Nhắc tới Bắc Giang là người ta nhớ tới vùng đất văn hiến lâu đời, đồng thời cũng là nơi đất lành với nhiều hoa thơm trái ngọt. Trong số các sản vật nổi tiếng không thể không nhắc tới Vải thiều mà đặc biệt hơn là Vải thiều Lục Ngạn.
Vải thiều Lục Ngạn đã trở thành đặc sản phẩm nổi tiếng trong và ngồi nước hình thành nên vùng cây ăn quả tập trung tại Bắc Giang mà thủ phủ là Lục Ngạn, với diện tích khoảng 40.000ha, đạt sản lượng hàng năm 250.000 tấn (Lục Ngạn trên 150.000 tấn). Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hố; chính quyền địa phương đã và đang chủ động phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu khoa học triển khai thâm canh, xản xuất Vải thiều theo quy trình VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm Vải thiều sạch và đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vải thiều được dùng như thực phẩm hàng ngày như: Vải tươi, Vải sấy khơ, Vải đóng hộp; ngồi ra Vải thiều cịn làm nên nhiều vị thuốc tốt cho sức khoẻ con người: chữa tiêu chảy, viêm miệng, mụn nhọt, đau răng, làm đẹp da…Hiện nay Vải thiều Lục Ngạn không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất sang thị trường nước ngồi: EU, Trung Quốc, Đơng Âu.
Phụ lục số 6: Phát triển ni bị tại Mộc Châu
Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề ni bị sữa.
Nhiều hộ đã trở thành "tỷ phú chân đất" với thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Trong hai ngày 22, 23-3, phóng viên Hanoimoi có mặt tại thị trấn Mộc Châu đã tận mắt mục sở thị và không khỏi ngỡ ngàng với những "đại gia nơng dân".
Có tới thăm trang trại chăn ni bị sữa của các hộ nông dân ở thị trấn Mộc Châu, mới thấy người nông dân nơi đây nhiệt tình và coi con bị sữa như một tài sản quý báu thế nào. Với độ cao 1.050m so với mực nước biển, Mộc Châu khơng chỉ nổi tiếng về khí hậu mát mẻ mà cịn có nhiều sản vật đặc sắc, trong đó có sữa bị. Nghề chăn ni bị sữa đã tạo nên diện mạo nông thôn mới trù phú tại vùng cao nguyên này. Mộc Châu có truyền thống hơn nửa thế kỷ phát triển chăn ni bị sữa. Vì vậy, số lượng đàn bị sữa ở Mộc Châu tăng lên hằng năm và năng suất sữa ngày càng đạt chất lượng cao với năng suất trung bình 23,5kg/con/ngày. Bên cạnh đó, quy mơ các hộ chăn ni tăng đều, hiện đạt bình qn 20-25 con/hộ, hộ ni nhiều nhất có 180 con. 100% hộ chăn ni đã mua sắm, trang bị đủ máy cắt cỏ, máy vắt sữa và máy tắm bò; 90% hộ đã trang bị máy thái băm thức ăn, có 85 hộ đã đầu tư mua máy cơ giới canh tác nông nghiệp, nhiều hộ đã mua sắm ô tô bán tải để phục vụ sản xuất.
Trong khuôn viên trang trại 7,2ha, ông Nguyễn Văn Quất, tiểu khu 84, thị trấn Mộc Châu, giọng đầy tự hào: "Ngày mới đặt chân lên đất Mộc Châu với hai bàn tay trắng, mới đó đã hơn 30 năm, nay tơi có cơ ngơi trị giá hơn 20 tỷ đồng. Với quy mơ 180 con bị sữa, trong đó 100 con cho khai thác, mỗi tháng trừ chi phí, gia đình ơng thu lãi hàng chục triệu đồng". Anh Nguyễn Văn Chiến, tiểu khu số 70, cho biết: "Gia đình tơi mới bắt đầu ni bị từ năm 2008, hiện đang có 15 con, trong đó 7 con cho khai thác sữa. Trong những năm tới, khi cả 15 con cho khai thác sữa, số tiền thu về kha khá".
Hiện nay, những hộ có thâm niên chăn ni bị sữa, thu nhập hằng tháng vào loại "khủng", từ vài chục đến cả trăm triệu đồng, khơng hiếm ở Mộc Châu; Đơn cử như gia đình anh Hà Văn Tới, gia đình anh Nguyễn Viết Thái...
Phụ lục số 7: Đề án phát triển trồng dược liệu tại Hà Giang
Chính phủ vừa có văn bản chấp thuận cho tỉnh Hà Giang lập Dự án trồng cây dược liệu gắn với cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo tại sáu huyện trong chương trình 30A của tỉnh, bao gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Ðồng Văn, Hồng Su Phì, Xín Mần.
Hiệu quả bước đầu
Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều loại dược liệu quý, mỗi năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng nghìn tấn sản phẩm dược liệu như quế, hồi, thảo quả, hịe, địa liền, hương nhu, ích mẫu, đương quy, địa hồng, bạch chỉ, bạc hà, bạch truật... Tuy nhiên, tình trạng phá rừng và khai thác tràn lan đang làm cạn kiệt nguồn dược liệu quý hiếm này và hiện nay, Việt Nam phải nhập phần lớn dược liệu từ nước ngoài với giá cao hơn trong nước rất nhiều và chất lượng chưa được bảo đảm. Trong khi đó, người dân Việt Nam có truyền thống sử dụng các loại thuốc y học cổ truyền và các bài thuốc dân gian để điều trị hoặc bồi bổ sức khỏe. Các đơn vị sản xuất dược hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu của người dân, nhất là dược liệu sạch và bảo đảm chất lượng.
Theo Viện Dược liệu - Bộ Y tế, trong tổng số 3.948 loài cây thuốc trong nước, có gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong rừng, chỉ có hơn 10% là cây thuốc trồng. Vì thế, việc đầu tư xây dựng những vùng nguyên liệu để trồng và sản xuất các loại dược liệu đặc sản đang được đặt ra, nhất là với các địa phương có điều kiện địa lý và khí hậu phù hợp.
Ðể hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu thu hái tự nhiên và nhập khẩu, nhiều công ty dược trong nước đã và đang gây dựng những vùng nguyên liệu để chủ động trong việc phát triển nền đông dược hiện đại, đồng thời tạo điều kiện giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Sau thời gian khảo sát, nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nhân lực, đầu năm 2012: Công ty Cổ phần Thương mại cơng nghệ Bình Minh triển khai dự án
"Rau, hoa, cây dược liệu" tại xã Quyết Tiến (huyện Quản Bạ). Ðể triển khai dự án nói trên, cơng ty đã đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng, mở các lớp tập huấn kỹ thuật từ hai đến ba tháng cho người lao động là người dân tộc thiểu số tại địa phương... Bên cạnh đó, cơng ty áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến xây dựng quy trình sản xuất các loại cây dược liệu quý, từ quy trình sản xuất cây giống và dược liệu thành phẩm đến các quy trình sản xuất cây dược liệu cho từng loại... Ðồng thời, xây dựng mạng lưới sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Với quy mô sản xuất 100 ha, khoảng 30 giống dược liệu đã được trồng, trong đó có 20 giống thuộc danh mục dược liệu khuyến khích sản xuất của Bộ Y tế.
Theo quan sát, những lớp đất nhiều đá, sỏi được làm tơi xốp và lên luống. Từ những hố nhỏ, từng khóm thảo quả, hương thảo, ấu tẩu, giảo cổ lam... đã bén rễ, xanh tốt. Dù mới đi những bước đầu tiên, nhưng người dân và chính quyền địa phương đã có niềm tin vào thành cơng của dự án. Trao đổi với chúng tôi, chị Trần Thị Vân (dân tộc Tày) và chị Dương Thị Chuyên (dân tộc Nùng), công nhân của dự án, cho biết: Công việc hằng ngày của NCS là nhổ cỏ, làm đất tơi xốp và lên luống, đào hố trồng cây. Không được dùng thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu vì ảnh hưởng đến chất lượng cây thuốc.
Quy hoạch và phát triển vùng trồng dược liệu
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có hơn 1.000 lồi dược liệu với tổng diện tích 7.939 ha, tiêu biểu như: thảo quả, hương thảo, giảo cổ lam, đỗ trọng, đương quy, thiên niên kiện... Cây dược liệu được phân bố tại tất cả các huyện trong tỉnh, tập trung tại một số xã vùng cao: Lao Chải, Xín Chải (Vị Xuyên); Tả Ván, Tùng Vài, Thái An (Quản Bạ); Pờ Ly Ngài, Tả Sử Chng, Ðản Ván (Hồng Su Phì). Thị trường tiêu thụ dược liệu trên địa bàn tỉnh Hà Giang những năm gần đây khá sôi nổi, với nhiều chủng loại. Trong khi đó, việc quản lý, phát triển cây dược liệu chưa tốt; sự phát triển mang tính tự phát, thiếu định hướng phát triển bền vững; sản xuất chủ yếu phụ thuộc thị trường tiêu thụ, thiếu ổn định, phần lớn tiêu thụ qua đường tiểu ngạch sang các nước lân cận. Nhiều loài cây thảo dược
phát triển tự nhiên, bị khai thác quá mức có nguy cơ tuyệt chủng như: củ khúc khắc, hà thủ ô, thiên niên kiện...
Từ quá trình khảo sát, trên quan điểm phát triển cây dược liệu nhằm bảo tồn các nguồn gien quý, dần hình thành các vùng sản xuất nơng - lâm nghiệp kết hợp, góp phần tăng hệ số sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý; tỉnh Hà Giang đã có định hướng phát triển cây dược liệu từ nay tới năm 2015. Cụ thể: tiếp tục cải tạo, chăm sóc tốt 6.433 ha diện tích cây dược liệu hiện có; tiến hành trồng mới 10.000 ha, chú trọng, đẩy mạnh phát triển đối với sáu huyện được Chính phủ chấp thuận lập Dự án trồng cây dược liệu gắn với cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, là: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Ðồng Văn, Hồng Su Phì, Xín Mần. Ðể góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, cùng với việc trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tỉnh Hà Giang xác định phát huy cao nhất diện tích đất dưới tán rừng để duy trì, bảo tồn và phát triển lợi thế cây dược liệu ở khu vực này. Trồng và sản xuất thành công các sản phẩm dược liệu sẽ thu hút và đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan, du lịch và là hướng đi đúng đắn, khả thi trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhằm mang lại lợi nhuận cao, tăng tính ổn định, bền vững hệ sinh thái rừng và không ảnh hưởng quỹ đất của các loại cây trồng khác.
Như vậy, với việc triển khai dự án quy mô 10.000 ha tại sáu huyện trong Chương trình 30A trên địa bàn tỉnh Hà Giang, sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 50 nghìn lao động hằng năm, góp phần tăng mức thu nhập bình quân của tỉnh (mức thu mua dược liệu dự kiến từ 150 đến 200 triệu đồng/ha). Và, cùng với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và huyện về việc ổn định đời sống dân cư; việc triển khai dự án trồng dược liệu nói trên sẽ góp phần giúp người dân không chỉ trong vùng dự án mà cả các vùng lân cận yên tâm, gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa chính quyền và nhân dân trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; góp phần vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo ở những huyện nghèo, nhất là những huyện vùng cao, vùng xa./.