Kinh nghiệm cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng của

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 47)

1.6. Kinh nghiệm cải cách hành chính trong mối tương quan vớ

1.6.1. Kinh nghiệm cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng của

Trung Quốc

Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa có rất nhiều nét tương đồng với thể chế chính trị một Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện giống với Việt Nam.

Kể từ khi thực hiện đường lối mở cửa (1978), đặc biệt kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, Trung Quốc đã trải qua 6 cuộc cải cách

hành chính [2]. Từng giai đoạn tiến hành cải cách có mục tiêu và phương pháp tiến hành khác nhau, tuy nhiên đều đi theo những chủ trương lớn sau đây:

Thứ nhất, là cải cách thể chế chính quyền, là bước đi đúng đắn, làm tiền đề

cho sách lược phòng chống tham nhũng của Trung Quốc.

Thứ hai, nâng cao chức năng quản lý xã hội và dịch vụ cơng của Chính phủ

và chính quyền địa phương các cấp. Chính phủ đã tiến hành đánh giá thực trạng và

đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề chống chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa

các cơ quan của Chính phủ, chính quyền các cấp.

Thứ ba, tiếp tục cải cách đối với hệ thống phê chuẩn kiểm tra hành chính. Biện pháp cải cách này đã gắn kết quyền lực thực thi, tinh giảm số người làm việc

trong cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu năng thực thi luật và giảm đáng kể việc thực

hiện chồng chéo, đổ trách nhiệm và gây phiền nhiễu cho nhân dân trong khi thực thi

công vụ của cán bộ, công chức.

Song hành với việc tiến hành cải cách hành chính, từ sau Đại hội lần thứ 18

Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2012), Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc phát động chiến dịch chống tham nhũng với quy mô và mức độ quyết liệt chưa từng có kể từ khi nước này thực hiện chính sách mở cửa với 4 sách lược sau [10]:

- Làm cho “không dám tham nhũng” là sách lược thiên về tâm lý, thể hiện

ở việc răn đe làm triệt tiêu ý chí và động cơ hành động thu lợi bất chính, khiến cho mọi cá nhân khơng dám và khơng có cơ hội tham nhũng.

- Làm cho “không thể tham nhũng” là sách lược về mặt kỹ trị, thể hiện qua các biện pháp kiểm soát quyền lực, làm cho người nắm giữ quyền lực không thể lạm dụng quyền lực được giao.

- Làm cho “không muốn tham nhũng” là làm cho người nắm giữ quyền lực

mất đi động cơ tham nhũng, hay khơng có ý thức tham nhũng với 3 biện pháp

chính: Một là, giáo dục pháp luật về sự liêm chính thơng qua các lớp bồi dưỡng ở trường Đảng, đưa vấn đề chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy ở các

trường học để hình thành quan niệm về liêm chính cho thế hệ trẻ; hai là nâng cao đạo đức của thế hệ cán bộ, đảng viên, đưa vấn đề tu dưỡng đạo đức vào Điều lệ Đảng; ba là giáo dục lòng yêu nước và ý thức cộng đồng.

- Làm cho “không cần tham nhũng” tức là nhà nước Trung Quốc đã cố gắng bảo đảm đời sống của cán bộ, công chức để họ yên tâm làm việc mà khơng bị

thơi thúc bởi động lực phải tìm kiếm thu nhập thêm để ni sống gia đình.

Những giá trị tham khảo đối với Việt Nam

Việc đồng thời tiến hành hai chiến lược cải cách hành chính và phịng chống

tham nhũng ở Việt Nam thể hiện Đảng và nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc

học hỏi những thành tựu của các quốc gia láng giềng ở hai khía cạnh: thứ nhất các

sách lược đó có thể áp dụng trong bối cảnh thể chế chính trị một đảng cầm quyền; thứ hai, các sách lược đó cần được áp dụng một cách đồng bộ, liên tục và quyết liệt mới phát huy hiệu quả.

1.6.2. Kinh nghiệm cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng của Singapore

Năm 1991, Chính phủ Singapore khởi động chương trình cải cách mang tên “Nền công vụ thế kỷ 21” nhằm xây dựng nền cơng vụ có hiệu quả, hiệu lực với lực lượng cơng chức liêm chính, tận tuỵ, có năng suất lao động và chất lượng dịch vụ

cao [2, tr.35]. Một số biện pháp đồng bộ đã được áp dụng, đó là:

-Đưa tinh thần “doanh nghiệp” vào hoạt động của bộ máy hành chính mà cốt

lõi là lấy hiệu quả làm thước đo.

- Đề ra Chương trình xố bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc của bộ

máy hành chính với mục tiêu là việc gì cũng phải có cơ quan chịu trách nhiệm. -Thường xun rà soát để loại bỏ những quy định lỗi thời khơng cịn phù hợp.

-Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức, coi đó là giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền công vụ có hiệu quả.

- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho công nghệ thông tin, tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức để áp dụng cơng nghệ mới, phát triển chính phủ điện tử và đang bước sang giai đoạn “phát triển công dân điện tử”.

- Nhà nước đã có chính sách cụ thể trong việc trả lương xứng đáng cho cán bộ, công chức, qua đó hạn chế tối đa nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, tạo đà cho cán bộ công chức dành hết tâm sức cho công việc được giao.

- Có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài ngoại quốc rất bài bản, và xác định là mục tiêu then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền

kinh tế của nhà nước.

Cùng với việc đổi mới tư duy trong cộc cuộc cải cách hành chính thì Singapore

cũng có những bước đi tiến bộ, hiệu quả trong cơng cuộc phịng, chống tham nhũng: Thứ nhất, Singapore đã xây dựng được cho mình một quyết tâm chống tham nhũng hết sức mạnh mẽ của Chính phủ, của những nhà lãnh đạo cao.

Thứ hai, Chính phủ đã tạo ra một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng

(CPIB) hiệu quả.

Thứ ba, Singapore xây dựng một hệ thống hành chính hiệu quả cùng những tập quán công quyền tốt đẹp nhất.

Thứ tư, hệ thống pháp luật được quy đinh rất chặt chẽ và được thực hiện một

cách nghiêm minh bởi đội ngũ cơng chức có phẩm chất, tận tâm và nghiệp vụ cao.

Thứ năm, chính sách đãi ngộ đối với công chức thực sự thỏa đáng, đặc biệt là vấn đề tiền lương. Đặc biệt, để công chức luôn phải cân nhắc và giữ gìn liêm chính

khi thực thi công vụ.

Thứ sáu, xây dựng một nền văn hóa “phi tham nhũng” với quyết tâm tiêu diệt tham nhũng của Singapore cũng mang dấu ấn của các nhà lãnh đạo chính trị, “những người đã tự đặt mình làm mẫu mực cho công chức, từ bỏ các mối quan hệ

kinh tế, thể hiện đạo đức công việc cao, tránh bất kỳ những hành vi nào có thể hiểu là lạm dụng chức vụ của họ và không khoan nhượng đối với những hành vi tham nhũng. Từ đó, tạo ra một vùng đất có bầu khơng khí trung thực và liêm chính.”

1.6.3. Kinh nghiệm cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng của Hàn Quốc

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, tương tự như các nước đang phát triển

đạt nhiều thành tựu. Song song với thành tựu kinh tế, nạn tham nhũng ở Hàn Quốc cũng rất nghiêm trọng, tấn công vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Nguyên nhân

chính của hiện tượng này là cải cách hành chính chưa tương ứng với cải cách kinh

tế. Việc đồng thời kết hợp những biện pháp mạnh mẽ để cải cách nền hành chính

cùng với quyết tâm phịng, chống tham nhũng đã đưa Hàn Quốc trở thành nước có

nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 13 trên thế giới [2, tr.34]. Để đạt được những kết quả đó, Hàn quốc đã thực hiện nhiều biện pháp sau:

- Chính phủ phải có quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt; tầm nhìn chiến

lược và chương trình hành động nhất quán, rõ ràng về phòng chống tham nhũng.

Chính phủ Hàn Quốc đã nghiên cứu và học tập kinh nghiệm chống tham nhũng để

xây dựng Luật Chống tham nhũng (2001) và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan

đến chống tham nhũng; cải cách thể chế hành chính; cải thiện mức sống của cán bộ,

cơng chức; tham gia các Cơng ước phịng, chống tham nhũng và tăng cường hợp tác

quốc tế trong phòng, chống tham nhũng; khuyến khích và bảo vệ người dân trong đấu

tranh phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, giáo dục về tác hại của tham nhũng,

lên án tham nhũng trong hệ thống trường học và trên phương tiện truyền thơng; xác

định đúng vai trị của các cơ quan báo chí, truyền thơng là một cơng cụ, một lực lượng hữu hiệu thu hút, kết nối mọi tầng lớp nhân dân tham gia chống tham nhũng; khuyến khích và bảo vệ người dân phát hiện và trừng trị tham nhũng...

- Hệ thống pháp luật chặt chẽ, trên cơ sở đó thành lập các cơ quan phịng, chống tham nhũng thực quyền, đủ thẩm quyền, bảo đảm tính nghiêm minh, cơng bằng, dân chủ. Hàn Quốc cũng có một hệ thống các cơ quan chức năng có hiệu lực

trong phịng, chống tham nhũng: Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn

Quốc (ACRC); Viện Công tố Hàn Quốc là cơ quan trực tiếp tiến hành điều tra các vụ

án tham nhũng liên quan đến tài chính, ngân hàng (rửa tiền, giao dịch phi pháp...) - Xây dựng bộ máy hành chính - cơng vụ minh bạch, tinh gọn, hiệu quả; đẩy

mạnh phòng chống tham nhũng trong mọi hoạt động của bộ máy công quyền, đặc biệt là những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Để xây dựng được bộ máy đó, Hàn Quốc tiến hành các cải cách hành chính, đặt trọng tâm là tái cơ cấu nhằm làm tinh

gọn bộ máy, áp dụng nguyên tắc cạnh tranh và nguyên tắc chất lượng thực thi công vụ theo vị trí việc làm.

Chương trình cải cách hành chính của Hàn Quốc cũng nhằm giảm số lượng

các quy định, thủ tục hành chính, là nơi chủ yếu nảy sinh nạn hối lộ.

Về thể chế, đã sửa đổi các quy định của nhà nước để bảo đảm sự thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường trên nguyên tắc giảm bớt sự can thiệp của nhà nước và giảm chi phí cho người dân.

Hàn Quốc đã xây dựng được mạng lưới hạ tầng thông tin thuộc loại tốt nhất trên thế giới, thiết lập xong hệ thống xử lý cơng việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính thơng qua mạng điện tử, tiến hành việc cung cấp dịch vụ công

thông qua internet, kể cả việc cung cấp dịch vụ hành chính thơng qua điện thoại di động, cơng khai hóa việc xử lý các vấn đề của dân, của doanh nghiệp trên mạng.

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy, việc xây dựng chính phủ điện tử là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả. Khi mọi thủ tục hành chính đều thực hiện thơng qua mạng internet sẽ hạn chế việc công chức tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp, do đó giảm các cơ hội để nhũng nhiễu hoặc nhận hối lộ. Hơn nữa, chính phủ điện tử vừa tăng tính cơng khai, minh bạch vừa nhanh chóng, giảm thiểu được thời gian, chi phí đi lại.

Xây dựng và thực hành các chuẩn mực đạo đức công vụ liêm chính; cơ chế bảo vệ và khen thưởng những người tố cáo tham nhũng.

Những kinh nghiệm, những bài học mà Việt Nam có thể vận dụng, đó là:

- Cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện các thể chế về phòng, chống tham nhũng, và tăng cường phân cấp, phân quyền trong bộ máy nhà nước trên sở kiềm chế, đối trọng về quyền lực

Điều này sẽ làm cho quyền lực luôn bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật, bị giám sát bởi nhiều chủ thể khác nhau, do đó tránh được tình trạng quyền lực quá tập trung dẫn đến việc độc đoán, chuyên quyền, tham nhũng trong thực thi quyền lực nhà nước.

học hỏi kinh nghiệm phịng chống tham nhũng ln nhấn mạnh ở khâu thể chế, tức

là việc tổ chức bộ máy nhà nước sao cho các nhánh quyền lực có thể kiểm tra, giám sát lẫn nhau và thiết lập sự kiểm sốt từ phía xã hội. Chính vì vậy quyền lực nhà

nước ln được đảm bảo thực thi nghiêm túc, đúng pháp luật và dân chủ.

Trong khi đó, ở một số quốc gia phát triển khác ở châu Á như Hàn Quốc,

Singapo..., Chính phủ đã xây dựng một hệ thống các thiết chế kiểm soát quyền lực

hết sức chặt chẽ, đó là thành lập các tổ chức độc lập thuộc cơ quan hành pháp và

các bộ phận chuyên trách chống tham nhũng như: Văn phòng Tổng thống, Văn

phòng Thủ tướng, Viện Kiểm toán và thanh tra, Uỷ ban giám sát tài chính, Uỷ ban

chống tham nhũng, Cơ quan cảnh sát điều tra... Các cơ quan khác độc lập với cơ

quan hành pháp như: Tòa án, Uỷ ban bầu cử quốc gia, Hiệp hội công dân và các cơ quan thơng tin đại chúng nhằm kiểm sốt quyền lực và ngăn chặn tham nhũng. Bên

cạnh đó, phải có các chế định pháp lý mạnh mẽ trang bị cho các cơ quan chức năng, quyền hạn lớn để độc lập trong điều tra, xử lý tham nhũng [19].

Xây dựng quy chế công chức, công vụ rõ ràng, trong đó phải xác định rõ

trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, tránh tạo ra đặc quyền, đặc lợi. Đồng thời, áp dụng các biện pháp ngăn chặn như việc giám sát

thu thập, quy định kê khai tài sản của công chức.

-Thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch

Công khai, minh bạch là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất, là

kinh nghiệm hết sức quý báu trong phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng và cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác cải cách hành chính. Cơng khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước chính là bảo đảm cho các hoạt động của nhà nước nằm trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên cần tối đa hóa nội dung cơng khai,

minh bạch và quy định rõ ràng những lĩnh vực nào thuộc bí mật nhà nước. Đối với

nhiều nước trên thế giới hiện nay, những lĩnh vực, nội dung cần công khai tới người

dân đó là: Cơng khai chi tiết thu chi ngân sách; công khai trong mua sắm tài sản

công; công khai trong lĩnh vực xây dựng, đấu thầu; công khai việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, cơng chức; cơng khai q trình thi tuyển, tiếp nhận, bổ nhiệm

cán bộ, việc cấp các bằng cấp… bởi đây là những lĩnh vực có khả năng dễ nảy sinh tiêu cực và tham nhũng. Các cơ quan Thanh tra, Kiểm tốn, Ủy ban liêm chính cảnh sát được quyền yêu cầu bắt buộc đối tượng điều tra phải cung cấp thơng tin, giải

trình, nếu phát hiện cung cấp sai thì có thể bị xử lý hình sự. Trong khi đó, luật pháp

của Anh, CHLB Đức, Thụy Điển quy định, tất cả các tài liệu của Chính phủ và các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương (trừ tài liệu thuộc bí mật quốc gia) đều phải được đăng tải công khai trên báo chí và trên mạng Internet, kể cả mức lương của Thủ tướng và các Bộ trưởng... Chính vì vậy, q trình thực thi pháp luật được đảm bảo, và nạn tham nhũng khơng có nhiều cơ hội để tồn tại.

- Phải xây dựng được một quyết tâm chống tham nhũng thật sự mạnh mẽ

trong Đảng, Chính phủ và thu hút được đông đảo quần chúng tham gia

Chống tham nhũng khơng thể có hiệu quả khi những người cầm quyền thiếu

kiên quyết hoặc nửa vời trong việc chỉ đạo đấu tranh chống tham nhũng. Vì vậy, điều trước tiên để chống tham nhũng có hiệu quả, địi hỏi một quyết tâm thực sự bài trừ và phòng ngừa tham nhũng của Chính phủ, của những nhà lãnh đạo cao nhất. Điều này đòi hỏi bản thân các nhà lãnh đạo phải nêu một tấm gương về sự mẫu mực, tận tụy, kiên định và trong sạch trong q trình lãnh đạo, bởi đó sẽ trở thành gốc rễ để loại trừ tình trạng hối lộ và bảo trợ về mặt chính trị cho tham nhũng.

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)