2.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp của một số nước và vùng lãnh thổ
2.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan nằm trong khu vực Đơng Nam Á, có diện tích đất canh tác 19,26 triệu ha, gấp 2,62 lần diện tích đất canh tác của Việt Nam và bình qn diện tích đất tác trên đầu người nhiều gấp 4 lần Việt Nam. Trong những năm 1970, Thái Lan
cịn là nước nơng nghiệp lạc hậu, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là quảng canh, dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên là chính, đặc biệt là nguồn lực đất đai, rừng và sức lao động cơ bắp. Do đó, rừng bị tàn phá, độ màu mỡ của đất ngày càng giảm, thu nhập và đời sống của người nông dân chậm được cải thiện. Từ cuối những năm 1980, đặc biệt là từ khi bước vào thế kỷ XXI, Thái Lan đã chuyển nền nông nghiệp sang phát triển theo hướng bền vững; mọi chính sách do Chính phủ đưa ra đối với sản xuất nông nghiệp đều hướng vào mục tiêu nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người nơng dân và bảo vệ môi trường đất, nước và rừng của quốc gia, cụ thể:
-Thực hiện đa dạng hoá sản xuất nơng nghiệp
Chính phủ Thái Lan đã đưa ra nhiều chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ về giống cây trồng, con vật ni, hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ về khoa học-công nghệ, nhằm khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tận dụng tối đa lợi thế so sánh của từng vùng để thực hiện đa dạng hoá và sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu, từ đó nâng nhanh giá trị và thu nhập của người nơng dân tính trên một đơn vụ diện tích canh tác. Chính sách này đã làm cho sản xuất nơng nghiệp của Thái Lan phát triển khá nhanh, nhiều loại nơng sản có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường thế giới và chiếm giữ vị trí hết sức quan trọng như gạo, sắn, cao su.v.v.
-Thực hiện chính sách giá cả nơng sản có lợi cho nơng dân
Chính phủ Thái Lan đã khá thành cơng trong việc can thiệp vào sự hình thành giá cả các loại nông sản, tất nhiên sự can thiệp này vẫn dựa trên những quy tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường chứ không can thiệp một cách bừa bãi. Thông qua các cơng cụ kinh tế, Chính phủ Thái Lan đã có sự điều chỉnh giá mua và bán các loại nông sản một cách linh hoạt, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng và từng thời gian nhất định. Mục tiêu của chính sách giá nơng sản mà Chính phủ Thái Lan theo đuổi là: Có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nước, mở rộng khả năng xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra thị trường thế giới. Chính sách này
ln tạo cho người nông dân sự nỗ lực trong sản xuất và bảo vệ các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là tài nguyên đất, nước và rừng.
- Khuyến khích ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học-công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản
Để nâng cao năng suất các loại cây trồng, các con vật nuôi, cũng như nâng cao chất lượng các loại sản phẩm của chúng, từ đó nâng cao giá trị làm ra được trên một đơn vị diện tích, đồng thời hạn chế được việc khai thác bừa bãi các nguồn tài ngun nơng nghiệp do duy trì phương thức canh tác lạc hậu, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tích cực ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học-công nghệ vào sản xuất và chế biến nơng sản. Chính phủ đã cho vay trung hạn và dài hạn đối với các dự án ứng dụng tiến bộ mới về khoa học-công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản; miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và chuyển giao công nghệ cho sản xuất và chế biến nông sản nhập từ nước ngồi, đặc biệt là cơng nghệ của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức và Anh. [12]