4.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước có thể tác động đến phát triển bền vững
4.1.3. Bối cảnh của vùng
Được sự quan tâm đầu tư và hỗ trợ to lớn của Đảng và Nhà nước, cộng với sự nỗ lực phấn đấu kiên trì của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc sinh sống trên địa bàn, nên sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, bộ mặt kinh tế-xã hội của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đã có những thay đổi hết sức rõ rệt. Sản xuất phát triển với tốc độ tương đối cao và liên tục trong nhiều năm, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,89%. Giá trị sản xuất toàn vùng năm 2010 so với năm 2000 tăng thêm 44.937,8 tỷ đồng (giá năm 1994), tăng 2,69 lần. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch dần sang hướng tiến bộ. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp từ 47,45% trong tổng giá trị sản xuất tồn vùng năm 2000, giảm xuống cịn 29,1% năm 2010. Trái lại, giá trị của sản xuất công nghiệp và xây dựng đã từ 27,86% tăng lên 39% và giá trị ngành dịch vụ từ 24,69 tăng lên 31,9%. Hoạt động xuất nhập khẩu của vùng, đặc biệt là với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa qua các cửa khẩu biên giới cũng phát triển hết sức rầm rộ, mang lại cho vùng khá nhiều thuận lợi trong sự phát triển.
Sản xuất phát triển, thu nhập và đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn cũng được nâng lên đáng kể. Điều kiện ăn, ở, đi lại, nghe nhìn, học tập, chăm sóc của người dân cũng tốt hơn trước. Người dân có niềm tin hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, vùng trung du miền núi phía Bắc cũng cịn nhiều khó khăn trở ngại trong sự phát triển. Trong đó đáng kể nhất là: cơ sở hạ tầng khơng đồng bộ và lạc hậu, trình độ dân trí của người dân cịn thấp kém, nguồn lực kinh tế của các tỉnh và của người dân cịn hạn chế, địa hình chia cắt, thời tiết khắc nghiệt, sự chống phá của các thế lực thù địch không ngừng gia tăng và xảo quyệt.v.v.
Có thể thấy được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển nơng nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững trong những năm tới qua sơ đồ SWOT dưới đây.
Thuận lợi Khó khăn
-Có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với phát triển một số sản phẩm nơng nghiệp Á nhiệt đới có chất lượng và giá trị cao.
-Có sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước,
-Tiềm lực mọi mặt của vùng và của riêng ngành nông nghiệp sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đã khá hơn. -Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa đã được quan tâm phát triển, một số vùng sản xuất hàng hóa theo hướng chuyên canh, thâm canh đã được hình thành
-Địa hình chia cắt phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, khó xây dựng được những vùng sản xuất nơng sản hàng hóa lớn.
-Cơ sở hạ tầng của vùng nói chung, của sản xuất nơng nghiệp trong vùng nói riêng cịn chưa đồng bộ và cịn khá lạc hậu. -Trình độ dân trí của người nơng dân, trình độ chuyên môn của lao động nơng nghiệp cịn thấp.
-Sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp tuy đã có nhưng chưa rộng rãi, chủ yếu vẫn tự cấp, tự túc với phương thức sản xuất khá lạc hậu.
Cơ hội Thách thức
-Có nhiều cơ hội để thu hút các nguồn lực ở trong và ngoài nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nhất là nguồn vốn và khoa học- công nghệ.
-Có cơ hội tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới để tiêu thụ các loại nơng sản hàng hóa do vùng sản xuất ra và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. -Có điều kiện để hội nhập với bên ngoài để nâng cao sự hiểu biết, văn hóa, tác phong lối sống văn minh, hiện đại cho nông dân.
-Khả năng tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài của người dân, trước hết là của đội ngũ cán bộ làm nơng nghiệp cịn hạn chế.
-Trình độ tiếp cận thị trường của người nông dân, của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn (kể cả doanh nghiệp chế biến nơng sản cịn có khoảng cách so với trình độ chung khá lớn.
-Chịu tác động không nhỏ của sự cạnh tranh quốc tế, và với đạo đức, lối sống, văn hóa khơng lành mạnh do mở cửa hội nhập mang đến với người nông dân trong vùng.
xuất nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng trung du miền núi phía Bắc một cách đồng thời và theo nhiều hướng khác nhau. Bởi vậy, để đạt được thành công trong phát triển, các địa phương trong vùng phải hết sức nỗ lực phát huy các thuận lợi, khai thác các cơ hội và tìm mọi giải pháp để hạn chế các khó khăn và vượt qua các thách thức đối với mình.