4.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước có thể tác động đến phát triển bền vững
4.1.2. Bối cảnh trong nước
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế xã hội của nước ta đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. So với 25 năm trước đây, ngày nay thế và lực của chúng ta đã hoàn toàn khác:
- Về kinh tế, từ một nước nghèo, GDP bình quân đầu người mỗi năm chưa đến 200 USD, sản xuất của nền kinh tế không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm và các mặt hàng công nghiệp thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước (cho dù đó chỉ là nhu cầu tối thiểu nhất), mọi thứ đều phải dựa vào sự viện trợ của nước ngoài, riêng lương thực, mỗi năm phải nhập thêm từ 0,5-1 triệu tấn để bổ sung cho sự thiếu hụt, chúng ta đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt khoảng 1540 USD, là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn của thế giới: hạt tiêu xuất khẩu đứng số một thế giới, gạo đứng thứ 2, cao su, cà phê, hạt điều đứng thứ 3.v.v. [35]
Với tiềm lực của mình, giờ đây chúng ta đã có thể tự đầu tư cho việc phát triển đối với nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, mơi trường của đất nước, trong đó có khu vực nơng nghiệp, nơng thôn và nông dân.
- Về nguồn nhân lực, năm 2010 số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế của nước ta là 49.048.500 người. Nguồn nhân lực của nước ta không chỉ đông đảo về số lượng, mà quan trọng là tỷ lệ lao động trẻ rất cao, năng động, sáng tạo và số được đào tạo chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng. Năm 2005, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm có 12,5% trong tổng số lao động của toàn xã hội, thì đến năm 2010 tỷ lệ đó đã được nâng lên thành 14,6%, trong đó có trên 2 triệu lao động có trình độ đại học và trên đại học. Đây là lợi thế đặc biệt quan trọng, mà không phải quốc gia nào trong khu vực và thế giới cũng có.
- Về hợp tác quốc tế, nếu như giai đoạn từ 1990-1994, sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bị sụp đổ, với chính sách cấm vận ngặt nghèo của Mỹ, dường như mọi quan hệ quốc tế, mọi sự hỗ trợ của bên ngoài đối với chúng ta đều bị ngăn chặn, thì ngày nay, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế với trên
150 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc mọi châu lục trên thế giới, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta thu hút đã đạt khoảng 195 tỷ USD. Giờ đây, chúng ta không chỉ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, mà các tập đoàn kinh tế thuộc mọi thành phần của nước ta mỗi năm cịn đầu tư ra nước ngồi hàng trăm triệu USD.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, những yếu kém của nền kinh tế và sự biến động phức tạp của kinh tế thế giới, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu vào những năm cuối của giai đoạn 2001-2010 vẫn còn tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta những năm đầu của giai đoạn 2011-2020. Những yếu tố gây mất ổn định chính trị xã hội và đe doạ chủ quyền quốc gia, nhất là trên biển Đông đang diễn biến ngày càng phức tạp theo chiều hướng xấu. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến và nghiêm trọng, tình trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đang ngày càng trở thành mối đe doạ hiện hữu đối với sản xuất và đời sống của người dân, trước hết là người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Mặt khác, sau gần 20 năm hội nhập kinh tế quốc tế và 5 năm gia nhậpWTO, bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát triển đất nước như: tăng khả năng thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường..., nền kinh tế nước ta cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới và trong nước, sự tác động qua lại và lệ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới, cũng như sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn trong quá trình hội nhập và tham gia vào q trình tồn cầu hố.
Một khó khăn rất lớn nữa là: nền kinh tế nước ta phát triển chưa thật bền vững, chất lượng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Kinh tế tuy tăng trưởng nhanh, nhưng phương thức tăng trưởng còn lạc hậu, cơ cấu của nền kinh tế chưa hợp lý.
Trong khi đó, thể chế kinh tế thị trường chưa thật hoàn thiện; chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường vẫn chưa đồng bộ và chưa hiện đại, đã tạo ra những điểm nghẽn rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.