Cơ sở pháp lý của mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phịng

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 28)

lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng thể hiện chủ yếu ở các nội dung sau:

- Quyết định các mục tiêu, quan điểm, chủ trương và giải pháp lớn về cải

cách hành chính và phịng, chống tham nhũng; lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo

dục bảo đảm sự nhận thức sâu sắc nêu gương cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu, đảng viên ưu tú và thống nhất hành động trong các tổ chức đảng, trong cán bộ, đảng

viên về nhiệm vụ cải cách hành chính và phịng, chống tham nhũng; lãnh đạo việc

xây dựng các thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách, phù hợp với thực tế và chủ trương, nghị quyết của Đảng.

- Quyết định giới thiệu cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực để cơ

quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, bổ nhiệm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước, thơng qua đó bảo đảm việc thực hiện phịng, chống tham nhũng và cải

cách hành chính theo đúng các chủ trương, quan điểm của Đảng.

- Tăng cường lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, uốn nắn kịp thời việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cải cách hành chính và

phịng, chống tham nhũng. Các cấp uỷ đảng lãnh đạo cơ quan chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành

chính phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và thơng qua kết quả cải cách hành chính mà xem xét, đánh giá, sử dụng cán bộ, đảng viên.

1.4. Cơ sở pháp lý của mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng chống tham nhũng

trong việc vận dụng mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng, Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành các văn bản chỉ đạo mang tính chiến lược để thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả của quá trình cải cách nhà nước, cụ thể:

Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Hội nghị lần thứ

ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí;

Ban Bí thư trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 39-CT/TW của Ban Bí thư về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải

cách tư pháp;

Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

Trong tiến trình cải cách nền quản trị, Việt Nam đã vận dụng mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng bằng việc tiếp cận các học thuyết, lý thuyết về quản trị nhà nước hiện đại, quản trị tốt; tham gia, ký kết, phê chuẩn các Công ước, điều ước quốc tế có liên quan đến việc tổ chức thực thi cải

cách hành chính và phịng chống tham nhũng như: Hiệp định tương trợ tư pháp,

Công ước liên hợp quốc về quyền dân sự, chính trị; cơng ước liên hợp quốc về quyền kinh tế xã hội và văn hóa; Cơng ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng,

Công ước của OECD về chống hối lộ các quan chức nước ngồi, Cơng ước Luật

dân sự, Luật hình sự về tham nhũng của Hội đồng Châu Âu … tham gia các tổ chức

quốc tế, ký kết các văn kiện pháp luật do các tổ chức quốc tế ban hành… trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật cụ thể hóa mối quan hệ giữa cải cách hành chính

và phịng, chống tham nhũng phù hợp với hệ thống pháp luật và nền hành chính quốc gia. Ví dụ: Điều 10 Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng quy định về: Báo cáo công khai

Xét đến sự cần thiết phải đấu tranh chống tham nhũng, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để tăng cường minh bạch trong quản lý hành

chính cơng, kể cả về tổ chức, quá trình thực hiện và ra quyết định. Các biện pháp đó bao gồm:

(a) Ban hành những thủ tục hoặc quy định cho phép cơng chúng, khi

thích hợp, có được thơng tin về tổ chức, q trình thực hiện và ra quyết định của các cơ quan hành chính nước mình, cũng như các thơng tin về quyết định và hành vi pháp lý liên quan đến cơng chúng mà vẫn đảm bảo được bí mật và thơng tin cá nhân;

(b)Đơn giản hóa thủ tục hành chính ở những khâu thích hợp nhằm tạo điều kiện cho cơng chúng tiếp cận với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định;

(c) Cơng bố thơng tin, trong đó có thể bao gồm báo cáo định kỳ, về nguy

cơ tham nhũng trong các cơ quan hành chính nước mình.

Trên cơ sở thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, điều cần thiết nhất là việc đảm bảo công khai, minh bạch thông tin và đảm bảo trình tự, quy trình thực hiện của các cơ quan hành chính thì mới hướng tới hiệu quả thực hiện. Điều

này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa phòng, chống tham nhũng và cải cách hành chính được quy định trong văn bản luật pháp quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã

tham gia ký kết.

Chính phủ Việt Nam khẳng định quyết tâm xây dựng tổ chức bộ máy Chính

phủ với nguyên tắc kiến tạo phát triển, trong sạch, vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy nhân dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ (Nghị quyết

Chính phủ số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 về Chương trình hành động của Chính

phủ nhiệm kỳ 2016-2021; Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về Chương

trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020) với các biện pháp

quyết liệt trong việc: Tăng cường tính cơng khai, minh bạch trong hoạch định chính

sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; hồn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi cơng vụ.

Hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam với các quy định về tăng cường mối liên quan giữa cải cách hành chính và phịng, chống tham nhũng: các Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống tham nhũng, Pháp lệnh chống tham nhũng năm

1998, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007,2012),

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017);Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; Luật Thanh tra năm 2010; Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012; Luật Kiểm toán Nhà nước năm

2015, Các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Quyết định của Chủ tịch nước và văn bản pháp quy của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ…

Điều 27 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định: Cải cách hành

chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có

trách nhiệm sau đây:

1. Công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm thủ tục trực tiếp tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi giải quyết công việc;

2. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản công;

3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quy định về vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình;

4.Thực hiện nhiệm vụ khác về cải cách hành chính.

Ngồi các biện pháp thực hiện cải cách hành chính và phịng, chống tham nhũng mang tính vĩ mô trong việc ban hành, cải cách và thực thi thể chế thì việc thực hiện những biện pháp cụ thể, mang tĩnh kỹ thuật cũng được Chính phủ triển

khai như sau:

- Lập Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước đối với từng Bộ, ngành, địa phương với khung kế hoạch cải cách hành chính và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo

Công văn số 725/BNV-CCHC ngày 01/3/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn xây dựng kế hoạch cải cách hành chính và báo cáo cải cách hành chính hàng năm.

- Áp dụng Bộ Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX là một công cụ mới

giúp theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả triển

CCHC bằng định lượng, trên cơ sở đó so sánh, xếp hạng kết quả thực hiện CCHC giữa các bộ, ngành địa phương với nhau. Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định cụ thể tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/2/2012 được xác định trên 34 tiêu chí

và 104 tiêu chí thành phần gồm: công tác chỉ đạo điều hành, cải cách thủ tục hành

chính, xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cải cách tổ chức

bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức, đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cơng lập, hiện đại hóa nền hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Chỉ số hài lịng của người dân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước SIPAS theo Quyết định số 1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2014.

Ngồi những cơng cụ đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước từ bên trong,

Chính phủ cũng chấp thuận kết quả đánh giá hiệu quả quản trị nhà nước từ bên

ngoài theo xu hướng quản trị hiện đại, phi tập trung hóa, đó là:

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

- Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) được xây dựng và đo lường bởi các tổ chức: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt

Nam và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam từ năm

2009 cho tới nay, cùng với sự hỗ trợ của các đối tác trong suốt quá trình triển khai

thực hiện nghiên cứu … PAPI là một bộ chỉ báo hữu dụng phản ánh năng lực và hiệu quả quản trị ở cấp trung ương và cấp tỉnh ở Việt Nam, và cũng là công cụ đánh

giá mức độ cải thiện của các cấp chính quyền qua thời gian. Nó phản ánh tiếng nói

người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và

cung ứng dịch vụ cơng của chính quyền các cấp. Tính đến năm 2018, gần 117.363 người dân được chọn ngẫu nhiên tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong

cả nước để khảo sát, đánh giá chỉ số PAPI với các tiêu chí như: Tham gia của người

dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử [9].

Có thể nói việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật từ các bộ chỉ số đánh giá, đặc

biệt là chỉ số PAPI chính là thước đo, phản ánh mối quan hệ hữu cơ nhất giữa cải

cách hành chính và phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Trong 8 chỉ số nội dung

của PAPI ta thấy được 3 yếu tố của quản trị tốt (sự tham gia của người dân, công

khai minh bạch, và trách nhiệm giải trình); 1 chỉ số đề cập đến phòng chống tham nhũng, còn lại là các chỉ số liên quan đến công tác cải cách hành chính (thủ tục hành

chính cơng, cung ứng dịch vụ cơng, hiện đại hóa nền hành chính ứng dụng cơng nghệ thơng tin).

Nhà nước

(Cán bộ, công chức, viên chức)

Xã hội Thị trường

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chỉ số đo lường quản trị và hành chính cơng ở Việt Nam hiện nay dưới 3 góc độ đánh giá từ phía nhà nước – thị trường- xã hội

Như vậy, việc Chính phủ áp dụng tất cả các biện pháp nêu trên trong quá

chính trị trong việc xây dựng và đổi mới đất nước, song song với việc phòng, chống chính những căn bệnh trầm kha phát sinh từ việc thực thi quyền lực nhà nước như: tham nhũng, lãng phí.

Với việc Việt Nam đã và đang là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức, cơ chế đa phương khu vực và quốc tế, như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Liên

hợp quốc (UN), Cộng đồng Pháp ngữ, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hiệp hội

các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình

Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)… ký kết nhiều hiệp định kinh tế thương mại đa phương. Đồng thời với những lợi ích khi là thành viên của các tổ chức quốc tế, Việt Nam cũng phải tuân thủ các quy tắc, quy chế hoạt động đảm bảo

tính pháp lý bằng việc cắt giảm các điều kiện, thủ tục rườm rà gây cản trở cho hoạt

động đầu tư, kinh doanh, trở ngại cho việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước mà cũng phòng ngừa việc tác động, can thiệp của nước ngồi vào cơng việc nội bộ của Việt Nam. Đồng thời với đó là phịng, chống các hiện tượng hối lộ quan chức nước

ngoài, cũng như việc tham ô, tham nhũng của công chức quốc gia.

Yêu cầu về nâng cao hiệu quả quản lý xã hội đang được đặt ra đối với hầu hết các quốc gia trong quá trình vừa hội nhập, vừa cạnh tranh kinh tế khốc liệt trên thế giới. Một trong những thước đo hay tiêu chí để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản

lý xã hội ở mỗi quốc gia là thực hiện “quản trị tốt”. Quản trị tốt hay “quản trị nhà nước tốt” là thuật ngữ hiện diện trong rất nhiều các nghiên cứu học thuật về quản trị

nhà nước và phòng chống tham nhũng trên thế giới, cũng như trong các văn kiện và tài liệu của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác trong những thập kỷ gần đây. Điều đó cho thấy quản trị tốt đã trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với nhà nước dân chủ và là một đòi hỏi cơ bản đối với sự ổn định kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Quản trị nhà nước tốt là một tập hợp những tiêu chí về quản lý xã hội nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy, bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững của một quốc gia. Quản trị tốt có thể được đánh giá theo các tiêu chí sau: sự tham gia của người dân, pháp quyền, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả, định hướng đồng thuận; bình đẳng và khơng loại trừ chủ thể

nào [7]. Có thể thấy rõ nội dung của quản trị tốt trong những quyết tâm xây dựng

Chính phủ kiến tạo nhiệm kỳ 2016- 2021 của Việt Nam: đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý xã hội và cung cấp dịch vụ công luôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính quyền các cấp nhằm phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

- Giải quyết những bất cập từ sự thiếu hiệu quả của bộ máy hành chính và nạn tham nhũng như: tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính cịn nhiều tầng nấc,

chưa phân quyền, phân cấp rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan còn chồng chéo, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát,quản lý không thông suốt, chưa có cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện dịch vụ công sẽ không chỉ tạo điều kiện cho tệ tham

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)