Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất của toàn vùng,

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 137)

4.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở các tỉnh vùng trung du miền

4.4.3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất của toàn vùng,

toàn vùng, cũng như của từng tỉnh trong vùng

Trên cơ sở quy hoạch phát triển nông nghiệp của vùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các tỉnh phải nghiên cứu để đưa ra được các cơ chế và chính sách hợp lý, thật sự có tác dụng khuyến khích, để huy động mọi nguồn lực (của Nhà nước, của các thành phần kinh tế, của người dân, kể cả trong và ngoài vùng, trong và ngoài nước) cho việc hoàn thiện, mở rộng và nâng cấp theo hướng đồng bộ và

hiện đại hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương mình, từ thuỷ lợi, giao thơng, nhất là giao thông nội đồng, cung cấp điện, cung cấp các loại máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, hệ thống kho chứa vật tư, bảo quản sản phẩm.

Kết cấu hạ tầng hiện đại là điều kiện hàng đầu bảo đảm cho nông nghiệp phát triển nhanh theo hướng bền vững và gắn bó chặt chẽ, mật thiết với quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Bởi lẽ, chỉ khi có được một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thì sản xuất nơng nghiệp mới có thể thực hiện được 6 hoá: thuỷ lợi hố, cơ giới hố, hố học hố, điện khí hố, tự động hố và sinh học hố. Nói cách khác, nơng nghiệp mới thực sự trở thành ngành sản xuất hiện đại. Và khi nơng nghiệp đạt trình độ hiện đại, thì mới có điều kiện thật sự để phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực có hạn, phải chọn khâu đột phá để có sự ưu tiên trong phát triển. Ở vùng trung du miền núi phía Bắc, khâu đột phá đó theo NCS là giao thơng. Phát triển và hiện đại hố hệ thống giao thơng nên theo hướng: mở rộng lịng đường đến các xã và thơn, bảo đảm các loại xe cộ, máy móc có thể đi lại, tránh nhau thuận lợi, thực hiện nhựa hố và bê tơng hố hệ thống đường này. Đối với giao thông nội đồng, ưu tiên xây dựng trước ở các vùng chun canh sản xuất hàng hố có quy mơ lớn.

Phương thức mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật trên địa bàn toàn vùng, đặc biệt là ở từng tỉnh nên đa dạng. Có những thứ phải tìm mọi cách tranh thủ nguồn đầu tư của trung ương, có thứ phải huy động sức dân, và có thứ phải thực hiện dưới hình thức công- tư kết hợp. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực tài chính của các tỉnh cũng như của người dân trong vùng còn hạn hẹp, cần hết sức coi trọng việc huy động nguồn lực từ bên ngoài-kể cả của quốc tế.

4.4.4. Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp phù hợp với điều kiện và đặc điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc

Hình thức tổ chức có vai trị rất quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp. Hình thức tổ chức khơng chỉ phải phù hợp với quan hệ sản xuất, mà còn phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng cụ thể. Hình thức tổ chức phù hợp,

sẽ là động lực quan trọng, động lực to lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Ngược lại, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp không phù hợp, sẽ tạo ra lực cản rất lớn đối với sự phát triển của ngành kinh tế quan trọng này.

Trước đây, trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, do nhận thức chưa chuẩn xác về chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nên sau ngày miền Bắc được hoàn tồn giải phóng, chúng ta đã vội vàng tiến hành tập thể hoá sản xuất nơng nghiệp, đưa tồn bộ nơng dân vùng trung du miền núi phía Bắc vào các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, mặc dù trình độ sản xuất và dân trí của đồng bào nhiều dân tộc sống trong vùng đang còn ở mức rất thấp và người dân ở đây sống hết sức phân tán, cơ sở hạ tầng rất thiếu và lạc hậu. Hậu quả là sản xuất nông nghiệp của vùng không phát triển, đời sống của người dân không được cải thiện, các hợp tác xã dần dần tự tan rã.

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới (1986 đến nay), với việc thừa nhận hộ nông dân là một đơn vị sản xuất tự chủ, có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, cũng như với chính sách giao ruộng đất cho hộ nơng dân sử dụng ổn định, lâu dài với 7 quyền (lúc đầu là 5 quyền) là: chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, cho, tặng, chuyển đổi và góp vốn để kinh doanh, thì hình thức phổ biến trong sản xuất nơng nghiệp là hộ gia đình nơng dân (tất nhiên, vẫn cịn các hợp tác xã, các nơng trường và lâm trường, nhưng vai trị khơng lớn như trước). Kinh tế hộ trở thành hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nơng nghiệp đã tạo ra động lực hết sức to lớn thúc đẩy ngành này phát triển. Nếu như trong vòng 11 năm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, từ năm 1976 đến 1987, lượng lương thực do ngành nông nghiệp của nước nhà sản xuất ra chỉ tăng được 3.275.400 tấn, bình quân mỗi năm tăng 327.540 tấn, thì trong 24 năm đổi mới vừa qua (1987-2011) sản lượng lương thực đã tăng thêm 32.023.000 tấn, bình quân mỗi năm tăng thêm 3.202.300 tấn, tăng 9,77 lần so với bình quân mỗi năm của giai đoạn trước. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực, mỗi năm phải nhập từ bên ngoài 0,5-1 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu của người dân, đã trở thành nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới vào năm 2012. Một số sản phẩm khác như cà phê, hạt tiêu cũng đứng số 1 trong năm này.

Từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau Nghị quyết 03 của Chính phủ, trong nông nghiệp xuất hiện thêm hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới là trang trại. Tuy ra đời sau, song trang trại dần cũng đã khẳng định được vai trị của mình trong sản xuất nơng nghiệp của cả nước nói chung, của vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng. Năm 2000 tồn vùng trung du miền núi phía Bắc mới có 2.507 trang trại, thì năm 2005 đã tăng lên thành 4.545 trang trại và năm 2010 đạt 6.108 trang trại.

Thực tiễn phát triển của nền nông nghiệp thế giới trên 300 năm nay, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển đã cho thấy, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và cho hiệu quả cao nhất. Vậy, để bảo đảm phát triển theo hướng bền vững, từ nay đến năm 2020 các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc chọn hình thức tổ chức sản xuất nào cho nông nghiệp.

Xuất phát từ kinh nghiệm của thế giới, căn cứ vào thực trạng phát triển nông nghiệp của các tỉnh trong vùng thời gian vừa qua, đặc biệt là xuất phát từ điều kiện cụ thể của vùng (đất đồi núi nhiều, dân cư sống phân tán, địa hình chia cắt, trình độ mọi mặt của người nơng dân cịn hạn chế) và trên cơ sở dự báo xu hướng phát triển của nông nghiệp trong tương lai, NCS cho rằng từ nay đến năm 2020 và có thể xa hơn, các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc nên coi hộ nơng dân và trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của địa phương mình, trong đó cần ưu tiên tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, đặc biệt là về đất đai, về hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, tiếp cận thị trường.v.v. Riêng đối với đất đai cần tạo điều kiện cho các trang trại đạt mức hạn điền tối đa theo luật định, đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kịp thời cho họ. Các tỉnh cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, đánh giá lại hoạt động của các nông, lâm trường trên địa bàn, sự cần thiết của việc tồn tại các đơn vị đó. Đơn vị nào hoạt động khơng hiệu quả thì nên giao đất lại cho người dân sử dụng, khơng nên để lãng phí các nguồn tài nguyên, hoặc biến các nguồn tài nguyên quốc gia thành tài sản của một nhóm người. Sở dĩ như vậy vì: cùng với quá trình phát triển, nhất là q trình cơng

nghiệp hố, hiện đại hố, đơ thị hố và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế hộ dần sẽ không đáp ứng được yêu cầu các loại nông sản do các q trình đó đặt ra (quy mơ nhỏ, khơng có điều kiện ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học-công nghệ vào sản xuất, lượng nông sản hàng hố tạo ra khơng nhiều, không đồng đều, chất lượng khơng bảo đảm...) chỉ có trang trại mới có điều kiện đáp ứng các yêu cầu đó.

4.4.5. Lựa chọn phương thức canh tác phù hợp với điều kiện của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, của từng tỉnh trong vùng nói riêng

Phương thức canh tác có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp. Vùng trung du miền núi phía Bắc đã từng trải qua nhiều phương thức canh tác nông nghiệp khác nhau trong lịch sử:

- Phương thức canh tác phổ biến ban đầu là du canh, du cư. Tức là người dân sống ở đâu thì đốt nương làm rẫy để trồng lương thực ở đó. Tuy nhiên, do sản xuất hồn toàn dựa vào tự nhiên, nên chỉ sau 3-5 năm, dưới tác động của mưa, đất của các nương rẫy bị xói mịn, rửa trơi cịn trơ lại sỏi đá, khơng thể tiến hành gieo trồng được nữa. Để duy trì cuộc sống người dân lại chuyển đến sinh sống ở nơi khác và họ lại tiếp tục phá rừng, làm nương rẫy. Cái vịng luẩn quẩn đó cứ thế xoay chuyển không ngừng từ chu kỳ này sang chu kỳ khác. Hậu quả là nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị kiệt quệ, cịn người dân thì vẫn khơng thể thốt được ra khỏi cảnh nghèo nàn.

- Phương thức canh tác phổ biến tiếp sau đó ở vùng trung du miền núi phía Bắc là phương thức quảng canh. Quảng canh có thể hiểu một cách đơn giản là cách thức làm tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp bằng cách thường xuyên mở rộng diện tích canh tác. Phương thức canh tác này tuy có làm cho sản lượng các sản phẩm nơng nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của dân cư, song lại khơng bền vững, vì vậy việc mở rộng diện tích canh tác khơng thể tiến hành mãi được; mặt khác, do khơng có sự đầu tư thoả đáng, nên chỉ sau một thời gian canh tác, dưới sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên, độ màu mỡ của đất dần bị cạn kiệt, nhiều vùng trở thành vùng đất trống, đồi núi trọc, không thể

canh tác được. Với phương thức canh tác này người nông dân nghèo vẫn không thốt khỏi cảnh nghèo đói.

- Phương thức canh tác tiên tiến là thâm canh sản xuất. Thâm canh được hiểu một cách đơn giản là: cách thức làm tăng sản lượng các loaị nông sản bằng việc tăng đầu tư trên một đơn vị diện tích sẵn có (đầu tư cải tạo, nâng cao độ màu mỡ của đất, đầu tư vào việc tạo ra các giống cây trồng, con vật nuôi cho năng sức cao hơn, đầu tư cho việc ứng dụng các tiến bộ mới về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, cho việc đổi mới phương thức tổ chức sản xuất và quản lý trong nông nghiệp,v.v. Thâm canh là phương thức chủ yếu của phát triển nơng nghiệp, vì đất đai có đặc điểm rất quan trọng là nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của nó là khơng có giới hạn.

Trong thực tiễn, có nhiều mơ hình sản xuất có thể bảo đảm tốt phương thức thâm canh cho vùng trung du và miền núi. Có thể là mơ hình ruộng-vườn-ao chuồng, hay vườn-ao-chuồng, hoặc rừng-ao-chuồng... cách thức chung là nông-lâm kết hợp, hoặc nơng- lâm- thuỷ kết hợp. Sử dụng mơ hình nào cho có hiệu quả là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng và năng lực của từng nông hộ. Tất nhiên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, NCS cho rằng các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc cần tập trung mạnh hơn, quyết liệt hơn cho việc thâm canh sản xuất nông nghiệp.

4.4.6. Ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong vùng nông nghiệp của các địa phương trong vùng

Trong những năm vừa qua, đặc biệt là một vài thập kỷ gần đây nhân loại đã đạt được những bước tiến hết sức quan trọng trong các lĩnh vực khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ công nghệ tưới tiêu nước cho cây trồng, cơng nghệ cơ khí, cơng nghệ điện, cơng nghệ hố chất, cơng nghệ tự động hố cho đến cơng nghệ sinh học. Đặc biệt, sự tiến bộ trong công nghệ sinh học như công nghệ biến đổi gen, công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ nano đã tạo ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của ngành sản xuất quan trọng này theo hướng bền vững.

nhanh, phát triển theo hướng bền vững đối với sản xuất nông nghiệp là mạnh dạn đầu tư nhiều hơn cho việc tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ mới về khoa học-công nghệ vào lĩnh vực sản xuất này. Tuy nhiên, các tiến bộ khoa học công nghệ chỉ thực sự phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả cao khi biết sử dụng hợp lý nó. Điều này có nghĩa là, tiến bộ mới về khoa học cơng nghệ trong lĩnh vực nơng nghiệp có rất nhiều, việc sử dụng cái gì phải có sự tính tốn, cân nhắc cho phù hợp. Phù hợp ở đây là:

- Phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của từng địa phương cụ thể. Chẳng hạn phương pháp tưới tràn chỉ thích hợp với những vùng đất bằng phẳng, vùng đất gồ ghề, chênh lệch lớn về độ dốc mà sử dụng phương pháp tưới này đất sẽ bị xói mịn và rửa trơi rất nhanh. Cơ giới hoá cũng vậy, cũng phải được sử dụng ở những vùng đất canh tác có quy mơ tương đối lớn và tương đối bằng phẳng.v.v.

- Phù hợp với khả năng đầu tư của từng địa phương, đặc biệt là khả năng tài chính của hộ nơng dân, của chủ các trang trại cũng như của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn. Nguồn lực tài chính có hạn, đầu tư vào lĩnh vực nào mang lại hiệu quả cao và nhanh là điều phải được cân nhắc kỹ.

- Phù hợp với trình độ của người dân nói chung, người lao động nơng nghiệp tại địa phương nói riêng. Máy móc, thiết bị tốt thật, phương pháp canh tác tiến tiến, hiện đại, nhưng người sử dụng chưa đủ trình độ sử dụng, chưa nhận thức hết mặt ưu, nhược điểm của nó, thì việc đưa ngay vào sử dụng, lợi ích mang lại khơng nhiều mà gây ra tác hại thì lớn. Chẳng hạn: Phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh, các loại hố chất kích thích cây trồng vật ni, hoặc bảo quản các loại nông sản sau thu hoạch là những sản phẩm của khoa học-công nghệ tạo ra nhằm giúp cho nông nghiệp phát triển tốt hơn, thuận lợi hơn, đem lại hiệu quả cao hơn, nhưng sử dụng khơng đúng, khơng có ý thức thì ngược lại làm cho đất bị chai, cứng; môi trường đất, mơi trường nước, mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người.

Bởi vậy, xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, NCS cho rằng: Về tổng thể nên tập trung ưu tiên đầu tư cho việc ứng dụng các tiến bộ của công nghệ sinh học vào sản xuất, nhất là sử dụng

các giống cây trồng, con vật ni thích ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu của vùng, nhưng lại cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Tiếp đến là đầu tư cho việc

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)