Đầu tư phát triển các loại dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 146)

4.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở các tỉnh vùng trung du miền

4.4.8.Đầu tư phát triển các loại dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Để sản xuất nông nghiệp đi sâu vào chun mơn hố sản xuất, từ đó tạo ra được ngày càng nhiều các loại nông sản có chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, vấn đề không thể thiếu được là phải xây dựng và

phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ hỗ trợ nó, tách hệ thống dịch vụ ra thành một ngành độc lập là xu hướng tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển nền nơng nghiệp hiện đại.

Có nhiều loại dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp: Dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ làm đất, dịch vụ cung ứng máy móc, thiết bị, vật tư, dịch vụ cung cấp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng trừ dịch bệnh, dịch vụ thu hoạch sản phẩm, dịch vụ bảo quản và chế biến các loại sản phẩm.v.v. Hệ thống dịch vụ phát triển đến mức độ nào chủ yếu phụ thuộc vào trình độ chun mơn hố của sản xuất nông nghiệp tại thời điểm đó, cũng như tầm nhìn của đội ngũ cán bộ quản lý và các nguồn lực mà địa phương có thể huy động được.

Quan điểm và xu hướng chung của mà Đảng và Nhà nước ta đề ra là phải nhanh chóng hình thành và phát triển đồng bộ, theo hướng hiện đại hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tại từng địa phương và tại từng thời điểm cụ thể, phát triển dịch vụ nào trước, dịch vụ nào sau cần phải có sự cân nhắc, tính tốn có cơ sở khoa học, dựa trên yêu cầu thực tế của sản xuất nơng nghiệp, trên nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực hiện có của địa phương mình.

Đối với các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, xuất phát từ thực trạng phát triển của nền nông nghiệp trên địa bàn những năm vừa qua, cũng như định hướng phát triển của những năm tới, NCS cho rằng các địa phương trong vùng cần ưu tiên đầu tư phát triển những lĩnh vực dịch vụ chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, ưu tiên phát triển dịch vụ tưới tiêu. Bảo đảm tưới đủ, tưới kịp thời và tưới hợp lý cho các vùng trồng lúa nước, trồng ngô, trồng rau, màu và hoa, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp tập trung trên địa bàn từng tỉnh.

- Thứ hai, đầu tư phát triển mạnh dịch vụ cung cấp các loại giống cây trồng, con vật ni có chất lượng, phục vụ sản xuất của người dân trong vùng. Chất lượng ở đây được hiểu là các con giống, cây giống thích hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của các tỉnh, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

- Thứ ba, đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài địa bàn đầu tư hình thành rộng rãi, đều khắp mạng lưới dịch vụ cung cấp các loại máy

móc, thiết bị, vật tư, phân bón, thuốc phịng trừ dịch bệnh, thức ăn gia súc, gia cầm.v.v, để phục vụ kịp thời cho nhu cầu của người dân kết hợp với việc hộ trợ tư vấn kỹ thuật và bao tiêu đầu ra sản phẩm.

- Thứ tư, xây dựng mạng lưới dịch vụ thú y, bảo đảm phủ kín địa bàn tất cả các xã thuộc mọi tỉnh trong vùng. Mạng lưới dịch vụ có vai trị rất quan trọng đối với việc phát triển ngành chăn nuôi của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc. Đây là vùng mùa đơng thường xuyên chịu rét đậm, rét hại, đàn gia súc, gia cầm rất dễ bị bệnh và chết. Bởi vậy, màng lưới dịch vụ thú y của vùng phải vừa có đủ cán bộ chun mơn có trình độ, có đủ năng lực giải quyết kịp thời và nhanh chóng các dịch bệnh đối với tất cả đàn vật nuôi tại địa phương, vừa có đủ các phương tiện và các loại thuốc để làm việc đó. Mạng lưới dịch vụ thú y phải thường xuyên có mặt tại địa bàn, vừa tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người dân các kiến thức cần thiết về phòng trừ dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, vừa vận động người dân tổ chức cuộc sống hợp vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng.

- Thứ năm, có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn hình thành mạng lưới tiêu thụ nơng sản ổn định cho người nông dân. Cách tốt nhất là có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, chế biến và người tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp có vai trị quản lý của nhà nước (liên kết 4 nhà). Sự liên kết này phải dựa trên những hợp đồng có tính pháp lý chặt chẽ. Chính quyền Nhà nước các cấp có trách nhiệm gì, người sản xuất nơng nghiệp có trách nhiệm gì, người tiêu thụ sản phẩm có trách nhiệm gì, ai vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào đều phải được quy định rõ trong hợp đồng. Đương nhiên, để việc làm này thành cơng, chính quyền các cấp phải chủ động đứng ra vận động các bên cùng tham gia.

4.4.9. Mở rộng thị trường tiêu thụ các loại nông sản hàng hoá do người dân trong vùng làm ra

Cùng với quá trình đầu tư thâm canh sản xuất, nhiều loại nơng sản hàng hố trong vùng sẽ được sản xuất ra với số lượng ngày càng lớn, nếu không tạo dựng được thị trường tiêu thụ tốt và ổn định, việc sản xuất lập tức sẽ bị đình trệ, và nơng

dân sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Vì thế, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các loại nông sản được người nông dân trên địa bàn sản xuất ra là một yêu cầu bức xúc đối với mỗi địa phương trong vùng. Để làm được điều này, theo chúng tôi, các tỉnh trong vùng cần thực hiện tốt các việc sau đây:

- Thứ nhất, cần cũng cố và tiếp tục phát triển hệ thống chợ tiêu thụ nông sản ở các địa phương, tiến tới sao cho mỗi xã đều có được một chợ. Tất nhiên, phải có sự đầu tư ban đầu của chính quyền các cấp đối với việc xây dựng cơ sở vật chất cho các chợ, cũng như quan tâm chỉ đạo công tác quản lý tại các chợ.

- Thứ hai, trên địa bàn mỗi tỉnh, thậm chí là địa bàn các vùng sản xuất chuyên canh, cần xây dựng các trung tâm, hoặc các chợ đầu mối mua bán các loại nông sản do nơng dân sản xuất ra, từ đó các cơ sở này sẽ thực hiện việc tiêu thụ các loại nông sản đi các thị trường khác ngoài vùng.

- Như đã đề cập, vùng trung du miền núi phía Bắc có biên giới chung với Nước CHND Trung Hoa, đây là thị trường lớn có thể tiêu thụ tất cả các loại nông sản hàng hố do vùng sản xuất ra. Vì vậy, các địa phương trong vùng phải nghiên cứu để xâm nhập tốt vào thị trường này. Thị trường Trung Quốc cũng có cái dễ và cũng có cái khó, cái phức tạp, do đó phải có sự nghiên cứu cẩn trọng để có chính sách xâm nhập thị trường này phù hợp, tránh để xảy ra những thất thiệt khơng đáng có cho người nơng dân.

4.4.10. Giải quyết có hiệu quả vấn đề an sinh xã hội cho người nơng dân

Như NCS đã trình bày, nơng nghiệp, nơng thôn, nông dân là khu vực đi đầu trong đổi mới và cũng là khu vực dành được những thành tựu rực rỡ nhất trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của đất nước trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới vừa qua cũng cho thấy một sự thật là:

Khu vực nông nghiệp, nông thôn, nơng dân lại là nơi được thụ hưởng ít nhất các thành quả do sự nghiệp đổi mới mang lại:

+ Trong khi đóng góp của khu vực nơng nghiệp cho đất nước ngày càng lớn, thì trái lại đầu tư của Nhà nước dành cho nông nghiệp ngày càng giảm. Đầu tư cho

nông nghiệp của ngân sách nhà nước từ 12,25% năm 2000 giảm xuống 9,03% năm 2001, giảm xuống 8,22% năm 2002, xuống 7,17% năm 2005, xuống 6,77% năm 2006 xuống 5,88% năm 2009 và khoảng 6,15% năm 2010.

+ Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị rất nhiều. Năm 2004, trong khi tỷ lệ hộ nghèo của khu vực thành thị là 8,6%, thì của khu vực nông thôn là 21,2%, năm 2006 con số tương ứng là 7,7 và 18,0% năm 2008 là 6,7 và 16,1% và năm 2010 là 6,9 và 17,4%. Trong đó, vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (29,4% năm 2010).

+ Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố năm 2006, trong tổng số hộ nghèo của cả nước, thì khu vực nơng- lâm- thuỷ sản chiếm tới 82,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 11,1%, khu vực dịch vụ chiếm 5%, các lĩnh vực khác chiếm 1,3%.

+ Đương nhiên, khi nghèo về vật chất thì cũng khơng có điều kiện cải thiện đời sống tinh thần, việc thụ hưởng về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí của người nơng dân là rất hạn chế.

Ở vùng trung du miền núi phía Bắc, mặc dù những năm qua các tỉnh đã có rất nhiều cố gắng để cải thiện vấn đề này, song do tiềm lực có hạn, nên kết quả mang lại cũng cịn khá khiêm tốn. Chính vì thế, trong những năm tới, giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho nông dân là một trong những việc các địa phương trong vùng cần phải đặt trọng tâm chú ý, trong đó quan trọng là:

- Thứ nhất, điều quyết định là phải phát triển mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, từ đó tạo ra nhiều việc làm cho nơng dân, giúp họ có thu nhập ổn định và ngày càng tăng. Đây là giải pháp chủ yếu để thực hiện giảm nghèo nhanh và chắc chắn tại từng tỉnh, từ đó giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa người nông dân của vùng với người dân ở các vùng khác trong nước. Riêng đối với những người dân sống chủ yếu dựa vào rừng, NCS đề nghị: bên cạnh việc giao đất, khốn rừng cho họ trơng coi, chăm sóc, cần cấp khơng gạo cho họ và gia đình để họ bảo đảm cái ăn, khơng tham gia vào việc phá rừng làm nương rẫy.

Ngay nay đất nước ta đã có thừa lương thực để làm việc này.

- Tiếp tục tranh thủ sự trợ giúp của Trung ương, có chính sách động viên mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài vùng hỗ trợ để giải quyết căn bản nhà ở, việc làm và thu nhập cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, gia đình có cơng với cách mạng, các gia đình có hồn cảnh khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là số sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, sao cho đúng với tinh thần Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh, liệt sĩ vừa qua là: “Bảo đảm mức sống của các gia đình này tương đương với mức trung bình của xã hội”.

- Tiếp tục quan tâm đầu tư cho việc phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, chăm sóc sức khoẻ đối với những người lớn tuổi, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế cho toàn thể người dân trên địa bàn.

Để có nguồn lực tài chính hỗ trợ cho phát triển nơng nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững, bên cạnh ngân sách nhà nước, NCS cho rằng Chính phủ cũng cần có chính sách thu lại một phần lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác tài ngun của vùng này thơng qua chính sách thuế sử dụng tài nguyên để trả lại cho vùng, đặc biệt là các doanh nghiệp làm thuỷ điện, doanh nghiệp khai thác gỗ, khai thác các loại khoáng sản.

4.4.11. Mạnh dạn điều chỉnh một số chính sách đối với vùng dân tộc miền núi nói chung với sản xuất nơng nghiệp nói riêng núi nói chung với sản xuất nơng nghiệp nói riêng

- Trước hết nên xem xét, điều chỉnh lại các chương trình đầu tư của nhà nước đối với khu vực này. Nên tập trung thành một chương trình hỗ trợ miền núi nói chung và giao cho một đầu mối phụ trách. Vốn đầu tư của chương trình mỗi năm (hoặc 2 năm) tập trung giải quyết cho vùng một vấn đề căn bản, có tác dụng lớn và tương đối dài hạn đối với sự phát triển kinh tế xã hội hoặc nông nghiệp của vùng tránh đầu tư nhỏ giọt, dàn trải, chồng chéo.

- Mở rộng hơn nữa việc giao đất, giao rừng cho người dân quản lý sử dụng. Cần kiểm kê lại đất do các nông - lâm trường (doanh nghiệp nhà nước) quản lý và

sử dụng (cả nước là khoảng trên 4 triệu ha), tất cả các đất nông - lâm trường quản lý sử dụng không tốt, không hiệu quả giao hết cho dân quản lý và sử dụng. Đối với các hộ dân sống quanh các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần nâng mức hỗ trợ đối với người dân trong việc khốn chăm sóc, bảo vệ.

- Kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ các dự án thủy điện chưa xây dựng trên địa bàn. Kiên quyết dừng các dự án có ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên đất và nước, cũng như đến đời sống của người dân. Tăng mức thuế sử dụng tài nguyên và dành một phần thuế đó đầu tư lại cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung, cho phát triển sản xuất nơng nghiệp của vùng theo hướng bền vững nói riêng.

- Khẩn trương xây dựng chính sách biên mậu đối với Trung Quốc (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch) nhằm khai thác lợi thế của thị trường này và hạn chế tối đa những bất lợi do chính sách biên mậu của họ gây ra cho kinh tế xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, cho sản xuất nơng nghiệp của vùng nói riêng.

- Về chính sách đào tạo nguồn nhân lực của vùng trung du miền núi phía Bắc, NCS đề nghị bỏ chính sách trường nội trú dân tộc dân nuôi. Đồng bào dân tộc phần lớn là nghèo, làm sao nuôi được. Với tiềm lực kinh tế của nhà nước ta hiện nay, NCS cho rằng các trường dân tộc nội trú nhà nước nên đảm nhận, chính sách này giống như chính sách đối với các trường học sinh miền Nam trong thời chống Mỹ (thời đó cịn làm được thì ngày nay khơng có gì là khó cả).

Tiểu kết chương

Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình thế giới và trong nước có thể tác động đến phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020; căn cứ vào những quan điểm của Đảng, nhà nước NCS đã đưa ra hai quan điểm cần được quán triệt và đưa ra những định hướng cho từng ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tủy sản và đề xuất 11 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp tại các vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020.

KẾT LUẬN

Vùng Trung du miền núi phía Bắc là địa bàn cực kỳ quan trọng về kinh tế - xã hội cũng như môi trường và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Trong vùng ẩn chứa nhiều nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm nhiều triệu ha rừng, nguồn tài nguyên nước dồi dào và thủy năng to lớn, hàng triệu ha đất đai các loại, nhiều khoáng sản quý hiếm và có trữ lượng lớn.

Vùng trung du miền núi phía Bắc là một trong những vùng kinh tế dựa vào nông nghiệp. Tuy có những lợi thế nhất định trong phát triển nông nghiệp về đất đai, đồi rừng, với nhiều tiểu vùng sinh thái, tạo lợi thế cho phát triển nhiều loại nông, lâm, thủy đặc sản, thế nhưng nhiều năm qua, do điểm xuất phát thấp, điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa có những khó khăn; cơng tác quản lý hành chính, quảng bá và tạo điều kiện thu hút đầu tư ở một số địa phương còn hạn chế, nên nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được tập trung khai thác mạnh mẽ. Vùng Trung du miền núi Bắc bộ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khơng nhỏ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa.

Để giúp sản xuất nơng nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc phát triển

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 146)