Kinh nghiệm Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 62 - 68)

2.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp của một số nước và vùng lãnh thổ

2.4.2.Kinh nghiệm Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên (giáp ba nước lớn là Trung Quốc, Nhật Bản và Liên bang Nga) với diện tích 100,032 km2, chủ yếu là đồi núi, nghèo tài nguyên, dân số 48,87 triệu người, chia làm 17 đơn vị hành chính gồm thủ

đơ Seoul, 7 thành phố trực thuộc trung ương và 9 tỉnh.

Trở thành "con hổ châu Á" và là nước công nghiệp tiên tiến, Hàn Quốc chỉ mất có 50 năm. Vào những năm 80 thế kỷ trước, khi đó quy mơ GDP của Hàn Quốc mới chỉ là 70- 80 tỷ USD; năm 2011, quy mô GDP của họ đạt trên 1.172 tỷ USD, đứng thứ 13 thế giới; GDP bình quân 24.000 USD/người, tăng 200 lần so với năm 1961.

Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng, Hàn Quốc đã rất chú trọng đến sự phát triển bền vững. Nông nghiệp bền vững đã bắt đầu được chú ý ở Hàn Quốc vào cuối những năm 1970 với những biện pháp: [11]

Một là, thiết lập hệ thống quản lý nông nghiệp bền vững. Ngay từ những năm

1970, các tổ chức tư nhân, như Hiệp hội các trang trại lành mạnh và Hiệp hội nghiên cứu nghề nông trại hữu cơ (organic farming), nghề nông trại hữu cơ đã bắt đầu như một phần của các phong trào tôn giáo. Hiện nay, đã có tồn bộ 13 nhóm tiến hành hoạt động về nông nghiệp bền vững thông qua các tổ chức của quốc gia hoặc vùng. Các nhóm này bắt đầu tiến hành các hoạt động nông trại bằng việc tổ chức hiệp hội những người sản xuất và tiêu dùng đối với các sản phẩm nông nghiệp môi trường từ năm 1994.

Mặc dù có những hoạt động của các nhóm tư nhân như thế, nhưng Chính phủ Hàn Quốc lại không nhiệt tình hưởng ứng nền nơng nghiệp bền vững. Bộ Nông lâm và Thủy sản đã thành lập một Ủy ban phát triển nghề nông trại hữu cơ từ năm 1991, và đã sắp đặt các quy định quản lý nghề nông trại hữu cơ. Vào tháng 10 cùng năm đó, Bộ đã khởi động hệ thống cấp chứng chỉ các sản phẩm hữu cơ.

Khi các chất thải trong chăn nuôi trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, Bộ đã hình thành đạo luật liên quan đến việc đối xử với chất thải, rác vứt ra vào ban đêm (night-soil) và nước thải của chăn ni vào tháng 9 năm 1991. Đạo luật đó đã được sửa đổi hai lần, vào năm 1993 và 1997, để tăng cường các quy định về quản lý việc xử lý cụ thể và có thái độ rõ ràng đối với chất thải, rác thải vứt ra vào ban đêm và nước thải của chăn nuôi và thiết lập các phương tiện cho việc đó.

nghiệp bền vững. Vụ này được gọi là Vụ Nông nghiệp bền vững, được giao nhiệm vụ hoạch định các chính sách về nơng nghiệp bền vững, khuyến khích và hỗ trợ nghề nơng trại hữu cơ và tự nhiên. Từ năm 1995, vụ này đã bắt đầu có chương trình hỗ trợ đối với các trang trại cỡ vừa và nhỏ để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao. Dự án này có mục tiêu hỗ trợ các trang trại tiến hành nông nghiệp bền vững ở những vùng, mà các nguồn nước ở đó được bảo vệ cho việc sử dụng bằng đường ống dẫn nước, và các vùng trung du. Đây là dự án đầu tiên được chính phủ hỗ trợ cho việc khuyến khích nơng nghiệp bền vững. Tuy nhiên, chính phủ chưa có những kế hoạch trung và dài hạn cho nông nghiệp bền vững.

Cuối năm 1995, bộ đã thành lập một Ủy ban công tác về vấn đề hoạch định chính sách nơng nghiệp bền vững để phát triển kế hoạch hỗn hợp và các hệ thống thích hợp đối với nơng nghiệp bền vững. Trên cơ sở kết quả của Ủy ban cơng tác này, Chính phủ Hàn Quốc đã lập nên các kế hoạch trung và dài hạn cho nông nghiệp bền vững vào tháng 7-1996, và triển khai khung khổ chính thức cho việc khuyến khích nơng nghiệp bền vững. Vào tháng 10 cùng năm đó, một kế hoạch hành động cho chính sách nơng nghiệp và mơi trường cho thế kỷ XXI cũng đã được thông qua. Dự án này đã được lên kế hoạch và bắt đầu thực hiện theo kế hoạch trung và dài hạn và kế hoạch hành động từ năm 1997.

Mặc dù đã có kế hoạch trung và dài hạn và kế hoạch hành động, nhưng công luận lại chỉ trích gay gắt tình trạng thiếu những biện pháp chính thức và thật cụ thể để dự phòng cho các kế hoạch đó. Vào tháng 12-1997, đạo luật về khuyến khích nơng nghiệp bền vững đã được ra đời. Mục đích của đạo luật này là theo đuổi một nền nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường bằng cách đề cao chức năng bảo vệ môi trường của nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra, và khuyến khích các chủ trang trại hướng tới nơng nghiệp bền vững. Đạo luật này mới xác định rõ khái niệm về một nền nông nghiệp bền vững và quy định vai trị của Chính phủ trung ương, chính quyền địa phương, chủ trang trại, và các tổ chức tư nhân. Đạo luật này có hiệu lực từ ngày 14-12-1998.

bởi các hóa chất nơng nghiệp, số lượng các hóa chất sử dụng phải được cắt bớt bằng cách sử dụng có hiệu quả và thận trọng. Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã được đưa ra để khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các hóa chất. Trong một thời gian ngắn từ năm 1992 đã có hơn 9.000 người được đào tạo thành các huấn luyện viên và các chủ trang trại để áp dụng chương trình IPM. Chương trình này kêu gọi giảm số lượng các bình phun hóa chất nơng nghiệp và khối lượng sử dụng xuống còn 1/2 vào năm 2004, thơng qua việc kiểm sốt một cách hiệu quả các bệnh và loài gây hại dựa trên cơ sở các cuộc thử nghiệm khoa học nghiêm ngặt và kiểm soát sinh học, sử dụng các kẻ thù tự nhiên. Các tiêu chuẩn để sử dụng an tồn các hóa chất cũng sẽ được xây dựng, và một hệ thống các quy định về hóa chất nơng nghiệp cũng sẽ được áp dụng. Các hóa chất có nồng độ độc tố thấp và các chế phẩm vi sinh cũng sẽ được phát triển mạnh để hạn chế tối đa các tác hại do sử dụng hóa chất nơng nghiệp.

Các phương pháp làm tăng độ màu mỡ đang được khuyến khích áp dụng dựa trên cơ sở các kết quả khảo sát đất đai để giảm việc sử dụng các loại phân hóa học nhằm bảo vệ đất. Trên cơ sở kết quả khảo sát đất và dự báo cho dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng, các loại phân bón giàu khống chất sẽ được cung cấp để bón một cách tối ưu cho từng mảnh ruộng riêng biệt. Hiện nay, có một kế hoạch đang được xây dựng để thiết kế một hệ thống quản lý tích hợp chất dinh dưỡng. Các phân bón mới và các phương pháp bón phân hợp lý cũng đang được phát triển. Nếu các loại phân bón có độ phóng thích chậm được sử dụng, thì việc sử dụng phân bón có thể giảm đi 30% bởi vì sự hao phí phân bón sẽ giảm đi đáng kể.

Bởi vì, rất khó có thể giảm các chất thải chăn nuôi phát thải ra trong bối cảnh hiện nay, những cố gắng đều được tập trung vào việc tăng cường các biện pháp tăng tỷ lệ xử lý rác thải chăn nuôi và chuyển giao chúng đến các nguồn gây ơ nhiễm. Chính phủ đang mở rộng các nguồn vốn để xây dựng các thiết bị xử lý nhằm tăng tỷ lệ xử lý rác thải chăn nuôi. Để vận hành có hiệu quả các thiết bị xử lý này, cơng việc đào tạo thêm trình độ cho các chủ trang trại cũng sẽ được tăng cường, và chính các thiết bị này cùng sẽ được giám định kỹ càng. Rác thải trong chăn nuôi sẽ được

sử dụng để sản xuất các loại phân hữu cơ. Nguồn cung của các vật liệu thứ cấp, như mùn cưa và rơm rạ là vật liệu xúc tác cần cho việc làm biến đổi các chất thải vào các nguồn, cũng sẽ được sử dụng rộng rãi. Vật liệu thay thế đối với các chất xúc tác này cũng đang được sản xuất ở Hàn Quốc.

Giá của mỗi đơn vị thu gom nhựa và các chai lọ hóa chất sẽ tăng lên để có một mức độ thích hợp trong việc khuyến khích thu gom các loại rác thải dạng này. Nguồn tái sinh của Hàn Quốc và hiệp hội tái sử dụng thu gom chúng hai đợt trong một năm; vào mùa xuân và mùa tuyết rơi. Chính phủ áp dụng hệ thống ký quỹ và hình phạt đối với dầu bơi trơn và các chất thải của hóa chất chống đơng trong các linh kiện vứt bỏ của máy nông nghiệp để khuyến khích việc xúc tiến xử lý chúng bằng cách cho phép những người có mục đích tái sử dụng các loại rác thải này. Chính phủ cịn có vai trò trong việc xây dựng trung tâm xử lý các máy nơng trại loại thải, ở đó các máy loại thải được phân loại, tháo giỡ và ép lại. Chính phủ cũng cung cấp vốn ưu đãi cho các chủ trang trại xử lý các máy móc khơng cịn dùng được, cho việc mua các máy móc nơng trại mới. Do vật liệu nhựa nơng nghiệp bằng sinh học có thể phân hủy sẽ được phát triển, nên ô nhiễm gây ra bởi rác thải nhựa sẽ bị giảm đi đáng kể.

Các thiết bị xử lý rác thải nông thôn đang được mở rộng. Các thiết bị xử lý rác thải trong các hộ gia đình được mở rộng từ năm 1994, tập trung vào các vùng đã được chọn lựa cho các dự án phát triển làng văn hóa. Khoảng 772 thiết bị xử lý rác thải đã được bố trí từ năm 2004.

Ba là, duy trì và cải thiện các nguồn lực: Đất trồng trọt của Hàn Quốc có độ

chua cao, nhưng hàm lượng các chất hữu cơ và axit si-lic thì lại ở mức thấp.

Axit si-lic được cung cấp cho những đồng lúa mà hàm lượng axit si-lic có khoảng 130 ppm hoặc thấp hơn, và vôi được cung cấp cho đất đồi mà độ chua của chúng là 6,5 pH hoặc thấp hơn. Chính phủ Hàn Quốc đã lập kế hoạch xây dựng các dự án cải tạo đất cho tồn bộ đất trồng trọt ít nhất 6 năm một lần. Đối với đất trồng trọt có năng suất thấp hoặc đất bị ô nhiễm; đất được lấy từ các vị trí khác cũng được bổ sung vào, để hàm lượng đất sét đạt đến 15%. Từ năm 1997, dự án cải tạo đất cũng được áp dụng cho đất trồng trọt ở các vùng phụ cận các mỏ đã ngừng khai thác,

đất này cũng có thể được cải tạo. Dự án cải tạo sẽ được thiết kế cho 200 ha đất trồng trọt bị ô nhiễm bởi kim loại nặng cho đến cuối năm. Việc xây dựng các dự án kiểu như thế này rất hiệu quả nên sẽ còn được tiếp tục. Những hành động chưa được đưa ra với đầy đủ mức độ của chúng để đề phòng mất đất từ đất dốc, nhưng các dự án có mơ hình cỡ nhỏ hiện cũng đang được tổng kết.

Để quản lý được chất lượng nước nông nghiệp, các địa điểm được đo chất lượng nước đã được tăng lên đáng kể từ 161 lên 534 địa điểm vào năm 2000. Chúng đóng vai trò như một bộ phận của dự án cải tạo chất lượng nước, các tiêu chuẩn về nước cũng được thiết lập một cách chi tiết, đội trông nom vấn đề ô nhiễm nước được tổ chức ra cho từng đơn vị hành chính ở cấp huyện. Thêm vào đó, các hiệp hội khuyến nông và khuyến lâm lên kế hoạch xây dựng các nhóm đặc nhiệm về ơ nhiễm để thu thập các trường hợp bị gây hại do ô nhiễm nước và cung cấp các công nghệ phục hồi nước ô nhiễm.

Để cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình đến các vùng nơng thơn, mà các vùng này bị nằm ngồi các dự án của thành phố và các ống cung cấp nước cấp vùng, các ống nước sẽ được khoan vào các nguồn nước ngầm tại 5.000 làng vào năm 2004 và 2005. Đường kính của ống nước là 200 mm, và được khoan sâu 150- 200m dưới mặt đất. Dự kiến lượng nước cung cấp hàng ngày sẽ là 150 tấn cho mỗi giếng.

Để đáp lại khuôn khổ của Liên hợp quốc trong Cơng ước về thay đổi khí hậu (UNFCCC), mà cơng ước đó đến nay vẫn đang được tiếp tục đàm phán, Chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch thiết kế các thiết bị có thể sử dụng để đo lượng khí mê-tan phát thải ra bởi nơng nghiệp. Chính phủ đồng thời cũng có kế hoạch áp dụng các biện pháp để cắt bớt lượng phát thải khí mê-tan. Vùng đất khơ dành cho việc gieo trực tiếp sẽ được mở rộng từ 57.000 ha lên 500.000 ha vào năm 2004, 2005. Để giảm khí mê-tan phát thải do vật ni, định lượng số đầu gia súc cho mỗi loài cũng được xác định. Các vật liệu hóa chất sử dụng trong việc ngăn chặn phát thải của khí gây lên men trong bộ máy tiêu hóa của vật ni cũng được phát triển.

Bốn là, thúc đẩy sự tiến bộ của các dự án khuyến khích nơng nghiệp bền vững:

Các chương trình trợ giúp các trang trại cỡ vừa và nhỏ trong việc sản xuất các sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng cao đã được khởi xướng từ năm 1995. Dự tính đến

năm 2004, tổng tồn bộ 1.000 tổ hợp ở trên tất các vùng với trên 10.000 ha đã được tạo ra để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, và khoảng 10.000 hộ dự kiến sẽ tham gia các dự án này. Hàng năm, có tất cả 100 tổ hợp sẽ được lựa chọn, và mỗi tổ hợp sẽ được cung cấp một khối lượng tiền khoảng 1,75 triệu Won và cho vay khoảng 2,5 triệu Won. Mục tiêu của việc trợ giúp bao gồm cả sản xuất và tiếp thị các phương tiện và thiết bị cho nông nghiệp bền vững, như các thiết bị sản xuất vi sinh tự nhiên, kho thóc và nhà kính, thiết bị làm lạnh và các loại xe làm lạnh.

Từ năm 1995, dự án khuyến khích nơng nghiệp bền vững đã được thực hiện ở các vùng mà ở đó các nguồn nước đã được bảo vệ cho việc sử dụng như là nước có hệ thống đường ống. Hiện nay, dự án này được triển khai tại 5 vùng, bao gồm Paldang và Andong, đều có chính quyền địa phương và các hiệp hội hợp tác xã nông nghiệp tham gia. Dự án này hỗ trợ sản xuất, tiếp thị và bán sản phẩm của nơng nghiệp bền vững với mục đích cung cấp nước sạch và các sản phẩm nông trại tươi sống cho người tiêu dùng trong vùng.

Các vùng có số lượng tới 1 triệu ha thì được chỉ định là những vùng được bảo vệ môi trường cấp quốc gia, bao gồm những vùng mà ở đó các nguồn nước đã được bảo vệ cho việc sử dụng như là nước có hệ thống đường ống, vùng Paldang, vùng Daechong và các vườn tự nhiên. Tổng tồn bộ quy mơ của đất trồng trọt tại các vùng này là 79.000 ha, và số các hộ trang trại là 57.000. Việc bắt buộc phải chịu một giới hạn về bảo vệ môi trường trong vùng đang làm tổn hại đến lợi ích của các chủ trang trại, nhưng họ không được đền bù một cách thỏa đáng. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng hệ thống thanh toán trực tiếp cho các chủ trang trại, bao gồm những hộ nằm trong vùng bảo vệ môi trường, chuyển sang nông nghiệp bền vững trong sự bù lại đối với việc bảo vệ môi trường. Hệ thống này đã được sử dụng như là dự án thí điểm từ năm 1999, và tiếp tục được rộng ra các địa phương khác. [12]

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 62 - 68)