3.3. Đánh giá tính bền vững của phát triển nơng nghiệp ở các tỉnh trung du miền nú
3.3.1. Bền vững về kinh tế
Có thể khẳng định về mặt kinh tế nông nghiệp của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc thời gian vừa qua đã phát triển theo hướng bền vững. Điều này có thể thấy rõ qua một số tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, giá trị sản xuất nơng nghiệp của tồn vùng đã tăng mạnh và tăng
đều qua các năm.
-Về mặt giá trị: năm 2010 so với năm 2000 như sau:
+ Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đã tăng thêm 7.367 tỷ đồng, tăng 73,58%, bình quân mỗi năm tăng 7,36%.
+ Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng thêm 443 tỷ đồng, tăng 18,5%, bình quân mỗi năm tăng 1,85%.
+ Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng thêm 385 tỷ đồng, tăng 180,75%, bình quân mỗi năm tăng 18,07%.
Hình 3.4: Giá trị sản xuất nơng nghiệp vùng Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2010 (giá 1994)*
(Nguồn: Niên giám thống kê 2005-2010)
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của sản xuất nơng nghiệp nói chung của từng lĩnh
vực nói riêng cũng đạt cao và đều qua các năm.
* Niên giám Thống kê năm 2012 khơng tính giá trị ngành thủy sản theo từng địa phương nên NCS chỉ dừng
Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng của nơng nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2010
(Nguồn: Niên giám thống kê 2005-1010)
Hình 3.5 cho thấy năm thấp nhất (2009 tồn ngành nơng nghiệp của vùng cũng có tốc độ tăng trưởng là 3%); với tốc độ tăng trưởng này, trong sản xuất nông nghiệp là loại cao.
Thứ ba, năng suất và sản lượng các loại cây trồng chính của tồn vùng đều tăng cao qua từng năm.
Bảng 3.6: Năng suất, sản lượng lúa và ngơ vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012
Đơn vị tính: Năng suất: tạ/ha; sản lượng: 1.000 tấn
Tiêu chí 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012 1-Lúa - Năng suất 34,9 40,9 41,6 43,0 44,1 46,4 48,4 - Sản lượng 2.292,6 2.749,2 2.864,6 2.891,9 2.903,9 3.081,0 3.264,4 2-Ngô - Năng suất 23,9 28,2 29,2 32,9 33,6 33,2 36,3 - Sản lượng 640,4 883,0 1.043,3 1.401,7 1.544,6 1.527,1 1.696,2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2005-1010, 2012)
Bảng trên cho thấy năm 2010 so với năm 2000 năng suất lúa tăng thêm 11,5 tạ/ha, bình quân mỗi năm tăng 1,15 tạ/ha; sản lượng thóc tăng thêm 788.400 tấn,
bình quân mỗi năm tăng thêm 78.840 tấn. Năng suất ngơ tăng thêm 9,3 tạ/ha, bình quân mỗi năm tăng 0,93 tạ/ha; sản lượng ngơ tăng thêm 886.700 tấn, bình qn mỗi năm tăng thêm 88.670 tấn.
Thứ tư, giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản thu được trên một ha của các địa phương trong vùng đã tăng khá tăng trong những năm gần đây.
Bảng 3.7: Giá trị sản phẩm trồng trọt và ni trồng thủy sản tính trên một ha của các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2008-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng STT Địa phương 2008 2009 2010 2011 1 Hà Giang 17,80 22,24 22,15 27,26 2 Cao Bằng 18,69 22,25 24,20 25,48 3 Bắc Kạn 14,90 23,46 32,50 38,15 4 Tuyên Quang 36,91 39,85 50,20 58,87 5 Lào Cai 24,63 30,53 32,43 38,03 6 Yên Bái 28,16 32,46 34,17 38,84 7 Thái Nguyên 35,14 39,74 44,17 52,46 8 Lạng Sơn 22,37 26,34 39,77 40,88 9 Bắc Giang 38,91 41,04 47,01 57,25 10 Phú Thọ 43,77 47,84 51,62 61,13 11 Điện Biên 15,39 18,36 23,63 28,10 12 Lai Châu 8.98 9,92 10,47 13,14 13 Sơn La 16,08 18,71 19,99 31,68 14 Hịa Bình 39,93 45,82 55,09 65,29 15 Toàn vùng 25,36 28,89 33,14 40,40
(Nguồn: Tổng cục Thống kê – kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011)
Bảng trên cho thấy chỉ trong 4 năm từ 2008-2011, giá trị sản phẩm trồng trọt và ni trồng thủy sản tính trên một ha của vùng trung du miền núi phía Bắc đã tăng
lên thêm 15,04 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng thêm 3,76 triệu đồng. Trong đó, tỉnh có mức tăng cao nhất là tỉnh Hịa Bình, tăng 25,36 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng thêm 6,34 triệu/ha. Tỉnh nghèo nhất, khó khăn nhất của vùng là tỉnh Lai Châu, tuy mức tăng còn thấp song cũng tăng đều qua từng năm từ 8,98 triệu/ha (vào năm 2008) lên 9,92 triệu/ha (năm 2009) lên 10,47 triệu/ha (năm 2010) và đạt 13,14triệu/ ha (năm 2011).
Thứ năm, sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa gạo và ngô được đầu
tư phát triển theo hướng thâm canh đã làm cho năng suất và sản lượng của hai loại cây trồng này tăng nhành và tăng nhanh qua các năm, nên sản lượng thực bình qn đầu người tồn vùng cũng tăng đều và tăng rất nhanh (xem bảng 3.4).
Tuy nhiên, phải thấy rằng mức độ bền vững về kinh tế của sản xuất nông nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc cịn ở mức rất thấp, cụ thể:
- Thứ nhất, năng suất các loại cây trồng của vùng trung du miền núi phía Bắc cịn khá thấp so với các vùng khác trong cả nước.
Tuy trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, các địa phương trong vùng trung du miền núi phía Bắc đã rất chú trọng đầu tư cho thâm canh sản xuất, nhất là đầu tư cho hai cây trồng chính là lúa và ngơ. Nhờ đó, năng suất lúa bình qn tồn vùng đã tăng từ 34,9 tạ/ha (năm 2000) lên 46,4 tạ/ha (năm 2010) và năng suất ngô từ 23,9 tạ/ha lên 33,2 tạ/ha; song, so với các vùng khác trong nước, cũng như với bình qn chung tồn quốc, vẫn cịn một khoảng cách khơng nhỏ.
Hình 3.6: Năng suất lúa và ngơ của các vùng giai đoạn 2000-2012
Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012
Bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 năng suất lúa cũng như năng suất ngô của vùng trung du miền núi phía Bắc đều cịn có một khoảng cách tương đối lớn so với năng suất bình quân chung của cả nước. Năm 2010, năng suất lúa của vùng trung du miền núi phía Bắc cịn thấp hơn năng suất bình quân của cả nước là 6,8 tạ. Năm 2010, so với các vùng trong nước, năng suất lúa của vùng trung du miền núi phía Bắc cao hơn năng suất của vùng Đơng Nam bộ 1,5 tạ, cịn lại đều thấp hơn các vùng khác. Trong đó thấp hơn vùng Tây Nguyên 1,8 tạ, thấp hơn vùng đồng bằng sông Hồng 12,8 tạ. Với cây ngô, năm 2010 năng suất thấp hơn năng suất bình quân chung cả nước là 7,7 tạ; còn so với các vùng khác trong nước đều thấp hơn (vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung là 6,7 tạ và thấp hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long là 19,7tạ). Năm 2012, khoảng cách đó vẫn tiếp tục gia tăng.
Điều đáng nói nữa là giữa các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc trình độ thâm canh cây lúa và cây ngơ cũng có một khoảng cách khá lớn. Năm 2010, trong khi năng suất lúa của tỉnh Tuyên Quang là 57,4 tạ/ha, của tỉnh Bắc Giang là
52,9 tạ/ha, của tỉnh Hà Giang là 52,6 tạ/ha và của tỉnh Phú Thọ là 51,2 tạ/ha thì năng suất của tỉnh Điện Biên mới đạt 33,3 tạ/ha, tỉnh Sơn La 34,5 tạ/ha... Năng suất ngô cũng vậy, trong khi năm 2010 tỉnh Lạng Sơn đạt năng suất 47,9 tạ/ha, tỉnh Phú Thọ đạt 43,7 tạ/ha, tỉnh Tuyên Quang đạt 42,3 tạ/ha... thì tỉnh Điện Biên mới đạt 23,1 tạ/ha, tỉnh Lai Châu mới đạt 25,5 tạ/ha, tỉnh Yên Bái mới đạt 28,5 tạ/ha. Năm 2012, xu hướng này vẫn giữ nguyên. Đây là điều rất cần được các địa phương nghiên cứu và có các giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhanh trong giai đoạn tới, nhằm nâng độ đồng đều trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển nơng nghiệp nói riêng giữa các địa phương trong vùng.
- Thứ hai, giá trị sản xuất thu được trên 1ha cũng như trên 1 lao động của vùng còn thấp xa so với các vùng khác.
Mặc dù giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản thu được trên 1ha của vùng trung du miền núi phía Bắc đã tăng khá cao qua từng năm (năm 2009 tăng hơn 2008 là 3,53 triệu đồng, năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 4,25 triệu và 2011 tăng hơn 2010 là 7,26 triệu đồng). Nhưng so với các vùng khác trong cả nước thì vùng trung du miền núi phía Bắc cịn một khoảng cách khá lớn.
Hình 3.7: Giá trị sản phẩm trồng trọt và thủy sản thu được trên 1ha của các vùng trong cả nước năm 2008 - 2011
Nguồn: Kết quả tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Tổng thủy sản, NXB 2012
triển lâm nghiệp, nhưng ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2000- 2010, như đã trình bày ở phần trên, phát triển rất yếu và giá trị sản xuất/ 1ha rất thấp.
Bảng 3.8: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tính trên 1 ha của các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2010
STT
Tỉnh Diện tích đất lâm
nghiệp (ha)
Giá trị sản xuất lâm nghiệp (triệu)
Giá trị sản xuất bình quân 1ha (VND/ha)
1 Hà Giang 375.600 174.000 463.258 2 Cao Bằng 514.200 128.100 249.212 3 Bắc Kạn 333.100 128.700 386.370 4 Tuyên Quang 446.800 228.100 510.519 5 Lào Cai 286.000 200.600 701.398 6 Yên Bái 446.900 375.600 840.456 7 Thái Nguyên 165.400 82.800 500.604 8 Lạng Sơn 384.900 455.100 1.182.385 9 Bắc Giang 130.800 149.400 1.142.201 10 Phú Thọ 165.500 201.000 1.214.502 11 Điện Biên 591.800 144.200 243.663 12 Lai Châu 360.600 106.800 296.173 13 Sơn La 578.100 241.000 416.883 14 Hồ Bình 243.100 222.000 913.204
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011
Bảng trên cho thấy, chỉ có 3 tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp tính trên 1 ha đạt trên 1 triệu đồng là: Phú Thọ 1.214.502 đồng, Lạng Sơn 1.182.358 đồng và Bắc giang 1.142.201 đồng, các tỉnh cịn lại đạt rất thấp, trong đó đáng lưu ý là: tỉnh Điện Biên đạt 243.663 đồng/ha; tỉnh Cao Bằng đạt 249.212 đồng/ha và tỉnh Lai Châu đạt 296.173 đồng/ha. Đây cũng là điều các địa phương trong vùng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có những giải pháp tháo gỡ trong giai đoạn tới.
giá trị sản xuất cho một lao động nông nghiệp ở vùng trung du miền núi phía Bắc làm ra cũng đạt thấp nhất trong các vùng của cả nước. Năm 2011, một lao động nông nghiệp vùng bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung tạo ra được 15,1 triệu đồng, vùng đồng bằng sông Hồng là 19,4 triệu, vùng Tây Nguyên là 26,2 triệu, vùng Đông Nam Bộ 31,6 triệu và vùng đồng bằng sông Cửu Long 37,6 triệu thì vùng trung du miền núi phía Bắc chỉ đạt 10,24 triệu đồng.
- Thứ ba, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng rất lạc hậu.
Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, nông nghiệp (theo nghĩa rộng) của vùng trung du miền núi phía Bắc đã có bước phát triển tương đối nhanh và cũng khá ổn định (như đã trình bày ở phần trên). Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu, thì nền nông nghiệp của vùng này vẫn rất lạc hậu.
Hình 3.8: Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc giai đoạn 2000-2010
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tập hợp và tính từ số liệu của Niên giám Thống kê năm 2005, 2010.
Như phần trên đã phân tích, Trung du miền núi phía Bắc là vùng rất có ưu thế về Lâm nghiệp (đất lâm nghiệp chiếm tới 59,4% trong tổng diện tích tự nhiên tồn vùng). Song bảng trên cho thấy, rất tiếc là sản xuất lâm nghiệp của vùng lại chiếm tỷ trọng nhỏ (18,97% trong giá trị sản xuất tồn ngành nơng nghiệp theo nghĩa rộng) vào năm 2000 và sau đó lại liên tục giảm cho đến năm 2010 chỉ còn chiếm có 13,63%, giảm 5,34% trong vịng 10 năm. Trong khi đó tỷ trọng của ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) lại tăng liên tục qua các năm, từ 79,34% năm 2000 lên
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2003 2005 2007 2008 2009 2010 79.34 81.59 82.68 83.97 83.95 83.7 83.49 18.97 16.45 15.23 13.78 13.64 13.56 13.63 1.69 1.96 2.09 2.25 2.41 2.74 2.88 Thuỷ sản Lâm nghiệp Nông nghiệp
83,49% năm 2010. Đây là xu hướng phát triển chưa phù hợp với đặc điểm và lợi thế của vùng cũng như chưa phù hợp với quy luật phát triển của sản xuất nơng nghiệp nói chung, điều này phần nào thể hiện sự chưa bền vững trong phát triển nông nghiệp của vùng. Riêng sự phát triển của ngành thuỷ sản trên địa bàn là tốt, phù hợp với xu thế phát triển chung.