Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 121 - 123)

4.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước có thể tác động đến phát triển bền vững

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Có thể dự báo rằng từ nay đến năm 2020 nền kinh tế thế giới sẽ có những biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường. Hồ bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn của thời đại, nhưng các xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như nghèo đói, dịch bệnh, ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu, tình trạng an ninh lương thực, cạn kiệt tài nguyên, thiếu hụt năng lượng... buộc các quốc gia, trong đó có nước ta phải có chính sách ứng phó thích hợp.

Kinh tế thế giới đang xuất hiện nhiều vấn đề mới sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu vừa qua như: khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam; lạm phát cao, nhất là ở các nước đang phát triển và mới nổi; bảo hộ thương mại có xu hướng quay trở lại và phát triển thêm các phương thức mới..., Tất cả những điều đó khơng những làm chậm q trình phục hồi, mà cịn tạo ra nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thối mới. Những bất ổn kinh tế vĩ mơ nói trên ngày càng tạo ra áp lực đối với Chính phủ các nước trong việc đẩy mạnh quá trình đổi mới kinh tế gắn với phát triển bền vững. Chính vì thế, quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính tồn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, phát triển “kinh tế xanh”.

Tồn cầu hố kinh tế tiếp tục phát triển về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trị ngày càng lớn; quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tuỳ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Các quốc gia đang phát triển sẽ có sự cạnh tranh gay gắt trong việc xuất khẩu và giành thị phần tiêu thụ hàng hoá trong nước, cũng như trong việc thu hút FDI.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, ở đây vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là việc tranh giành ảnh hưởng, tranh giành chủ quyền biển, đảo, tài nguyên... Vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển Đông ngày càng trở nên phức tạp hơn. Các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc lại có biên giới chung rất dài với nước CHND Trung Hoa và nước CHDCND Lào, bên cạnh thuận lợi là có điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế, cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc đối phó với các hành động phá hoại do các thế lực thù địch với nước ta lợi dụng sự giao lưu này gây ra.

Kinh tế tri thức phát triển nhanh dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Nền kinh tế tri thức ra đời và phát triển đã đặt con người và trí thức trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển, đồng thời cũng là lợi thế của mỗi quốc gia.

Tóm lại, trong giai đoạn tới, kinh tế thế giới sẽ có những diễn biến khá phức tạp và xuất hiện nhiều vấn đề mới trong xu thế phát triển bền vững, hội nhập, hợp tác và cạnh tranh. Sự liên kết ngày càng chặt chẽ và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, một mặt tạo ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển, nhưng mặt khác cũng tạo ra những khó khăn và thách thức mới, khiến cho những biến động tiêu cực và khủng hoảng kinh tế dễ lan toả và tác động sâu rộng hơn.

Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động đan xen, nhiều chiều đến phát triển bền vững nông nghiệp của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. [4]

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)