hướng bền vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
Có thể nói, những kết quả đã đạt được, cũng như những mặt còn hạn chế trong phát triển theo hướng bền vững của sản xuất nông nghiệp các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc trong thời gian qua chịu tác động hết sức mạnh mẽ bởi các điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của vùng, cụ thể:
- Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên
Là vùng có độ cao so với mặt biển lớn và địa hình lại chia cắt rất phức tạp, nên trên địa bàn vùng trung du miền núi phía Bắc tạo thành nhiều tiểu vùng đất đai, khí hậu, thời tiết khá đặc biệt (có vùng cao ngun đất khá phì nhiêu, bằng phẳng với thời tiết mát mẻ; có vùng ruộng bậc thang; có vùng núi cao mùa hè nóng bức, nhưng mùa đơng lại giá rét.v.v.). Điều kiện tự nhiên đặc biệt này một mặt đã tạo ra những thuận lợi cho vùng trong phát triển nông nghiệp, nhất là việc gieo trồng các loại cây trồng, ni dưỡng các loại con vật ni có nguồn gốc ơn đới có giá trị kinh tế cao, giúp tăng thu nhập và cải thiện nhanh đời sống của người nông dân như: các loại rau, các loại hoa, một số cây ăn quả, cá hồi, cá tầm.v.v. Nhưng mặt khác, điều kiện tự nhiên đặc biệt đó cũng gây cho sản xuất nông nghiệp không ít khó khăn trong việc phát triển theo hướng bền vững. Trong đó đáng kể là: do địa hình dốc đứng, mưa lại tập trung theo mùa và với cường độ mạnh, nên lũ lụt, nhất là lũ quét, đất bị sụt lở và rửa trôi diễn ra thường xuyên. Điều này khơng những tác động đến tính mạng và tài sản của người dân, mà còn làm cho các nguồn tài nguyên nông nghiệp ngày càng xấu đi. Bên cạnh tác động của mưa, lũ, thời tiết giá rét cũng ảnh hưởng khá bất lợi cho sản xuất nông nghiệp của vùng này. Những năm gần đây rét hại với thời gian kéo dài diễn ra dồn dập, làm cho cây trồng, các con vật nuôi ở vùng trung du miền núi phía Bắc chết khá nhiều. Điển hình là đợt rét hại kéo dài 38 ngày của năm 2008 đã làm cho hơn 35.000 ha cây trồng bị hư hại, hàng vạn con trâu bò bị chết rét, thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Hay đầu năm 2013 mới đây, mưa đá với cường độ mạnh đã xảy ra ở Lào Cai và Yên Bái, phá hỏng hàng trăm nhà cửa và
hàng ngàn ha lúa và hoa màu của người dân trong vùng. Đương nhiên, điều kiện tự nhiên bị chia cắt phức tạp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp, cũng như việc phát triển hệ thống thị trường đầu vào, đầu ra cho sản xuất của ngành kinh tế quan trọng này.
- Ảnh hưởng do sự suy thoái đất
Là vùng Trung du miền núi do vậy diện tích diện tích đất dốc là phổ biến, suy thái đất do bị xói mịn, thối hố nghiêm trọng dẫn đến năng suất cây trồng rất thấp và ngày càng giảm. Những ngun nhân chính dẫn đến sự rửa trơi lớp mặt đất đó là do q trình phá hoại rừng, chăn thả gia súc và khai thác quá mức cho phép làm hạn chế quá trình che phủ thực vật trên lớp mặt. Sự thối hóa đất ngun nhân là do xói mịn, do sự cuốn trôi lớp bề mặt dẫn đến sự thoái hố đất vì nó lấy đi phần dinh dưỡng của đất. Theo tổng hợp của PGS TS Đào Châu Thu thì xói mịn đất có thể xuất hiện từ độ dốc 3 độ, nếu độ dốc tăng 2 lần thì cường độ xói mịn tăng hơn 4 lần, nếu chiều dài sườn dốc tăng 2 lần thì xói mịn tăng 2-2,5 lần1. Theo nghiên cứu của Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1999) thì vùng núi và trung du phía bắc có tỷ lệ đất dốc là 95% và tỷ lệ đất thối hóa do xói mòn là 80%, là tỷ lệ cao nhất nước2. Những nguyên nhân này dẫn đến nguồn hữu cơ, khoáng chất bị mất, khả năng giữ nước/ giữ ẩm, độ xốp và các thành phần sinh học khác trong đất. Bên cạnh đó, theo một số phân tích đây thì, thối hóa đất một phần là do động năng của hạt mưa - yếu tố quan trọng nhất gây nên sự tách rời các thành phần trong đất và những thành phần này bị quá trình cuốn trơi tẩy/rửa sạch. Ngồi ra, các yếu tố do thay đổi khí hậu, thời tiết hay sự vận động địa chất của trái đất như núi lở, sơng suối thay đổi dịng chảy cũng là nguyên dân dẫn đến sự suy thoái đất.
- Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế
Trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế (cuối năm 1986) cho đến nay, Đảng và Chính phủ đã có sự quan tâm đặc biệt đối
1 PGS TS Đào Châu Thu, 2009, Suy thối và phục hồi đất vị suy thối, NXB Nơng Nghiệp Hà Nội.
2 Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999, Đất đồi núi Việt Nam, Thối hóa và phục hồi, NXB Nơng nghiệp Hà
với việc tạo dựng môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển theo hướng bền vững của nơng nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc. Điều này được thể hiện rõ qua các điểm sau đây:
+ Thứ nhất, Chính phủ đã huy động nhiều nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay của Chính phủ các nước, của các tổ chức quốc tế, vốn của các thành phần kinh tế khác.v.v.) để đầu tư cho xây dựng và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc; đặc biệt là hệ thống đường bộ (quốc lộ số 2, 3, 4, 6), hệ thống đường sắt (Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên); hệ thống truyền tải và cung cấp điện, hệ thống bưu chính-viễn thơng, hệ thống trường học, bệnh viện...; cũng như xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là hệ thống tưới-tiêu, hệ thống tạo giống cây trồng, con vật ni, hệ thống sản xuất phân bón, sản xuất thức ăn gia súc, hệ thống bảo vệ thực vật và thú y, hệ thống bảo quản và chế biến các loại nơng sản. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng đã nhiều hơn, hiện đại hơn so với hơn 20 năm trước khá nhiều. Tuy nhiên, do nhiều lý do (điều kiện địa hình quá phức tạp, nguồn lực đầu tư của Trung ương và các địa phương cũng còn hạn chế) nên kết cấu hạ tầng, cũng như cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc vẫn thuộc loại thấp kém nhất cả nước, vừa không đồng bộ, vừa lạc hậu.
+ Thứ hai, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chương trình, cơ chế và chính sách hỗ trợ đối với việc phát triển kinh tế-xã hội các vùng dân tộc và miền núi nói chung, phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vũng nông nghiệp, nông thôn vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng. trong đó đáng chú ý là: Chương trình xố đói, giảm nghèo; Chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135); Chương trình hỗ trợ 62 huyện nghèo nhất (Chương trình 30 a), Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (Chương trình 327); Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng....Các chính sách như: Chính sách hỗ trợ giống cây trồng, con vật ni; Chính sách tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗ trợ đối với việc ứng dụng các tiến bộ mới vào
sản xuất nơng nghiệp; Chính sách giao đất, giao rừng cho người dân quản lý khai thác; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp là người các dân tộc thiểu số.v.v. Các chương trình và chính sách của Nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp của vùng phát triển theo hướng bền vững và đạt được những kết quả quan trọng như đã trình bày. [24]
Tuy nhiên, về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp của vùng cũng bộc lộ những hạn chế rất đáng quan tâm, cụ thể:
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp của vùng cũng như của từng địa phương cịn mang nặng tính hình thức, chung chung, thiếu cơ sở khoa học vững chắc. Việc chỉ đạo thực hiện quy hoạch không quyết liệt, kinh phí đầu tư cho triển khai thực hiện quy hoạch thiếu và nhỏ giọt. Do đó, trong thực tiễn các địa phương mạnh ai nấy làm, quy hoạch chưa gắn với lợi thế của vùng và từng địa phương, chưa gắn kết được với nguồn lực có thể huy động. Nhiều khi cịn mang tính phong trào, sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn vừa tản mạn, vừa chồng chéo, hiệu quả thấp. Sự tham của các thành phần kinh tế nhất là doanh nghiệp vào sản xuất nơng nghiệp cịn ít.
- Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chương trình, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi nói chung, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của vùng này nói riêng. Tuy nhiên, nhiều chương trình, chính sách chồng chéo, chưa kịp tổng kết, đánh giá cái này đã có cái khác: chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135), chương trình hỗ trợ 62 huyện nghèo (chương trình 30a), hay chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng v.v. Nguồn vốn đầu tư cho vùng vì thế khá phân tán (nhiều cơ quan, nhiều tổ chức quản lý), thất thoát nhiều, hiệu quả đầu tư thấp. Một số chính sách lại chưa thật phù hợp với thực tiễn chẳng hạn chính sách hỗ trợ cho người dân quản lý, chăm sóc bảo vệ rừng 50 nghìn đồng/1ha/1 tháng là quá thấp khơng có tác dụng khuyến khích đối với các người dân.
- Về phương thức canh tác mà nói, tuy các địa phương trong vùng cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động người dân ứng dụng các tiến bộ mới vào sản xuất nơng nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao năng suất các loại cây trồng và
các con vật nuôi, tăng thu nhập cho gia đình; song, do nhiều khó khăn, trong đó quan trọng nhất là khó khăn về nguồn lực tài chính và kiến thức, nên phương thức canh tác của phần lớn nơng dân trong vùng cịn khá lạc hậu, sản xuất vẫn theo lối quảng canh, dựa vào thiên nhiên và kinh nghiệm cha truyền con nối là chính. Phương thức canh tác này có ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển nơng nghiệp của vùng, theo hướng bền vững; bởi lẽ, nó làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên nhanh chóng bị hao mịn và cạn kiệt. Về mặt tổ chức sản xuất nơng nghiệp, như đã trình bày ở vùng trung du miền núi phía Bắc chủ yếu vẫn dựa vào kinh tế hộ gia đình. Hộ thì quy mơ đất đai nhỏ bé, năng lực tài chính rất hạn chế, trình độ chun mơn thấp kém, nên sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, không ứng dụng được các tiến bộ mới của khoa học - công nghệ vào sản xuất. Kết quả tất yếu là năng suất cây trồng vật ni thấp, sản lượng làm ra ít, chất lượng khơng bảo đảm, hiệu quả không cao.
- Về thị trường, trong những năm vừa qua, thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đã được hình thành và hoạt động khá mạnh mẽ. Hệ thống thương mại-dịch vụ đã phủ đến tận các xã, các thơn bản, sẵn sàng cung cấp các loại máy móc, thiết bị, các loại giống cây trồng, con vật ni, các loại phân bón, thức ăn gia súc, các loại thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất của người nông dân, cũng như tiêu thụ các loại nông sản họ sản xuất ra. Có thể nói, thị trường đã giúp nông nghiệp của các địa phương trong vùng từng bước gắn kết với bên ngoài và phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, do quản lý Nhà nước cũng còn thiếu chặt chẽ và trình độ của người dân cũng cịn nhiều hạn chế, nên thị trường trong vùng nhiều lúc diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là sự khơng bình đẳng trong mua vật tư và bán sản phẩm, mà phần thua thiệt phần lớn thuộc về nơng dân. Mặt khác, vì vùng trung du miền núi phía Bắc có đường biên giới rất dài, riêng với Trung Quốc là khoảng 1500km nên trong những năm gần đây thị trường Trung Quốc chi phối rất mạnh mẽ đối với sản xuất nông nghiệp các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc. Phần lớn các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp (từ giống cây trồng, con vật ni đến máy móc, phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản nơng sản v.v)
đều do phía Trung Quốc cung ứng, và thơng qua phương thức thu mua sản phẩm rất đặc biệt (bán rẻ, mua đắt tùy lúc) và điều tiết quá trình sản xuất theo ý đồ của họ.
Thị trường Trung Quốc có mặt tích cực là khuyến khích sản suất nông nghiệp của vùng phát triển ở một chừng mực nào đó và góp phần làm tăng thu nhập cho người nơng dân. Song rất nguy hại là nó phá vỡ mọi quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp của vùng của từng địa phương trong vùng. Biến Trung du miền núi phía Bắc thành địa bàn tiêu thụ các sản phẩm độc hại do họ sản xuất ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng mà còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.
Việc quy hoạch sản xuất các sản phẩm của các địa phương chưa được tính đến các yếu tố về thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng đàm phán của người dân thấp và chưa có tính tổ chức chặt chẽ, thiếu các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, chưa có mối liên kết trong chuỗi giá trị, do đó sản xuất ra khơng tiêu thụ được sản phẩm hoặc bị tư thương ép giá dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Ảnh hưởng của điều kiện xã hội
Do điều kiện địa hình phức tạp, bị chia cắt sâu, và là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhất đất nước, nên dân cư ở đây sống khá phân tán và trình độ dân trí của người dân nhìn chung cịn khá thấp. Thực trạng này đã đem lại lại cho vùng rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, cũng như đối với việc đưa nhanh các tiến bộ mới về khoa học- công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Khó khăn này là lực cản không nhỏ đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng thời gian qua. Tình trạng di canh, di cư tự do, nguyên nhân do thiếu đất canh tác vẫn cịn tồn tại ở một số dân tộc, thói quen lạc hậu này dẫn đến đất đai bị suy thối, mơi trường bị tàn phá, mất cân bằng sinh thái.
Tiểu kết chương
Vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam bao gồm 14 tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá về tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng để thấy rõ những ảnh hưởng đến phát triển bền vững nông nghiệp ở khu vực này; là vùng có vị trí đặc biệt
quan trọng trong giữ gìn mơi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước; với 1500 km đường biên giới với CHND Trung Hoa và 560km đường biên giới với CHDCND Lào. Vùng này có điều kiện kinh tế thấp kém nhất ở Việt Nam, với diện tích chiếm 28,78% diện tích cả nước, nhưng giá trị sản xuất nơng nghiệp của tồn vùng chỉ chiếm 8,9% của cả nước, giá trị của sản xuất công nghiệp, xây dựng chiếm 2,71% so với cả nước. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường vừa thiếu lại vừa lạc hậu; kinh tế của vùng tuy có bước phát triển song chủ yếu vẫn rất nhỏ bé và trình độ khá lạc hậu; vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số