Bền vững về mặt xã hội

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 105 - 110)

3.3. Đánh giá tính bền vững của phát triển nơng nghiệp ở các tỉnh trung du miền nú

3.3.2. Bền vững về mặt xã hội

Sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh và theo hướng bền vững đã góp phần quan trọng giải quyết nhiều vấn đề xã hội cho người nông dân trên địa bàn vùng trung du miền núi phía Bắc, trong đó nổi bật là:

Thứ nhất, thu nhập của người dân trong vùng (chủ yếu là nông dân) đã tăng nhanh

qua từng năm.

Bảng 3.9: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc

ĐVT: 1000 đồng Stt Tỉnh 2006 2008 2010 1 Hà Giang 329 475 610 2 Cao Bằng 395 586 749 3 Bắc Kạn 388 558 776 4 Tuyên Quang 450 669 887 5 Lào Cai 400 611 819 6 Yên Bái 424 636 844 7 Thái Nguyên 555 851 1149 8 Lạng Sơn 455 691 929 9 Bắc Giang 490 711 1103 10 Phú Thọ 520 793 1126 11 Ðiện Biên 305 485 611 12 Lai Châu 273 414 567 13 Sơn La 394 572 802 14 Hồ Bình 416 612 829

(Nguồn: Tổng cục Thống kê kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011)

vùng trung du miền núi phía Bắc đều có sự tăng trưởng khá từ năm 2006-2010. Tính nghèo nhất, khó khăn nhất như tỉnh Lai Châu năm 2010 so với năm 2006 cũng tăng 2,07 lần, các tỉnh khác cũng đều có mức tăng tương tự. Thu nhập tăng là điều kiện cơ bản giúp người dân trong vùng từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi cá nhân và gia đình.

Thứ hai, sản xuất nông nghiệp phát triển thu nhập của người dân từng bước được nâng cao đã góp phần giảm nhanh số hộ nghèo trên địa bàn.

Bảng 3.10: Tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc từ năm 2006-20111

Đơn vị tính: % STT Tỉnh 2006 2008 2010 2011 1 Hà Giang 41,5 37,6 50,0 45,5 2 Cao Bằng 38,0 35,6 38,1 35,5 3 Bắc Kạn 39,2 36,8 32,1 26,8 4 Tuyên Quang 22,4 20,6 28,8 26,8 5 Lào Cai 35,6 33,2 40,0 36,6 6 Yên Bái 22,1 20,4 26,5 25,2 7 Thái Nguyên 18,6 16,5 19,0 16,9 8 Lạng Sơn 21,0 19,3 27,5 25,0 9 Bắc Giang 19,3 17,5 19,2 16,7 10 Phú Thọ 18,8 16,7 19,2 17,0 11 Điện Biên 42,9 39,3 50,9 46,4 12 Lai Châu 58,2 53,7 50,2 46,8 13 Sơn La 39,0 36,3 37,9 34,8 14 Hoà Bỉnh 32,5 28,6 30,8 27,7 15 Toàn vùng 27,5 25,1 29,4 26,7 16 Cả nước 15,5 13,4 14,2 12,6

Nguồn: Niên Giám Thống kê năm 2010, 2011

Nếu khơng tính đến yếu tố trượt giá và sự thay đổi về chuẩn nghèo, thì tỷ lệ hộ

1 Chuẩn nghèo Chính phủ quy định cho giai đoạn 2004-2010 là: Thành thị 260.000 đồng/tháng/khẩu; Nông

nghèo của vùng trung du miền núi phía Bắc đã có mức giảm tương đối khá (có thể thấy rõ ở 2 năm 2006 và 2008). Năm 2008 so với năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng đã giảm được 2,4%, trong đó có tỉnh tỷ lệ giảm khá cao như Lai Châu 4,5%, Hà Giang 3,9%...

Thứ ba, sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập của người dân ngày một tăng, đã tạo điều kiện cho họ đầu tư nhiều hơn cho việc học hành của con em, trên cơ sở đó, từng bước nâng cao trình độ dân trí cho người dân và chất lượng của nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của vùng nói chung, phục vụ phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững nói riêng.

Bảng 3.11: Kết quả phát triển giáo dục và đào tạo của vùng Trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012

Tiêu chí ĐVT 2000 2010 2012

1-TS Giáo viên phổ thông Người 108.371 142.817 144.228 -Giáo viên Tiểu học Người 63.766 69.174 71.514 -GV Trung học cơ sở Người 35.027 53.733 52.589 -GV Trung học phổ thông Người 9.578 19.910 20.125 2-TS Học sinh phổ thông HS 2.529.320 1.983.839 1.986.582

-HS Tiểu học HS 1.446.483 955.733 988.270

-Trung học cơ sở HS 826.851 682.089 688.242

-Trung học phổ thông HS 255.986 344.017 329.070 3-Giáo viên Trung cấp CN Người 1.728 1.377 1.247

HS trung cấp CN HS 22.682 56.597 62.293

4- Giảng viên CĐ-Đại học Người 1.990 6.739 8.193

SV Cao đẳng-Đại học SV 20.579 154.807 153.967

Số dân/ 1 Sinh viên Người 496 72 74

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2004, 2010, 2012

Bảng trên cho thấy, giáo dục và đào tạo của vùng trung du miền núi phía Bắc đã có sự chuyển biến rất quan trọng sau hơn 12 năm phát triển. Tuy tổng số học

sinh phổ thông năm 2012 so với năm 2000 giảm 542.738 em (chủ yếu là do thay đổi cơ cấu dân số khi thực hiện Chương trình Quốc gia về kế hoạch hố gia đình, mỗi gia đình chỉ dừng lại ở một hoặc hai con, nên số trẻ em giảm đáng kể), trong đó chủ yếu là giảm ở cấp Tiểu học (giảm 458.213 em), song số học sinh trung học phổ thông lại tăng lên đáng kể (tăng 73.084 em). Mặc dù, tổng số học sinh các cấp học phổ thông giảm khá lớn, song tổng số giáo viên lại tăng lên đáng kể. Năm 2012 so với năm 2000, số giáo viên toàn vùng đã tăng thêm được 35.857 người. Trong đó giáo viên bậc tiểu học tăng thêm 7.748 người, bậc trung học cơ sở tăng thêm 17.562 người, và bậc trung học phổ thông tăng thêm 10.547 người. Số giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp năm 2012 so với năm 2000 giảm 481 người, song số học sinh được đào tạo tại hệ này lại có sự tăng lên đáng kể, tăng tới 39.611 em, tăng 2,7 lần.

Đặc biệt số giảng viên và sinh viên các trường cao đẳng và đại học trong vùng đã có sự thay đổi rất lớn. Năm 2012 so với năm 2000, số giảng viên các trường cao đẳng và đại học của vùng trung du miền núi phía Bắc đã tăng thêm 6.203 người- tăng 4,1 lần. Còn số sinh viên tăng thêm 133.388 em, tăng 7,48 lần. Nhờ tốc độ tăng đó mà năm 2000 tồn vùng trung du miền núi phía Bắc, bình qn 496 người dân thì mới có một sinh viên, thế mà đến năm 2012, con số này chỉ cịn 74 người dân đã có một sinh viên.

Thứ tư, nhờ đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững mà hệ thống kết cấu hạ tầng vùng Trung du miền núi cũng được đầu tư phát triển ngày càng đồng bộ và hiện đại hơn.

Trung du miền núi phía Bắc là vùng có kết cấu hạ tầng yếu kém vào loại nhất nước ta, nên trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của vùng theo hướng đồng bộ.

- Hệ thống đường bộ được phát triển theo hai hướng: Một là, đối với các quốc lộ đã có như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 4 ,6, thì chủ yếu là tập trung mở rộng làn đường và nâng cấp theo hướng hiện đại (một vài tuyến chuyển thành đường cao tốc,

ví dụ tuyến Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội- Lào Cai); đồng thời, mở thêm một số tuyến quốc lộ mới, trong đó quan trọng nhất là các tuyến đường ngang nối các địa phương với nhau (Các tuyến quốc lộ cũ chủ yếu chạy từ phía Bắc hoặc phía Tây về Hà Nội). Hai là, khuyến khích các địa phương trong vùng đầu tư mở các tuyến đường liên huyện, liên xã và liên thôn. Các tuyến đường này cũng được xây dựng theo hướng nhựa hố, hoặc bê tơng hố. Trên cơ sở đó tạo ra một hệ thống giao thông đường bộ phủ kín tồn vùng, bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong vùng, cũng như giữa vùng với các vùng khác trong nước và quốc tế ngày càng thuận lợi.

- Hệ thống đường sắt chủ yếu là được đầu tư nâng cấp (cả về nền đường, cả về hệ thống chỉ dẫn và điều hành, về phương tiện vận chuyển và chất lượng phục vụ). Đồng thời, nối hệ thống đường sắt của vùng với cảng Cái Lân của Quảng Ninh và cảng Hải Phòng nhằm tăng khả năng giao lưu kinh tế của vùng với quốc tế.

- Hệ thống truyền tải và cung cấp điện phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân trong vùng được đầu tư phát triển mạnh. Mạng lưới điện quốc gia đã phủ kín tất cả các huyện và nhiều xã trên địa bàn của vùng. Ngoài ra, hệ thống thuỷ điện nhỏ, các loại máy phát điện độc lập cũng được nhiều đơn vị và các hộ dân trên địa bàn chú ý sử dụng để phục vụ cho hoạt động của mình.

- Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho việc tưới- tiêu nước cho các loại cây trồng, cung cấp nước cho các hoạt động chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thuỷ sản) cũng được quan tâm đầu tư (xây dựng mới cũng như nâng cấp các cơng trình đã có). Hệ thống sản xuất và cung cấp nước sạch phục vụ đời sống của đồng bào các dân tộc cũng được chú ý, nhất là thơng qua chương trình 135, chương trình hỗ trợ 62 huyện nghèo nhất.

- Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thơng, hệ thống phát thanh, truyền hình cũng đã được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp chăm lo đầu tư phát triển, cho đến nay hệ thống này đã phủ kín trên địa bàn toàn vùng.

kiện ngày càng thuận lợi cho kinh tế của vùng nói chung, nơng nghiệp nói riêng phát triển, cũng như cải thiện đời sống mọi mặt cho người dân. Tính đến năm 2010, vùng trung du miền núi phía Bắc đã có 80,2% dân cư được dùng nước hợp vệ sinh; có 91,1% số hộ được dùng điện sinh hoạt; trên 90% được xem các chương trình truyền hình quốc gia; khối lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển trong vùng tăng nhanh qua các năm (Năm 2005 hành khách vận chuyển bằng đường bộ của vùng là 31,5 triệu lượt người, thì đến năm 2010 đã tăng lên thành 60 triệu lượt người. Lượng hàng hoá vận chuyển được năm 2005 là 42,18 triệu tấn, thì đến năm 2010 tăng lên là 76,1 triệu tấn).v.v.

Tuy nhiên tính bền vững về mặt xã hội cũng còn thấp, cụ thể:

- Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2012 của vùng trung du miền núi phía Bắc đạt 1.285.000 đồng, trong khi đó Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 1.469.000 đồng, Tây Nguyên 1.631.000 đồng, Đồng bằng sông Cửu Long là 1.785.000 đồng, đồng bằng sông Hồng là 2.304.000 đồng và Đông Nam Bộ là 3.241.000 đồng (Niên giám thống kê 2012).

- Tỷ lệ hộ nghèo của vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2012 là 24,2% trong khi Tây Nguyên là 18,6%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là 16,7%, đồng bằng sông Cửu Long 10,6%, đồng bằng sông Hồng 6,1% và Đông Nam Bộ là 1,4% (Niên giám thống kê 2012).

- Thu nhập thấp, trình độ dân trí thấp, điều kiện giao lưu khó khăn, tất yếu dẫn đến đời sống văn hoá, tinh thần người dân được thụ hưởng cũng thấp.

- Kết cấu hạ tầng của vùng vẫn chưa đồng bộ và còn khá lạc hậu, đặc biệt là hệ thống giao thông.

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)