phía Bắc ảnh hưởng đến phát triển bền vững nơng nghiệp
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vùng trung du miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh là: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hồ Bình. Theo số liệu cơng bố năm 2012 của Tổng cục Thống kê, tồn vùng có diện tích 9.527.100 ha (chiếm 28,78% diện tích tự nhiên của cả nước), với số dân là 11.400.200 người (chiếm 12,84% dân số cả nước), mật độ dân số là 120 người/km2 (bình quân chung cả nước là 268 người/km2, trong đó thấp nhất là vùng Tây Nguyên với 99 người/km2).
Hình 3.1: Diện tích các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc
Diện tích tự nhiên (1000ha)
Nguồn: Niên giám Thống kê, năm 2010
Vùng trung du miền núi phía Bắc có vị trí vơ cùng quan trọng về chính trị, xã hội, văn hố, an ninh quốc phịng và đối ngoại của Việt Nam. Phía Bắc của vùng có hơn 1.500 km đường biên giới với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía Tây và Tây Nam có khoảng 560 km đường biên giới với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào qua hai tỉnh Phong Sa Lỳ và Hủa Phan. Tại hai vùng biên giới này có nhiều cửa khẩu quốc tế, quốc gia và tiểu ngạch khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta và các nước bạn, trong đó quan trọng là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị ở Lạng Sơn, cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Tây Trang. Tuy nhiên, núi non hiểm trở, đường biên giới dài cũng tạo ra khơng ít khó khăn cho vùng trong việc giữ vững nền an ninh quốc phòng và trật tự trị an.
Vùng trung du miền núi phía Bắc là nơi có núi non hùng vĩ nhất của nước ta. Ngồi đỉnh Phan Xi Păng cao trên 3.300m cịn có đỉnh Phu Xi Lùng 3.070 m, Ngũ Đạo Sơn 3.048 m, là những đỉnh núi cao nhất ở nước ta. Đây là vùng có địa hình
794.6 672.5 486.8 587 638.4 689.9 354.7 833.1 382.7 352.8 956.3 911.2 1417.5 468.4 200 400 600 800 1000 1200 1400 Hà Giang Cao Bằng Bắc Kạn Tuyên Quang Lào Cai Yên Bái Thái Nguyên Lạng Sơn Bắc Giang Phú Thọ Điện Biên Lai Châu Sơn La Hồ Bình
khá hiểm trở, bị chia cắt sâu và khá phức tạp, gây khó khăn khơng nhỏ đối với phát triển kinh tế- xã hội của vùng, nhất là việc xây dựng và hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, đời sống của người dân và bảo vệ môi trường sinh thái. Điều kiện địa hình cũng làm cho vùng trung du miền núi phía Bắc có một hệ thống sông suối khá dày và khá hung dữ. Hệ thống sông suối ở đây vừa cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng, vừa cung cấp cho cả vùng đồng bằng sơng Hồng. Tuy nhiên, do độ dốc cao, dịng chảy lớn và hướng chảy chủ yếu là Tây- Đơng, nên các dịng sơng suối này thường gây sạt lở, lũ quét ở các địa phương trong vùng và lụt lội cho vùng đồng bằng sông Hồng trong mùa mưa, bão.
Đất lâm nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2012 là 5.708.000ha, chiếm 59,9% trong tổng diện tích tự nhiên tồn vùng, cao nhất cả nước. Do vị trí địa lý và địa hình như đã trình bày ở phần trên, nên tài nguyên rừng ở đây có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, cũng như trong bảo vệ sự cân bằng sinh thái, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán ở hạ lưu và là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen quý hiếm.
Đất sản xuất nơng nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc khá hạn chế, chỉ 1.571.100 ha, chiếm 16,49% trong tổng diện tích tự nhiên của vùng. So với vùng Tây nguyên tỷ lệ này là 35,7%, thì quy mơ đất nơng nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc nhỏ hơn khá nhiều, mặt khác chất lượng đất của vùng Tây Nguyên cũng tốt hơn nhiều. Do vùng có nhiều dạng địa hình, với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, nên đất đai ở đây cũng có nhiều loại khác nhau. Điều này cho phép vùng có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng, con vật ni phong phú, vừa có nguồn gốc nhiệt đới, vừa có nguồn gốc ơn đới. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt phức tạp, nên vùng trung du miền núi phía Bắc khơng có những diện tích đất sản xuất nơng nghiệp lớn và bằng phẳng như vùng Tây Nguyên. Vì thế, việc sản xuất nơng nghiệp hàng hố tập trung, quy mơ lớn là điều không dễ đối với một số địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc.
Trung du miền núi phía Bắc là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất của Việt Nam. Tài nguyên thủy điện của vùng chiếm 56% cả nước, apatít chiếm 100%, đồng
chiếm 70%, đất hiếm chiếm gần 100%, ngồi ra cịn có sắt, chì, kẽm, thiếc, và nhiều đá vôi để sản xuất xi măng.v.v.. Đây là cơ sở rất quan trọng để phát triển ngành cơng nghiệp khai thác và chế biến khống sản trên địa bàn của vùng. [39]
Về thời tiết khí hậu, vùng trung du miền núi phía Bắc có hai mùa khá rõ rệt: mùa khô và rét từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa nắng nóng, mưa lũ từ tháng 5 cho đến tháng 10. Điều kiện thời tiết, khí hậu như vậy vừa tạo ra cho vùng những lợi thế khá quan trọng trong phát triển kinh tế như: phát triển được nhiều loại cây trồng, con vật ni có nguồn gốc ơn đới, nhất là các loại rau và hoa; hình thành được nhiều vùng du lịch hấp dẫn như Sapa, Tam Đảo, Cổng Trời, Mẫu Sơn, Núi Cốc, Ba Bể...Song khó khăn do thời tiết, khí hậu mang lại cũng khơng nhỏ, đặc biệt là tác hại của các đợt rét hại, đợt mưa lũ đối với sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.1: Khái quát tình hình cơ bản của các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2012
STT Tỉnh Diện tích tự nhiên (1.000 ha) Đất SX nông nghiệp (1.000 ha) Đất lâm nghiệp (1.000 ha) Dân số năm 2012 (1.000 người) 1 Hà Giang 791,5 152,6 548,2 763,5 2 Cao Bằng 670,8 94,4 534,0 515,2 3 Bắc Kạn 485,9 36,5 378,7 320,5 4 Tuyên Quang 586,7 82,5 446,9 712,1 5 Lào Cai 638,4 83,4 333,6 646,8 6 Yên Bái 688,6 107,8 474,1 7644 7 Thái Nguyên 353,5 108,7 180,2 1.150,2 8 Lạng Sơn 832,1 106,3 559,9 740,8 9 Bắc Giang 384,9 129,6 140,1 1.588,5 10 Phú Thọ 353,3 98,5 178,6 1.340,8 11 Điện Biên 956,3 154,4 602,1 519,3 12 Lai Châu 906,9 89,7 418,7 403,2 13 Sơn La 1.417,4 261,5 624,6 1.134,3 14 Hồ Bình 460,8 65,2 688,3 806,1 15 Tổng 9.527,1 1.571,1 5.708,0 11.405,7 % so cả nước 28,78 14,94 37,13 12,84
Bảng trên cho thấy Trung du miền núi phía Bắc chiếm 28,78% diện tích của cả nước, song dân số chỉ chiếm có 12,84%. Đất sản xuất nông nghiệp của vùng chỉ chiếm 14,94% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của cả nước, nhưng diện tích đất lâm nghiệp lại chiếm tới 37,13%. Điều này thể hiện lâm nghiệp là ngành có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của vùng. Trong 14 tỉnh của vùng trung du miền núi phía Bắc, thì Phú Thọ là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (353.340 ha), lớn nhất là tỉnh Sơn La (1.417.500 ha). Địa phương có dân số ít nhất là tỉnh Bắc Kạn (320.500 người) và nhiều nhất là tỉnh Bắc Giang (1.588.500 người).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế
Do địa hình phức tạp và bị chia cắt sâu, nên các tỉnh trung du miền núi phía Bắc là vùng có điều kiện kinh tế thấp kém nhất ở Việt Nam, trong đó đáng kể là:
- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của vùng tuy đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển khá nhiều, song vẫn vừa thiếu lại vừa lạc hậu. Tuy trên địa bàn của vùng có Quốc lộ 1, 2, 3, 4, 6, có đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua, song hệ thống đường này chủ yếu là đường dọc theo hướng Bắc- Nam hoặc Tây- Đơng, hệ thống đường ngang rất ít; đồng thời, chất lượng đường còn thấp nên việc giao lưu giữa các địa phương trong vùng với nhau, cũng như giao lưu với bên ngoài chưa được thuận lợi. Trong từng địa phương, hệ thống giao thông giữa các huyện, đặc biệt là giữa huyện với các xã, xã với các thơn- bản cịn khá khó khăn, nhất là trong mùa mưa lũ. Hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống trường học, bệnh viện, hệ thống thu gom và xử lý chất thải.v.v, nhìn chung đều thiếu và yếu, thường là thấp hơn mức trung bình chung của cả nước.
- Kinh tế của vùng tuy đã có sự chuyển dịch và phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua, song chủ yếu vẫn rất nhỏ bé và ở trình độ khá lạc hậu (đây là nói chung, trong vùng cũng có một số địa phương có trình độ phát triển tương đối khá như: Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang). Tuy là vùng chiếm tới 28,78% diện tích tự nhiên và 12,84% dân số của cả nước, song sản xuất
nông nghiệp (theo nghĩa rộng) của toàn vùng chỉ chiếm 8,9% trong tổng giá trị của sản xuất nông nghiệp cả nước (thấp nhất), cịn giá trị của sản xuất cơng nghiệp và xây dựng chỉ chiếm có 2,71% (trên vùng Tây Nguyên 0,78%). Sản xuất nông, lâm nghiệp là nguồn sinh kế chính của đại bộ phận dân cư vùng trung du miền núi phía Bắc, song phương thức sản xuất cịn khá lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nhỏ, phân tán, mang nặng tính tự nhiên, tự cung, tự cấp. [29]
Cũng đã có một số lĩnh vực cơng nghiệp được chú trọng phát triển như: công nghiệp điện, đặc biệt là thuỷ điện (nhiều nhà máy thuỷ điện lớn được xây dựng ở đây như: thuỷ điện Thác Bà, Hồ Bình, Sơn La...), cơng nghiệp khai thác khoáng sản, cơng nghiệp luyện kim, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến nông, lâm sản... [30]. Tuy nhiên, phần lớn là quy mô nhỏ và vừa, với kỹ thuật và công nghệ lạc hậu. Hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ cũng đã có sự phát triển nhất định, song tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, cịn các vùng nơng thơn (địa bàn chính của vùng) cịn khá hạn chế. Có thể nói, Trung du miền núi phía Bắc là vùng có kinh tế phát triển chậm nhất ở Việt Nam.
3.1.3. Đặc điểm xã hội
- Trung du miền núi phía Bắc là địa bàn sinh sống của phần lớn các dân tộc thiểu số của nước ta (trên 30 dân tộc khác nhau), trong đó đáng chú ý là các dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Mường, H.Mơng, Dao, Khơmú, Kháng, Giáy...Các dân tộc cịn lại, (trừ dân tộc Kinh) dân tộc đông dân nhất cũng chỉ khoảng 1 triệu người, còn đa phần là vài chục ngàn người, thậm chí có dân tộc chỉ dưới 1 ngàn người. Đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc có quy mơ dân số nhỏ, thường sinh sống ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa và trình độ dân trí rất thấp. Đây là cản trở rất lớn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cũng như việc quản lý xã hội của các cấp chính quyền trên địa bàn.
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Trung du miền núi phía Bắc gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn vùng hiện cịn bảo tồn, lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hố của nhiều thời kỳ
lịch sử dựng nước và giữ nước như khu di tích cách mạng Hồng Vân, Pác Bó, Tân Trào, Điện Biên Phủ, Mường Phăng; khu di tích lịch sử bến Âu Lâu, khu di tích lịch sử đền Hùng, khu di tích lịch sử Trần Hưng Đạo...Mặt khác, mỗi dân tộc sinh sống trong vùng lại có một bản sắc văn hố riêng, rất độc đáo. Cảnh quan hùng vĩ, lịch sử oai hùng, văn hóa đa dạng đã tạo ra cho vùng trung du miền núi phía Bắc những thuận lợi rất đặc biệt trong phát triển các hoạt động du lịch.
- Điều kiện tự nhiên phức tạp, bị chia cắt, cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế chậm phát triển, đồng bào các dân tộc thiểu số nhiều và trình độ dân trí thấp đã mang lại khơng ít điều bất lợi về mặt xã hội cho vùng, đặc biệt là vấn đề nghèo đói, sự tồn tại các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội, và việc lợi dụng các yếu điểm đó để xúi giục đồng bào chống lại chính quyền, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa của kẻ địch.
Tóm lại, có thể nói, điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc là khá khó khăn đối với phát triển của vùng. Bởi vậy, muốn phát triển nhanh và theo hướng bền vững kinh tế- xã hội ở khu vực này, Đảng và Nhà nước cần phải có sự quan tâm đặc biệt, trong đó đáng chú ý là phải nghiên cứu thật sự nghiêm túc và khoa học mọi mặt của vùng, trên cơ sở đó có các cơ chế và chính sách phù hợp, nhất là chính sách đầu tư, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phù hợp với điều kiện của vùng.
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2000- 2012
Là một vùng có rất ít diện tích đất nơng nghiệp (chỉ chiếm 16,49% trong tổng diện tích tự nhiên của vùng, trong khi đất lâm nghiệp chiếm tới 59,9%) và địa hình lại bị chia cắt hết sức phức tạp, thời tiết khí hậu khá khắc nghiệt (nhất là giá rét), nên phát triển sản xuất nông nghiệp là một việc làm không dễ đối với các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, vì đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng đối với đất nước, cũng như đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước và điều hồ khí hậu cho vùng đồng bằng sơng Hồng. Mặt khác, nông nghiệp vẫn là ngành tạo sinh kế chủ yếu cho người dân trong vùng, nên trong những
năm vừa qua, phát triển nơng nghiệp nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói riêng, đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và người dân các địa phương trong vùng dần dần quan tâm.
Trong giai đoạn từ năm 2000- 2012, tuy gặp rất nhiều khó khăn, đáng chú ý nhất là sự diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, lũ quét, giá rét, dịch bệnh, và sự biến động của thị trường thế giới), song sản xuất nông nghiệp của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc vẫn đạt được sự phát triển tương đối bền vững, cụ thể:
3.2.1. Sản xuất nơng nghiệp có sự tăng trưởng liên tục và khá ổn định
Từ năm 2000 đến năm 2012, tuy mức độ có khác nhau, song trên cả 3 lĩnh vực: nơng nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của tồn vùng trung du miền núi phía Bắc đều có sự phát triển tương đối khá qua từng năm.
Hình 3.2: Giá trị sản xuất nông- lâm- thuỷ sản vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-20101
1
Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012. Năm 2012, Tổng cục thống kê
Hình trên cho thấy, năm 2010 so với năm 2000 giá trị của sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) tồn vùng trung du miền núi phía Bắc tăng 64,95%, bình quân mỗi năm tăng được 6,49%. Trong đó ngành nơng nghiệp (nghĩa hẹp) tăng 73,58%, bình quân mỗi năm tăng 7,36%; ngành lâm nghiệp tăng 18,51%, bình quân mỗi năm tăng 1,85%; và ngành thuỷ sản tăng 180,8%, bình quân mỗi năm tăng 18,08%. Có thể nói đây là mức tăng khá cao, nó thể hiện được sự nỗ lực lớn của các địa phương trong vùng.
3.2.2. Ngành trồng trọt phát triển đều qua các năm