Nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 40)

2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững

2.2.1.Nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Nơng nghiệp, nếu hiểu theo nghĩa hẹp nó chỉ có ngành trồng trọt, chăn ni và nghề phụ nông thôn (dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp). Nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng nó bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp nữa. Trong luận án này, NCS sẽ nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa rộng.

Nơng nghiệp là ngành sản xuất có đầu tiên trong lịch sử (buổi ban đầu là trồng trọt, sau là chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp). Cho đến nay, xã hội loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất khác nhau, và với sự phát triển của khoa học công

nghệ, của phân công và hợp tác lao động, đã có hàng trăm ngành sản xuất, kinh doanh,dịch vụ khác nhau xuất hiện trong nền kinh tế của nhân loại như: công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, tài chính, ngân hàng.v.v. Mặc dù vậy, nơng nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền Kinh tế quốc dân của hầu hết các quốc gia. Sở dĩ như vậy vì, nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết của cuộc sống, đó là lương thực và thực phẩm. Những sản phẩm mà với trình độ phát triển của khoa học công nghệ ngày nay chưa một ngành sản xuất nào có thể thay thế được, và thiếu những sản phẩm đó, con người và xã hội lồi người khơng thể tồn tại và phát triển được. Anghen đã từng viết: “Trước hết con người cần phải có ăn, uống và ở, mặc trước khi

lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tơn giáo..” [23]

Kinh tế, xã hội càng phát triển, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng cao, thì nhu cầu của con người đối với các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng (cả về số lượng, về chất lượng và về chủng loại). Sự tăng này do hai yếu tố tạo ra:

Một là, do dân số không ngừng tăng. Trước công nguyên 5.000 năm, dân số của thế giới mới có khoảng 5-6 triệu người, đến năm 1945, sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, con số đó đã là 2,5 tỷ người, và giờ đây là 7 tỷ người. Nhìn vào Việt Nam, ta cũng thấy rất rõ sự tăng này. Năm 1945, dân số của cả nước ta là 25 triệu người, sau 61 năm, đến năm 2012, dân số nước ta đã lên tới 87.840.000 người, tăng 3,5 lần. Cứ giả thiết rằng, nhu cầu lương thực và thực phẩm của người dân nước ta năm 2011 khơng thay đổi gì so với năm 1945, thì riêng việc tăng dân số cũng đã đòi hỏi lượng lương thực và thực phẩm của cả nước tăng lên gấp 3,5 lần.

Hai là, do nhu cầu của bản thân từng người đối với các sản phẩm do nông nghiệp sản xuất ra cũng tăng không ngừng, nhất là nhu cầu về thịt, trứng, sữa, về các loại rau, các loại hoa quả và các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp như: đường, bánh kẹo, cà phê, chè, rượu bia, nước giải khát.v.v.

nông nghiệp, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân là việc làm luôn được các quốc gia quan tâm.

Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp có những đặc điểm rất khác biệt so với các ngành sản xuất khác, đó là:

a- Nếu như ở các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là điều kiện, là nền móng của

hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thì ở sản xuất nơng nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Là tư liệu sản xuất có nghĩa là: đất đai vừa là đối tượng của lao động (khi con người thông qua các công cụ và phương tiện khác để tác động lên đất như cày bừa, xới xáo, tưới nước, bón phân...), vừa là tư liệu lao động (khi con người không tác động vào đất đai, nhưng bản thân đất đai thơng qua tính chất hố, lý của mình tác động lên cây trồng, làm cho chúng sinh trưởng và phát triển theo đúng quy luật của nó). Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được bởi vì khơng có đất thì cũng khơng có sản xuất nông nghiệp, và cho đến giờ phút này, con người cũng chưa thể tạo ra đất được.

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp, và nhu cầu của con người đối với các sản phẩm do nơng nghiệp làm ra thì khơng ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và chủng loại, song điều hết sức nan giải là đất sản xuất nơng nghiệp lại rất có hạn. Sự có hạn của đất sản xuất nơng nghiệp được thể hiện ở 3 điểm sau đây:

- Thứ nhất, đó là sự giới hạn của bề mặt trái đất. Cho đến nay, mặt dù con người đã đạt được những bước tiến vô cùng quan trọng trong phát triển khoa học và cơng nghệ (trong đó có khoa học nghiên cứu và chinh phục vũ trụ), song lồi người vẫn chưa thể tìm ra được nơi nào khác ngồi trái đất để có thể định cư và làm ăn sinh sống cả, mà bề mặt trái đất thì khơng thể mở ra thêm được.

- Thứ hai, giới hạn bởi biên giới của từng quốc gia. Trong điều kiện phát triển của xã hội lồi người hiện nay và chắc là vẫn cịn một thời gian khá dài nữa, quốc gia, dân tộc vẫn còn rất thiêng liêng và riêng biệt, quốc gia này không thể lấy đất của quốc gia kia để sản xuất nông nghiệp được.

trên quả địa cầu, mà có quốc gia có nhiều đất nơng nghiệp, nhưng cũng có quốc gia đất sản xuất nơng nghiệp rất hạn chế. Chẳng hạn ở Việt Nam, do đất đồi núi nhiều, nên đất sản xuất nơng nghiệp chỉ chiếm có 30,6% diện tích tự nhiên của cả nước; trong khi đó tỷ lệ đất nơng nghiệp của Hungary lại chiếm tới 70% ...

Ngoài đặc điểm trên, đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu không thế thay thế được của sản xuất nơng nghiệp cịn hai đặc điểm khác cũng khơng kém phần quan trọng và có tác động khơng nhỏ đến hoạt động của ngành sản xuất này, đó là:

- Các loại tư liệu sản xuất khác người ta có thể di chuyển dễ dàng từ nơi này sang nơi khác, và việc di chuyển đó khơng ảnh hưởng gì đến chất lượng của nó. Cịn đất đai, trái lại bị cố định về mặt vị trí, khơng thể di chuyển đi đâu được mà vị trí địa lý thì có liên quan mật thiết đến điều kiện thời tiết, khí hậu. Bởi vậy, đều là đất sản xuất nông nghiệp, song chất lượng đất ở mỗi nơi một khác. Sự khác nhau này dẫn đến kết quả là sản xuất nông nghiệp ở từng vùng đều có những nét riêng biệt của nó. Chẳng hạn, cùng là sản xuất lương thực, nhưng ở các vùng ôn đới là cây lúa mỳ, còn ở vùng nhiệt đới lại là cây lúa gạo,.v.v.

- Các tư liệu sản xuất khác không ngừng bị đào thải trong quá trình sử dụng do hao mịn hữu hình và vơ hình. Hao mịn hữu hình là các tư liệu sản xuất sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng buộc phải loại khỏi quá trình sản xuất. Cịn hao mịn vơ hình là tuy các tư liệu sản xuất vẫn còn sử dụng được, song nhờ có sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, nên con người đã tạo ra được những tư liệu sản xuất mới tốt hơn, công suất mạnh hơn và giá thành lại rẻ hơn, nên các tư liệu sản xuất kia bị loại bỏ. Nhưng đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của nơng nghiệp thì lại hồn toàn khác, nếu biết sử dụng hợp lý, khoa học thì sức sản xuất của đất không ngừng được nâng cao. Đây là điều hết sức may mắn đối với con người.

Bảo vệ nguồn tài nguyên đất vì thế đã trở thành yêu cầu hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của mọi quốc gia.

b- Ở các ngành sản xuất khác, thời gian sản xuất gần như trùng khớp với thời gian lao động, nhưng đối với sản xuất nơng nghiệp thì khơng như vậy. Sản xuất nông

nghiệp, nhất là trong ngành trồng trọt, thời gian sản xuất và thời gian lao động có sự khác biệt nhau khá lớn. Sở dĩ như vậy vì các loại cây trồng, các con vật ni, ngồi thời gian con người tác động, cịn có thời gian các yếu tố tự nhiên thơng qua tính chất lý học, hố học, sinh học tác động lên chúng nữa. Từ hai loại tác động ấy, các loại cây trồng, các con vật nuôi mới tồn tại, phát triển và cho con người những sản phẩm q giá. Do đó, thời gian lao động trong nơng nghiệp luôn xen kẽ với thời gian sản xuất, đây chính là điều làm cho lao động trong nơng nghiệp ln có tính thời vụ.

Vì thế, khắc phục tính thời vụ là một yêu cầu quan trọng của phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp của tất cả các nước.

c- Đối tượng sản xuất của các ngành khác là những vật vơ tri, vơ giác, cịn đối

tượng sản xuất của nông nghiệp là các loại cây trồng và các con vật nuôi, chúng là những cơ thể sống, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Vì thế, nếu nắm được quy luật sinh trưởng và phát triển của chúng và có tác động đúng thì chúng sẽ phát triển tốt, cho nhiều sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm tính bền vững, cịn ngược lại con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường.

Rõ ràng, muốn phát triển nơng nghiệp bền vững, cần phải hiểu và vận dụng tốt các đặc điểm của nó trong mọi cơng việc có liên quan, từ quy hoạch, cho đến các chủ trương, chính sách phát triển và các hình thức tổ chức, quản lý, chỉ đạo sản xuất.v.v.

2.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững và các tiêu chí đánh giá

Về mặt tổng quát, phát triển nông nghiệp bền vững cũng giống như phát triển kinh tế bền vững là phải bảo đảm tốt ba trụ cột: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1992 đã đưa ra định nghĩa về phát triển nông nghiệp bền vững như sau: “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ

cho cả hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và cơng nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội.” Tuy nhiên, do đặc điểm của sản

xuất nơng nghiệp như đã trình bày ở phần trên, nên nội dung bền vững của từng vấn đề cũng có những nét đặc thù riêng biệt. Bên cạnh đó, bền vững về nơng nghiệp cịn được nhìn nhận đó là việc duy trì và phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế và chất lượng cao, hiệu quả và phù hợp với những đặc trưng riêng có của mỗi vùng trên phạm vi cả nước. Phát triển nơng nghiệp đảm bảo sự lan tỏa tích cực tới các khía cạnh về xã hội và mơi trường ở khu vực nông thôn.

Bền vững về kinh tế

Trong nông nghiệp, bền vững về kinh tế được hiểu là: Sự tăng lên ổn định của năng suất và sản lượng các loại cây trồng, các con vật nuôi trong từng giai đoạn nhất định. Sở dĩ phải tính theo từng giai đoạn, chứ khơng tính theo từng năm riêng biệt, vì sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc rất nặng nề vào điều kiện tự nhiên. Có thể, năm nay do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với việc canh tác tốt của người nông dân, sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất và sản lượng cây trồng nhờ đó đều tăng hơn so với năm trước; những năm tiếp theo, người nông dân vẫn thực hiện tốt các quy trình canh tác, song do thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, tàn phá nặng nề đối với các loại cây trồng và con vật nuôi. Hậu quả là cả năng suất và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp trong năm đó đều bị giảm sút. Chính vì thế, đánh giá tính bền vững trong phát triển nông nghiệp phải căn cứ vào từng giai đoạn, ít nhất phải là từ 3-5 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá tính bền vững về kinh tế trong phát triển nông nghiệp, có thể dùng nhiều tiêu chí, song theo NCS những tiêu chí sau đây là quan trọng nhất:

- Năng suất các loại cây trồng (đơn vị tính là tạ/ha)

Có thể tính năng suất cây trồng theo mùa vụ hoặc theo năm (theo cách nào là tuỳ thuộc vào mục tiêu của việc đánh giá và so sánh, tuy nhiên thường là tính năng suất cây trồng theo năm). Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp có rất nhiều loại cây

trồng: Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau và hoa, cây thức ăn gia súc, cây dược liệu. Trong mỗi loại cây như vậy lại có hàng chục cây cụ thể nữa, ví dụ: cây lương thực lại có: Lúa, Ngô, Khoai, Sắn, Đỗ (trừ đỗ tương) nên thường người ta chỉ tính năng suất của một số cây trồng chủ yếu.

-Năng suất các loại vật nuôi

Vật ni trong nơng nghiệp có rất nhiều loại, do đó tuỳ từng vật nuôi mà ngành Thống kê đưa ra cách tính khác nhau, chẳng hạn: Năng suất cho thịt của gia súc (Trâu, bị, lợn) cũng có thể tính thịt hơi hoặc thịt đã giết, mổ, (kg/con); năng suất cho sữa của một bị ni lấy sữa (lít/năm), năng suất cho trứng của một gà nuôi lấy trứng (số quả trứng/năm).v.v.

- Giá trị sản xuất của tồn ngành nơng nghiệp (theo nghĩa rộng) và của từng

ngành riêng biệt (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản).

Tuỳ theo mục đích tính mà người ta có thể dùng giá hiện hành hoặc giá so sánh theo một thời điểm nhất định nào đó. Đồng thời, cũng tuỳ vào mục đích tính tốn và so sánh, có thể tính giá trị sản xuất cụ thể hơn cho từng phân ngành trong nội bộ từng ngành, hoặc cho một số sản phẩm quan trọng của nông nghiệp. Chẳng hạn, trong nơng nghiệp (theo nghĩa hẹp), có thể tính giá trị sản xuất cho ngành trồng trọt riêng, chăn ni riêng, hay trong trồng trọt có thể tính riêng cho sản phẩm lúa gạo, ngơ...

- Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nơng nghiệp nói chung, của từng ngành riêng biệt, hoặc của từng sản phẩm cụ thể nói riêng (tiêu chí này được tính bằng đơn vị %).

- Giá trị sản xuất tính trên 1 ha đất nơng nghiệp-đơn vị tính là triệu VNĐ/ha (do

đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nên diện tích đất sản xuất được chia thành 3 loại: Đất nông nghiệp, đất canh tác, đất gieo trồng).

- Giá trị sản xuất do 1 lao động nông nghiệp tạo ra (đơn vị tính là triệu VNĐ/LĐ). Tiêu chí này cũng có thể tính cho từng ngành, từng sản phẩm riêng biệt,

tuỳ mục đích của sự tính tốn.

thuỷ sản), cũng như giữa các phân ngành trong nội bộ từng ngành (trong nông

nghiệp theo nghĩa hẹp là giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nơng nghiệp). Tiêu chí này được tính theo giá trị phần trăm mà từng ngành, lĩnh vực chiếm giữ.

- Sản lượng lương thực có hạt sản xuất được tính bình qn đầu người. Đơn

vị tính là kg/người/năm.

Đương nhiên, cũng cần phải thấy rằng, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, của kinh tế và xã hội, sự tăng lên nhanh chóng về thu nhập của người lao động, thì nhu cầu của con người đối với các sản phẩm do nông nghiệp sản xuất ra cũng khắt khe hơn. Vì thế, muốn bảo đảm sự bền vững trong phát triển, ngành nông nghiệp cũng phải không ngừng làm phong phú hơn, đa dạng hơn các loại sản phẩm cung cấp ra thị trường, cũng như không ngừng nâng cao chất lượng của các loại sản phẩm đó.

Bền vững về xã hội

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu diễn ra trong khu vực nông thôn và do người

Một phần của tài liệu Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (Trang 40)