Có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của sản xuất nơng nghiệp, song quy tụ lại, có 4 nhóm nhân tố sau đây:
-Thứ nhất, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên
Sản xuất nơng nghiệp được tiến hành chủ yếu ở ngồi trời, tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của nông nghiệp là đất đai và đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các loại cây trồng, các con vật nuôi, chúng là những cơ thể sống, nên rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường sống. Chính vì thế, các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đất đai (kể cả đất rừng), nguồn nước và thời tiết khí hậu, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển theo hướng bền vững của nông nghiệp. Đất đai phì nhiêu, nguồn nước dồi dào, thời tiết- khí hậu ơn hồ sẽ làm cho các loại cây trồng, các con vật nuôi phát triển tốt, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Sản xuất nông nghiệp được mùa sẽ làm cho thu nhập của người nông dân ngày một cao và ổn định, từ đó họ có điều kiện để cải thiện nhanh đời sống vật chất và tinh thần cho họ và gia đình. Ngược lại, đất đai cằn cỗi, độ màu mỡ thấp, nguồn nước hạn chế, thời tiết-khí hậu khắc nghiệt, diễn biến thất thường sẽ tác động rất xấu đến sản xuất nông nghiệp. Năng suất các loại cây trồng, các con vật ni sẽ thấp, nhiều khi cịn bị mất trắng, dẫn đến thu nhập của người nông dân bấp bênh và vì thế đời sống sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều đáng quan ngại là do sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người, nên điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia biến đổi theo hướng ngày càng xấu đi. Hạn hán, lũ lụt, bão, nước biển dâng, sâu bệnh và dịch bệnh.v.v. diễn ra ngày càng dày hơn, cường độ tàn phá ngày càng nặng nề hơn.
-Thứ hai, các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế
vững sản xuất nơng nghiệp, trong đó quan trọng là các nhân tố sau đây:
+Kết cấu hạ tầng chung của quốc gia hoặc từng vùng, từng địa phương, trong đó giữ vai trị quyết định là hệ thống giao thơng, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống cung cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc. Nếu kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, sẽ giúp cho nơng nghiệp có điều kiện mở mang các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tiếp cận thuận lợi với các thị trường trong và ngoài nước (kể cả việc tiếp cận với các máy móc, thiết bị, vật tư, với cơng nghệ phục vụ đầu vào của sản xuất, lẫn việc tiêu thụ các sản phẩm làm ra).
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là: Hệ thống tưới tiêu nước, hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ làm đất, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch các loại sản phẩm, hệ thống cất trữ, bảo quản và chế biến các sản phẩm làm ra. Nếu cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp được xây dựng đồng bộ và hiện đại sẽ giúp ngành này nâng cao nhanh năng suất lao động cũng như chất lượng của các loại sản phẩm làm ra.
+ Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp, đáng chú ý là các chính sách: Đất đai, tín dụng, khoa học-cơng nghệ, giá cả, thuế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.v.v. Nếu chính sách của Nhà nước hợp lý, sẽ giúp người nơng dân tích cực đầu tư thâm canh sản xuất, từ đó nâng cao nhanh năng suất các loại cây trồng, các con vật nuôi và chất lượng sản phẩm của chúng, làm cho giá trị sản xuất thu được trên một đơn vị diện tích ngày một tăng và bảo vệ được các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại, chính sách khơng hợp lý, người nơng dân sẽ nặng về việc khai thác, bóc lột các nguồn tài nguyên thiên nhiên để thực hiện việc mưu sinh. Kết cục là các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và người nông dân vẫn khơng thốt khỏi vịng nghèo đói.
+ Phương thức canh tác của người nơng dân có vai trị quyết định đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Nếu phương thức canh tác tiên tiến, theo con đường thâm canh và chuyên canh là chính, thì sản xuất nơng nghiệp sẽ phát triển nhanh, hiệu quả mang lại cao, mơi trường tự nhiên được giữ gìn và bảo vệ. Ngược lại, phương thức canh tác lạc hậu, đốt nương-làm rẫy, quảng canh là chính thì sản
xuất sẽ thấp kém, đời sống của người nơng dân sẽ khó khăn và mơi trường tự nhiên sẽ thường xuyên bị tàn phá.
+ Sự phát triển của hệ thống thị trường (kể cả trong và ngồi nước) tác động vơ cùng mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Sự tác động của thị trường luôn diễn ra theo hai hướng trái ngược nhau, tức là tích cực và tiêu cực. Nếu nhu cầu của thị trường là nhu cầu đích thực, tức là nhu cầu chính đáng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, thì nó sẽ tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích nơng nghiệp khai thác hợp lý, có hiệu quả mọi nguồn lực, trước hết là các nguồn lực tự nhiên để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất- kinh doanh, giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Ngược lại, nhu cầu của thị trường là nhu cầu giả tạo, nhu cầu tạo dựng theo những mưu đồ xấu sẽ dễ làm cho nơng nghiệp khai thác bừa bãi, thậm chí cịn tàn phá, huỷ hoại các nguồn tài nguyên trong quá trình phát triển.
-Thứ ba, các nhân tố thuộc điều kiện xã hội
Nhóm nhân tố thuộc điều kiện xã hội có tác động đến sự phát triển bền vững nơng nghiệp có khá nhiều, song đáng lưu ý là hai nhân tố sau đây:
+ Sự phân bố của dân cư. Thông thường, nơi nào dân cư sống tương đối tập trung, thì mới có điều kiện để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cũng như cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Những nơi dân cư sống thưa thớt, cách biệt sẽ rất khó, vì đầu tư q tốn kém và hiệu quả rất thấp.
+Trình độ dân trí của người dân, trước hết là của nơng dân. Nếu trình độ dân trí của người dân cao, họ có điều kiện nắm bắt các tiến bộ mới về khoa học-công nghệ, về quản lý để áp dụng vào sản xuất, giúp cho nông nghiệp phát triển nhanh theo hướng bền vững. Ngược lại, trình độ dân trí của người dân thấp, họ sẽ ln duy trì phương thức canh tác lạc hậu, làm cho sản xuất nơng nghiệp khó đi theo hướng phát triển bền vững.
-Thứ tư, các nhân tố về điều kiện văn hóa
Các yếu tố về văn hóa bao gồm các phong tục, tập quán canh tác của từng địa phương, các nhóm dân tộc khác nhau có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nông nghiệp. Các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều có những phong tục, tập quán riêng, đặc trưng của dân tộc mình liên quan đến sản xuất nơng nghiệp, ví dụ như sử dụng cây ngô nếp và cây lúa nương được coi là cây lương thực thay thế khi mùa lúa bị thất thu hay việc khai khẩn các sườn đất dốc thành ruộng bậc thang giúp người dân có đất canh tác lúa, tiết kiệm nguồn nước. Tại một số địa phương, đồng bào đã lợi dụng ruộng lúa lúc nào cũng có nước để kết hợp thả cá, bên cạnh việc tận dụng được diện tích nước để ni cá thì khi con cá kiếm ăn, đã sục bùn cho lúa và làm hạn chế cỏ dại mọc.