vững ở các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020.
Định hướng chung là phát triển mạnh mẽ cả nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng hàng hoá, thâm canh và bền vững, dựa trên cơ sở khai thác hợp lý và hiệu quả các lợi thế của từng địa phương trong vùng. Phấn đấu đến năm 2020 các tiêu chí cơ bản của nơng nghiệp tồn vùng đạt 85-90% bình qn chung của nông nghiệp cả nước.
4.3.1. Đối với ngành trồng trọt
Hướng chung là phát triển sản xuất hàng hoá tập trung, với quy mô phù hợp, đạt hiệu quả cao, bền vững, dựa trên nền tảng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, cụ thể:
- Tập trung đầu tư thâm canh đối với sản xuất lúa và ngô. Ở những tỉnh có điều kiện đất đai thuận lợi, tiến hành xây dựng những vùng sản xuất tập trung, chun mơn hố, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào q trình sản xuất, nhất là việc sử dụng các giống mới, các phương pháp tưới tiêu hiện đại và cơ giới hoá các khâu cơng việc. Trên cơ sở đó nâng cao nhanh năng suất lúa và ngơ của toàn vùng, cũng như năng suất lao động của hai lĩnh vực sản xuất quan trọng này. Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu lương thực có hạt cho tiêu dùng của người dân, cũng như cho phát triển chăn ni của từng địa phương trong vùng. Ngồi ra, một số địa phương có giống lúa chất lượng cao và điều kiện sản xuất đặc biệt như Yên Bái, Điện Biên... cũng cần hình thành vùng lúa đặc sản để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
- Mở rộng và đầu tư thâm canh đối với các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nổi tiếng của vùng như: vùng chè ở Thái nguyên và Phú Thọ, vùng vải thiều ở Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vùng mận ở Bắc Hà tỉnh Lào Cai, vùng cam ở Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, vùng bưởi ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, vùng cao su ở Lai Châu.v.v. Phải tập trung đầu tư cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, để nâng cao nhanh chất lượng của các sản phẩm này, trên cơ sở đó tạo ra thương hiệu có uy tín đối với từng sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
- Mở rộng diện tích trồng rau và hoa. Hình thành một số vùng sản xuất rau và hoa chuyên canh, qui mô lớn ở từng địa phương, nhất là những nơi có điều kiện đất đai và thời tiết thuận lợi như: Sa Pa của tỉnh Lào Cai, Mộc Châu của tỉnh Sơn la, vùng ngoại vi của thành phố Lạng Sơn.v.v. Áp dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến trong sản xuất của ngành này, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ tưới thấm và tưới phun mưa, công nghệ trồng rau sạch và rau an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhanh chóng xây dựng thương hiệu rau và hoa của từng địa phương, nhất là các loại rau và hoa ôn đới, á nhiệt đới. Sản xuất rau và hoa trong vùng phải theo hướng hàng hoá, hướng ra thị trường trong và ngồi nước là chính.
Ngồi rau và hoa, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc (như Lào Cai, Hà Giang) cịn có lợi thế rất lớn trong việc trồng và khai thác các loại cây dược liệu. Bởi vậy, cũng cần có cơ chế, chính sách và sự đầu tư thoả đáng cho việc phát triển loại cây trồng quý giá này. Bởi lẽ, trong tương lai, việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật để chăm sóc sức khoẻ cho con người sẽ là một xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.
Quy hoạch sản xuất gắn với tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị các chuỗi sản phẩm thông qua đẩy mạnh các mối liên kết trong chuỗi giá trị, liên kết bốn nhà như mơ hình liên kết phát triển trồng và tiêu thụ ngô giữa cơng ty Cổ phần phát triển Xín Mần và các hộ dân. Phát huy thế mạnh của các địa phương cụ thể là các sản phẩm đặc sản của vùng miền như gạo già Rui của huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang, gạo Tẻ Râu của Lai Châu, hình thành và phát triển thành các sản phẩm hàng hóa, xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Cải thiện các biện pháp canh tác nhằm hợp lý, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm cải tạo, phục hồi diện tích đất suy thối, giảm thiểu các yếu tố dẫn đến xói mịn đất.
4.3.2. Đối với ngành chăn nuôi
-Tận dụng lợi thế có nhiều đồng cỏ và bãi chăn thả để tiếp tục phát triển mạnh đàn trâu bò tại các địa phương trên địa bàn. Chuyển dần việc chăn ni trâu, bị lấy sức kéo là chính sang chăn ni lấy thịt là chính. Vấn đề mấu chốt trong phát triển chăn nuôi trâu, bị ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc là phải thay đổi phương thức chăn nuôi. Phải kiên quyết chấm dứt tình trạng thả rơng trâu bị ngồi rừng, hoặc nuôi dưới nhà ở. Bằng mọi biện pháp, vận động, hướng dẫn và tổ chức cho đồng bào các dân tộc thực hiện việc xây chuồng Ni trâu, bị riêng biệt và từng bước áp dụng phương thức chăn nuôi tiên tiến, nhằm từng bước cải thiện chất lượng đàn trâu, bò trên địa bàn. Trong những năm tới cần tiếp tục khuyến khích việc phát triển đàn bị sữa ở những địa phương đã phát triển thành công (như Mộc Châu- Sơn La).
biệt là chăn nuôi theo kiểu cơng nghiệp và bán cơng nghiệp. Về hình thức tổ chức chăn nuôi, bên cạnh phát triển chăn ni theo mơ hình hộ gia đình lâu nay, các địa phương cần mạnh dạn khuyến khích hình thành các khu chăn ni tập trung ở từng xã, từng huyện theo mơ hình xí nghiệp hoặc trang trại. Đây là phương thức giúp đưa nhanh ngành chăn nuôi lợn đi vào hiện đại, vừa tạo ra được nhiều sản phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, vừa giảm được việc gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người. Khuyến khích các mơ hình liên kết giữa các hộ gia đình chăn ni với các cơng ty thu mua sản phẩm đầu ra.
Tận dụng lợi thế có mơi trường chăn thả rộng, có nguồn thức ăn phong phú, đa dạng, khuyến khích người dân tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn ni các giống gia cầm có chất lượng thịt ngon. Về hình thức chăn ni, nên mạnh dạn phát triển chăn nuôi gia cầm theo kiểu công nghiệp và bán công nghiệp với mơ hình trang trại hoặc doanh nghiệp. Bởi lẽ, chỉ có cách đó mới nhanh chóng đưa được các tiến bộ mới về khoa học và công nghệ vào chăn ni, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, mới phịng tránh có hiệu quả các loại dịch bệnh đối với gia cầm và giữ được mơi trường sống trong lành cho con người (mơ hình gà n Thế- Bắc Giang). Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ thú y cơ sở, hỗ trợ tiêm vác sin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, cần có cơ chế và chính sách hợp lý nhằm khuyến khích người dân khai thác lợi thế của từng nơi để phát triển chăn ni các lồi vật khác (kể cả các loài hoang dã) nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
4.3.3. Đối với ngành lâm nghiệp
Hướng chung là phải xem lâm nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, phải làm cho người dân ở vùng rừng có thể sống và làm giàu được từ nghề rừng. Muốn thế, bên cạnh việc giữ vững, quản lý chặt rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, mạnh dạn giao đất rừng sản xuất cho người dân quản lý và sử dụng. Đồng thời chính quyền các địa phương cũng cần định hướng, quy hoạch, hướng dẫn người dân lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của mỗi vùng, phù hợp với nhu cầu của thị
trường, và xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn, nhằm giúp tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp do người dân làm ra. Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nơi nào giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý cần tính tốn, xác định rõ, số còn lại giao cho người dân quản lý. Vấn đề cốt lõi là có cơ chế khốn rõ ràng, phù hợp với tập quán người dân thì người dân sẽ giữ rừng tốt. Tất nhiên, đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ cũng cần xây dựng phương thức quản lý và khai thác hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của rừng, khơng nên đóng cửa (nhưng khơng đóng được) như thời gian qua. Quan tâm tới chế biến lâm sản và các sản phẩm phụ cho chế biến lâm sản. Cố gắng nâng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp toàn vùng từ 13,63% trong tổng giá trị nông-lâm- thuỷ sản năm 2010 lên trên 20% vào năm 2020.
4.3.4. Đối với ngành thuỷ sản
Tập trung khai thác triệt để diện tích mặt nước có ở các địa phương để phục vụ cho việc nuôi thuỷ sản, đặc biệt là mặt nước của các lịng hồ thuỷ điện lớn như: Sơn La, Hồ Bình, Lai Châu, Thác Bà.v.v. Trong đó cần mạnh dạn đầu tư mở rộng việc nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi.v.v cố gắng nâng giá trị của ngành thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông- lâm- thuỷ sản từ 2,88% năm 2010 lên khoảng 5% vào năm 2020…
Cùng với việc tổ chức lại sản xuất, việc hoàn thiện và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường, nhất là hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, hệ thống trường học, trạm y tế, bố trí lại các khu dân cư trên địa bàn theo các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, tiến hành vận động người dân thay đổi lại nếp sống trong từng hộ gia đình theo hướng văn minh, hiện đại cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng nhằm giúp phát triển nông nghiệp của các tỉnh trong vùng theo hướng bền vững.