bàn mỗi năm một tăng và sự tàn phá của nó ngày càng dữ dội. Do độ dốc của vùng lớn nên trong 6 tháng mùa mưa đất bị trơi, lở rất lớn, bình qn 1ha/1 năm trơi từ 100-150 tấn đất. Ở Mường Tè (Lai Châu), Yên Sơn (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái) mưa rào đầu vụ đã làm trược cả tầng đất mặt (dày 1 mét) đang trồng lúa, ngô xuống chân dốc. Riêng lũ quét xảy ra thường xuyên ở vùng này từ năm 2001 đến 2010 cả nước đã xảy ra 151 trận lũ quét trong đó vùng trung du miền núi phía Bắc chiếm 30%. Điển hình là vụ xảy ra ngày 9/8/2008 tại thôn Tùng Chỉn 1 - xã Trịnh Tường - huyện Bác Xát - tỉnh Lào Cai đã vùi lấp 21 ngôi nhà, làm chết 19 người. Mới đây nhất ngày 6/9/2013 lũ quét đã xảy
ra ở bản Khoang - Sa Pa - Lào Cai làm 9 người chết, hàng chục người khác bị thương. Tổng thiệt hại do lũ quét ở Lào Cai năm 2013 ước khoảng 230 tỷ đồng v.v
Bảng 3.12: Diện tích rừng bị cháy ở các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012
Đơn vị tính: ha STT Tỉnh 2000 2003 2005 2007 2009 2010 2012 1 Hà Giang 6,0 113,7 66,5 97,8 381,0 660,1 60,9 2 Cao Bằng 47,0 190,3 64,9 75,8 95,7 433,0 40,3 3 Bắc Kạn 10,2 14,5 3,4 4,9 16,0 43,0 68,6 4 Tuyên Quang 2,1 97,1 32,1 82,6 5,0 9,3 2,2 5 Lào Cai 92,6 110,0 28,7 43,0 27,0 794,0 99,5 6 Yên Bái 3,4 274,1 190,1 709,2 201,4 917,9 22,9 7 Thái Nguyên 2,7 5,0 3,5 21,0 15,0 26,1 18,0 8 Lạng Sơn 268,2 544,0 85,8 251,8 144,8 164,0 51,4 9 Bắc Giang 5,8 34,2 17,2 59,0 23,9 28,1 23,3 10 Phú Thọ 2,0 332,0 8,9 13,9 - 45,6 - 11 Điện Biên 47,3 313,6 876,9 151,8 34,6 32,4 85,4 12 Lai Châu 156,4 360,2 71,7 330,4 - 13 Sơn La 20,5 71,0 238,0 1188 103,0 548,3 72,1 14 Hồ Bình 0,1 715,0 208,0 - 5,2 53,2 25,3 15 Toàn vùng 507,9 2.814,0 1.980,4 3.059 1.124,3 4.085,4 569,9 16 Cả nước 1.045,9 5.510,6 6.829,3 5.136,4 1.658,0 6.723,3 1.324,9 17 % so với cả nước 48,6 51,1 29,0 59,6 67,8 60,8 43,0
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012.
Bảng trên cho thấy trừ năm 2005 diện tích rừng bị cháy của vùng trung du miền núi phía Bắc chỉ chiếm 29% diện tích rừng bị cháy của cả nước, còn các năm khác đều xấp xỉ 50% trở lên. Đặc biệt, năm 2009, tỷ lệ này lên đến 67,81% và năm 2010 tới 60,71%. Năm 2012, diện tích rừng bị cháy của vùng giảm nhiều, song so với cả nước vẫn ở mức cao, 43%.
Tóm lại có thể khẳng định sản xuất nơng nghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc thời gian qua đã có sự phát triển tương đối khá, và dần theo hướng bền vững, song mức độ bền vững còn khá thấp.