Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 70 - 72)

2.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp của một số nước và vùng lãnh thổ

2.4.4.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một nước lớn, có diện tích tự nhiên 9.545.000 km2, với số dân năm 2011 là 1.350.900.000 người, đơng nhất thế giới. Trong đó dân cư sống ở khu vực nông thôn là trên 700 triệu người. Với số dân lớn như vậy, nên việc bảo đảm cung cấp đủ lương thực và thực phẩm cho người dân là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề của quốc gia này. Chính vì thế, tập trung đầu tư phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại là vấn đề luôn được Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ nước này đặc biệt coi trọng.

Để nhanh chóng đưa nơng nghiệp và nông thôn phát triển nhanh theo hướng bền vững và hiện đại, Trung Quốc thực hiện nguyên tắc: Quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, từng lĩnh vực, tạo ra những đột phá trọng điểm để làm gương thúc đẩy các phần còn lại phát triển theo. Mục tiêu của quy hoạch là: “Sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ”. Cách làm là: Chính phủ hỗ trợ, nơng dân thực hiện, với mục tiêu “ly nơng bất ly hương”. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra 3 chương trình quốc gia

đối với việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại. Ba chương trình đó là:

-Chương trình đốm lửa: Điểm nổi bật của chương trình này là tập trung trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởng mới, các tiến bộ về khoa học-công nghệ, các kiến thức mới về quản trị sản xuất-kinh doanh, các kinh nghiệm ở trong và ngồi nước về phát triển sản xuất nơng nghiệp và xây dựng nông thôn đã đúc kết được, từ đó nâng cao trình độ mọi mặt cho người nơng dân, giúp họ vững tâm tiếp cận và đối mặt với sự biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường và với quá trình hội nhập quốc tế. Sau 15 năm thực hiện chương trình này, Trung Quốc đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn trở thành lực lượng nòng cốt trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại.

-Chương trình được mùa: Là Chương trình tập trung đưa các tiến bộ mới về khoa học-công nghệ vào thực thi trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Các tiến bộ mới về khoa học-công nghệ này thuộc tất cả các lĩnh vực có liên quan đến nơng nghiệp và nông thôn, từ các tiến bộ về giống cây trồng, con vật nuôi (sinh học), về các phương pháp tưới, tiêu nước, các tiến bộ về cơ giới hố, điện khí hố, tự động hố, hoá học hoá... cho đến các tiến bộ trong bảo quản, chế biến các loại nông sản, trong quản lý các hoạt động sản xuất-kinh doanh, trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội ở nơng thơn.v.v. Sau 15 năm thực hiện chương trình này, sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên hơn 3 lần. Ngày nay, nông nghiệp của Trung Quốc không những sản xuất và cung cấp đủ các loại lương thực và thực phẩm cho nhu cầu của trên 1,3 tỷ dân cư trong nước, mà còn xuất khẩu ra thế giới nhiều loại nông sản với khối lượng từng loại khá lớn.

-Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu của Chương trình này là “Nâng cao mức sống của người dân các vùng nghèo, vùng miền núi, vùng dân tộc ít người; mở rộng ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học-công nghệ cho người dân, bồi dưỡng cán bộ khoa học cốt cán cho các vùng nơng thơn xa xơi”. Từ đó giúp người dân ở các vùng này đẩy mạnh các

hoạt động sản xuất-kinh doanh, trước hết là nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của các loại cây trồng, con vật nuôi, giải quyết vững chắc lương thực cho người dân, từng bước tăng thu nhập một cách ổn định cho họ. Cho đến nay, sau nhiều năm thực hiện Chương trình, sản xuất nơng nghiệp và bộ mặt nông thôn ở các vùng này đã được thay đổi khá căn bản, diện hộ nghèo đã từ 47% cuối những năm 1970 giảm xuống chỉ còn 1,5%. [12]

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 70 - 72)