Mạnh dạn điều chỉnh một số chính sách đối với vùng dân tộc miền núi nó

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 151 - 160)

4.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở các tỉnh vùng trung du miền

4.4.11. Mạnh dạn điều chỉnh một số chính sách đối với vùng dân tộc miền núi nó

núi nói chung với sản xuất nơng nghiệp nói riêng

- Trước hết nên xem xét, điều chỉnh lại các chương trình đầu tư của nhà nước đối với khu vực này. Nên tập trung thành một chương trình hỗ trợ miền núi nói chung và giao cho một đầu mối phụ trách. Vốn đầu tư của chương trình mỗi năm (hoặc 2 năm) tập trung giải quyết cho vùng một vấn đề căn bản, có tác dụng lớn và tương đối dài hạn đối với sự phát triển kinh tế xã hội hoặc nông nghiệp của vùng tránh đầu tư nhỏ giọt, dàn trải, chồng chéo.

- Mở rộng hơn nữa việc giao đất, giao rừng cho người dân quản lý sử dụng. Cần kiểm kê lại đất do các nông - lâm trường (doanh nghiệp nhà nước) quản lý và

sử dụng (cả nước là khoảng trên 4 triệu ha), tất cả các đất nông - lâm trường quản lý sử dụng không tốt, không hiệu quả giao hết cho dân quản lý và sử dụng. Đối với các hộ dân sống quanh các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần nâng mức hỗ trợ đối với người dân trong việc khốn chăm sóc, bảo vệ.

- Kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ các dự án thủy điện chưa xây dựng trên địa bàn. Kiên quyết dừng các dự án có ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên đất và nước, cũng như đến đời sống của người dân. Tăng mức thuế sử dụng tài nguyên và dành một phần thuế đó đầu tư lại cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung, cho phát triển sản xuất nơng nghiệp của vùng theo hướng bền vững nói riêng.

- Khẩn trương xây dựng chính sách biên mậu đối với Trung Quốc (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch) nhằm khai thác lợi thế của thị trường này và hạn chế tối đa những bất lợi do chính sách biên mậu của họ gây ra cho kinh tế xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, cho sản xuất nơng nghiệp của vùng nói riêng.

- Về chính sách đào tạo nguồn nhân lực của vùng trung du miền núi phía Bắc, NCS đề nghị bỏ chính sách trường nội trú dân tộc dân nuôi. Đồng bào dân tộc phần lớn là nghèo, làm sao nuôi được. Với tiềm lực kinh tế của nhà nước ta hiện nay, NCS cho rằng các trường dân tộc nội trú nhà nước nên đảm nhận, chính sách này giống như chính sách đối với các trường học sinh miền Nam trong thời chống Mỹ (thời đó cịn làm được thì ngày nay khơng có gì là khó cả).

Tiểu kết chương

Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình thế giới và trong nước có thể tác động đến phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020; căn cứ vào những quan điểm của Đảng, nhà nước NCS đã đưa ra hai quan điểm cần được quán triệt và đưa ra những định hướng cho từng ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tủy sản và đề xuất 11 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp tại các vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020.

KẾT LUẬN

Vùng Trung du miền núi phía Bắc là địa bàn cực kỳ quan trọng về kinh tế - xã hội cũng như môi trường và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Trong vùng ẩn chứa nhiều nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm nhiều triệu ha rừng, nguồn tài nguyên nước dồi dào và thủy năng to lớn, hàng triệu ha đất đai các loại, nhiều khoáng sản quý hiếm và có trữ lượng lớn.

Vùng trung du miền núi phía Bắc là một trong những vùng kinh tế dựa vào nông nghiệp. Tuy có những lợi thế nhất định trong phát triển nơng nghiệp về đất đai, đồi rừng, với nhiều tiểu vùng sinh thái, tạo lợi thế cho phát triển nhiều loại nông, lâm, thủy đặc sản, thế nhưng nhiều năm qua, do điểm xuất phát thấp, điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa có những khó khăn; cơng tác quản lý hành chính, quảng bá và tạo điều kiện thu hút đầu tư ở một số địa phương còn hạn chế, nên nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được tập trung khai thác mạnh mẽ. Vùng Trung du miền núi Bắc bộ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khơng nhỏ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa.

Để giúp sản xuất nơng nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc phát triển nhanh theo hướng bền vững trong những năm sắp tới, luận án đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành các vấn đề sau:

Đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững nói riêng. Đặc biệt đã đi sâu làm rõ nội dung của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (về kinh tế-xã hội-môi trường) và các tiêu chí đánh giá tính bền vững đó. Luận án cũng đã tìm hiểu và trình bày kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và rút ra được những bài học bổ ích cho Việt Nam nói chung, cho vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng.

Trên cơ sở các căn cứ lý luận và thực tiễn đã tổng kết được, luận án đã vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012

trên cả ba phương diện: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về mơi trường. Qua phân tích, đánh giá, luận án đã nêu bật được những kết quả bước đầu đáng khích lệ của các địa phương trong vùng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, cũng như đã chỉ rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém cần khắc phục và các nhân tố ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng trong giai đoạn này.

Từ thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng trung du miền núi phía Bắc thời gian qua, và trên cơ sở dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế có thể ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng đến năm 2020, luận án đã nêu lên quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng này đến năm 2020 và một số giải pháp nhằm thực hiện thành cơng định hướng đó.

NCS hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc tham khảo trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong những năm sắp tới./.

CÁC CƠNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thanh Hải (2009), “Một số giải pháp quản lý Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (tháng 10/2009- kỳ II).

2. Nguyễn Thanh Hải (2010), "Đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế biến để phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ", Tạp chí Quản lý Nhà nước

(174).

3. Nguyễn Thanh Hải (2011), “Phát triển bền vững nông nghiệp các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (165). 4. Nguyễn Thanh Hải (2013), "Một số giải pháp phát triển nông nghiệp bền

vững ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc", Tạp chí Kinh tế và Phát

triển,(số đặc biệt tháng 8/2013).

5. Nguyễn Thanh Hải (2013),“Phát triển nơng nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo( 14).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1- Lê Quý An, Dự án VIE/01/021, Báo cáo nghiên cứu: Ngưỡng phát triển và

quan điểm phát triển bền vững đối với Việt Nam.

2- Đinh Văn Ân (2005), "Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội tốc độ

nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam'', NXB Thống kê, Hà Nội 2005.

3- Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn Áng (2001), "Đào tạo cán bộ ở

các xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi phía Bắc", NXB Nông nghiệp, Hà nội.

4- Nguyễn Đăng Bình (2012), "Đầu tư phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh

gắn với giảm nghèo tại Việt Nam trong thời kỳ đến năm 2020". Luận án tiến sĩ

kinh tế.

5- Nguyễn Văn Bích (2007), "Nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam sau 20 năm đổi

mới: quá khứ và hiện tại", NXB Chính trị quốc gia.

6- Hà Ban (2007), "Thách thức và triển vọng phát triển bền vững nông nghiệp và

nông thôn tỉnh Kon Tum", NXB Đà Nẵng.

7- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), “Chiến lược phát triển nông

nghiệp, nông thôn trong CNH, HĐH thời kỳ 2001-2010”.

8- Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, "Định hướng chiến lược phát triển bền

vững ở Việt Nam”.

9- Nguyễn Hồng Cử (2010), "Phát triển nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững

ở Tây Nguyên", Luận án tiến sĩ kinh tế.

10- Đảng cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, NXB Chính

trị quốc gia”, Hà Nội 2005

11- Chu Tiến Quang - Lê Xuân Đình (2007), "Kinh nghiệm của Hàn quốc trong phát triển nông nghiệp bền vững”, Tạp chí Cộng sản (125).

nơng thơn dựa vào cộng đồng để làm cơ sở cho việc đề xuất cơ chế chính sách Phát triển nơng thơn mới trong điều kiện của Việt Nam", đề tài khoa học cấp

Bộ.

13- Đỗ Quang Giám (2013), "Kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường khu

vực Trung du miền núi đông Bắc", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số

B2011 - 1109.

14- Từ Thái Giang (2012), "Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên

địa bàn tỉnh Đăk Lăk", Luận án Tiến sĩ kinh tế.

15- Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1999), "Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu

nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay", NXB Chính trị

Quốc gia.

16- Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1998), "Phát triển kinh tế- xã hội các vùng dân

tộc và miền núi theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa", NXB Chính trị

Quốc gia.

17- Lưu Văn Huy (2012), "Phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn

tỉnh Hịa Bình", Luận văn thạc sĩ.

18- Hội nghị Quốc gia về phát triển bền vững: Diễn đàn “Phát triển nông nghiệp

và nông thôn bền vững”, Hà Nội, tháng 12/2004.

19- Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, NXB Thống kê năm 2013.

20- Kết quả tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và thủy sản năm 2011, NXB thống kê năm 2012.

21- Ngô Thắng Lợi (2010), "Phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ

đến năm 2020", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

22- Nguyễn Quang Thái- PGS.TS. Ngô Thắng Lợi (2007), "Phát triển bền vững ở

Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng”, NXB Lao động- xã

hội.

24- Lê Du Phong-Tơ Đình Mai (2007), "Góp phần nghiên cứu chính sách Lâm

nghiệp ở Việt Nam". NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2007.

25- Bùi Thảo Nguyên (2013), "Giải pháp góp phần phát triển nơng nghiệp theo

hướng bền vững trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ" , Luận văn thạc sĩ.

26- Niên giám thống kê 2000, 2005, 2010, 2011, 2012.

27- Cao Thị Kim Oanh (2013), "Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền

vững trên địa bàn huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ", Luận văn thạc sĩ.

28- Ngọc Thị Hoài Phương (2013), "Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao

động nông thôn tỉnh Bắc Kạn", Luận văn Thạc sĩ.

29- Đặng Kim Sơn (2006), "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và

phát triển". NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.

30- Tạp chí Cơng nghiệp, Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Trung du miền núiBắc bộ, NXB Lao động- xã hội, năm 2006

31- Bùi Tất Thắng (2010), "Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam

thời kỳ 2011-2020", NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2010.

32- Đào Duy Tâm (2010) "Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở

Hà Nội", Luận án tiến sĩ.

33- Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Đức Tuân (2012), "Giáo trình Kinh tế Phát triển", Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2012.

34- Nguyễn Thị Thắng (2013), "Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo nếp Vải

của huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên", Luận văn thạc sĩ

35- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Hành chính, Hà nội, năm

2010.

36- Tổng cục Thống kê, Niên Giám Thống kê, năm 2000, 2004, 2010, 2011.

37- Trần Thị Thu Thủy (2010), "Phát triển nông lâm kết hợp theo hướng kinh tế

trang trại tại một số tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc", Luận án tiến sĩ.

- tỉnh Yên Bái", Luận văn thạc sĩ.

39- Viện Chiến lược Phát triển, "Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020”, NXB Chính trị quốc gia, Hà

nội, năm 2009.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

40- Robert Goodland (1987), "George Ledec, Neoclasical economics and Principles of sustainable Development,” Elsevier B.V, USA

41- Sudhir Anand và Amartya Sen (1996), "Phát triển bền vững: Khái niệm và các

ưu tiên” (bản dịch), New York, January

42- Dakley, Peter et al, "Projects with People: The Practice of Participation in

Rural Development”, Geneva: International Labour Office

43- Frank Ellis (1995), "Chính sách nơng nghiệp trong các nước đang phát triển

(bản dịch), NXB Nông nghiệp

44- World Bank, (1998),"Agriculture and Environment, Perspectives on

Sustainable Rural Development”, Ernst Lutz

45- World Bank (2003), "Phát triển bền vững trong một thế giới năng động, thay

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 151 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)