Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa CCHC và PCTN ở

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 58 - 61)

thành phố Hà Nội

Thứ nhất, Hà Nội là đô thị loại đặc biệt, có diện tích lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là một trong những thủ đơ có diện tích lớn trên thế giới. Với dân số đơng, tốc độ gia tăng dân số cơ học tỉ lệ thuận với yêu cầu về đảm bảo các dịch vụ cơng như: dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an sinh xã hội, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị; cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, tỉ lệ doanh nghiệp, hộ kinh doanh lớn và với vai trò là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị, đối ngoại của đất nước nên nhiệm vụ về quản lý kinh tế- chính trị- xã hội rất nặng nề và phức tạp đặt nặng lên việc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính của thủ đơ.

Thứ hai, số lượng tổ chức quốc tế, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương đặt trụ sở thủ đô với đội ngũ công vụ lớn, đặt áp lực cho việc đảm bảo cơ sở hạ tầng và yêu cầu về hoạt động minh bạch, hiệu quả, đảm bảo mối liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức. Hà Nội là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương

như: Quốc Hội, Chính Phủ và các Bộ, ban ngành; chính quyền địa phương với hệ thống các sở, ngành, các Ban quản lý dự án, Viện nghiên cứu, chính quyền địa phương của 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn… Với đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ lớn, đặt trước yêu cầu về hội nhập và phát triển kinh tế thủ đô thì rất cần chế độ quản lý và chính sách đãi ngộ hợp lý để tối đa hóa năng lực thực thi cơng vụ đồng thời cũng hạn chế tình trạng tham nhũng.

- Thứ ba, về tiềm lực kinh tế, Hà Nội một trong những thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á, đóng góp 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của

Việt Nam, thu hút được 8,45 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2019, dẫn đầu

63 tỉnh thành [40]. Nên đã đặt ra yêu cầu cao trong việc nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công. Điều này tác động không nhỏ đến việc

đầu tư cho cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính cơng trước áp lực ứng dụng dịch vụ cơng trực tuyến, xây dựng chính quyền điện tử để giải quyết yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời với việc quản lý đầu tư cơng thì việc quản

lý nguồn thu, quản lý hoạt động cấp phép đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu, hải

quan… của các cơ quan hành chính cơng cũng cần được kiểm tra, kiểm toán, giám sát thường xuyên và đổi mới hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát để đạt hiệu quả, minh bạch và phòng, chống tham nhũng.

-Thứ tư, về tình trạng thứ hạng của Hà Nội trong báo cáo đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh PAPI cải thiện rất chậm qua từng năm cũng là yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa CCHC và PCTN của thành phố Hà Nội

Theo chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và đặc biệt là chỉ số cải cách hành chính PAR -index của thành phố Hà Nội những năm gần đây đều thuộc top có thứ hạng cao trong 63 tỉnh thành của cả nước. Chỉ số PCI đứng thứ

9/63 tỉnh; chỉ số PAR –index xếp thứ 2/63 tỉnh. Nhờ việc đẩy mạnh cải cách hành

chính ở thủ đơ đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện chỉ số PCI.

Tuy nhiên, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh PAPI của

thành phố Hà Nội lại có những cải thiện rất chậm qua từng năm (đứng thứ 56/63 tỉnh, thành). Kết quả chi tiết ở bảng sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp các chỉ số nội dung PAPI của thành phố Hà Nội

STT CHỈ SỐ NỘI DUNG Điểm số Nằm trong nhóm

1 Tham gia của người dân ở cấp cơ sở 5.22 Trung bình thấp

2 Cơng khai, minh bạch 5.09 Trung bình thấp

3 Trách nhiệm giải trình với người dân 4.61 Thấp nhất

4 Kiểm sốt tham nhũng trong khu vực cơng 6.08 Thấp nhất

5 Thủ tục hành chính cơng 7.5 Cao nhất

6 Cung ứng dịch vụ cơng 6.93 Trung bình thấp

7 Quản trị môi trường 3.58 Thấp nhất

8 Quản trị điện tử 3.32 Trung bình cao

Tổng 42.33 Xếp thứ 56/63

Qua bảng tổng hợp các chỉ số nội dung PAPI của thành phố Hà Nội có thể thấy mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phịng, chống tham nhũng qua sự đánh giá của người dân chưa thực sự hiệu quả và có sự chênh lệch rõ rệt. Người dân

ghi nhận những kết quả tích cực từ sự chuyển biến trong chính quyền trong việc

cung cấp các dịch vụ hành chính cơng và hiện đại hóa nền hành chính. Tuy nhiên người dân cũng đánh giá việc cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình từ phía

chính quyền và việc kiểm soát tham nhũng chưa thực sự hiệu quả.

Thứ năm, Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội và với vị trí là nơi hội tụ lực lượng lao động, trí thức của cả nước thì trình độ dân trí của người dân thủ đơ

cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước nên người dân có những địi hỏi khắt

khe hơn đối với hoạt động quản lý, điều hành và cung ứng dịch vụ cơng; địi hỏi về

quyền được tiếp cận với các dịch vụ công một cách thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm; quyền được tiếp cận với các thông tin quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính

sách; quyền được giải trình về nguồn lực, cách thức thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền thành phố dẫn tới số lượng giao dịch hành

chính, khối lượng dịch vụ cơng cần phục vụ gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần so với các tỉnh, thành phố của cả nước. Đồng thời thiếu những quy định về đặc thù

hỗ trợ cho cán bộ, công chức thủ đô nên ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ chung.

- Thứ sáu, yêu cầu khách quan về việc thay đổi phương thức quản trị từ nền

hành chính cũ, trì trệ, quan liêu sang nền hành chính hiện đại theo xu hướng quản

trị dân chủ, quản trị tốt trong bối cảnh Hà Nội tích cực tăng cường mọi nguồn lực

thúc đẩy hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế, tức là lấy sự hài lòng của người dân làm

trung tâm để chính quyền phải tích cực thực hiện các biện pháp như: tăng cường

thông tin, tuyền truyền, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, hồn thiện thể

chế, cải cách chính sách đãi độ, tiền lương đối với cán bộ, công chức… cũng chính

là những trụ cột của các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, và mục tiêu của cải

cách hành chính của Chính phủ nói chung và thành phố Hà nội Nói riêng.

-Yếu tố phải thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền mà

Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã đề ra các chương trình cho trước mắt, cho trung hạn

và dài hạn tập trung vào 3 khâu đột phá, một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là: “tiếp

tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất

kinh doanh trên địa bàn Thủ đô” [3].

Vậy nên, yêu cầu nâng cao mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phịng, chống tham nhũng nhằm xây dựng một nền hành chính phục vụ, kiến tạo, phát triển, kỷ luật, kỷ cương, minh bạch, đảo bảo trách nhiệm giải trình và thu hút sự tham gia phản biện của người dân đã và đang được đặt ra rất cấp bách, nhất là đặt trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay của thủ đô.

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)