2.5. Đánh giá mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phịng chống
2.5.1. Đánh giá chung
Hà Nội trong những năm qua đã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có đổi mới, sáng tạo những cách làm tiến bộ trong quá trình triển khai các chủ trương, chính
sách của Đảng và chương trình, chỉ đạo của Chính phủ về CCHC và PCTN. Các kết
quả đạt được rất tích cực, được cụ thể bằng các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
dẫn đầu của cả nước. Các chỉ số khảo sát này nói lên những quyết tâm của cả hệ thống chính trị của thủ đơ trong việc thực hiện chủ chương xây dựng chính quyền phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là thước đo hiệu quả quản trị. Sự huy động tham gia của cả hệ thống chính trị từ cấp thành phố đến cấp cơ sở, trên cơ sở phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân trong tuyên truyền và phản biện xã hội đã góp phần tích cực vào việc nâng cao trách nhiệm giải trình và kỷ cương hành chính của các cơ quan đơn vị trong việc
cung cấp dịch vụ công của thành phố Hà Nội.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức (CBCCVC) giai đoạn 2016 - 2020”; Chương trình số 07-
CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao hiệu quả cơng tác
phịng, chống tham nhũng (PCTN); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn
2016 - 2020” đã đạt những kết quả tích cực.Có thể thấy thành phố Hà Nội đã đạt kết
quả khả quan trên cả 6 lĩnh vực của CCHC và những kết quả trong cơng tác CCHC
góp phần khơng nhỏ vào việc gia tăng hiệu quả phòng ngừa và kiểm soát tham nhũng trên địa bàn thủ đơ. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC và ứng dụng CNTT trong chỉ đạo điều hành, phục vụ người dân mang lại hiệu quả rõ nét. Tính đến nay, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình 08-Ctr/TU cơ bản đã hồn thành, trong đó có chỉ tiêu về đích sớm, vượt kế hoạch, hồn thành 11/15 chỉ tiêu, như: 2 chỉ tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và mức độ hài lòng của người dân, DN về sự phục vụ của cơ quan
hành chính, giải quyết TTHC đều đạt trên 80%; tinh gọn, đơn giản hóa TTHC đạt
25,4%. Cịn lại, 4/15 chỉ tiêu ước hoàn thành vào năm 2020. TP cũng đã hoàn thành 30/33 đề án, kế hoạch tổ chức thực hiện. Giai đoạn 2016 - 2020, CCHC thực sự là một điểm sáng trong ba khâu đột phá của thành phố, được trung ương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT -
Cùng với nỗ lực cải cách TTHC, từ năm 2016 đến nay, TP đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, phấn đấu đưa Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về xây dựng chính quyền điện tử.
Kể từ năm 2017, năm “kỷ cương hành chính”, thành phố đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính với chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đồng bộ, thực sự trong sạch, vững mạnh, có đủ trình độ, phẩm chất, đạo đức và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trọng tâm là tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức. Với việc thực hiện tổng thể nhiều biện pháp cứng rắn,
quyết liệt trong việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: như thực hiện việc đánh giá hàng tháng; ban hành bộ quy tắc ứng xử đối với CB,CC,VC trong cơ
quan hành chính; phân cơng nhiệm vụ rõ ràng và kiểm tra đột xuất, thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ; lấy kết quả của việc kiểm tra và việc tiếp nhận ý kiến phản
ánh, kiến nghị của người dân về kết quả thực hiện thủ tục hành chính làm căn cứ để
chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CB,CC; thường xuyên tổ chức các cuộc đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao hiểu biết pháp luật; đổi mới quy trình tuyển dụng, xét tuyển CB,CC theo hướng cơng khai, minh bạch; định kỳ luân chuyển CB,CC; đẩy mạnh việc rà soát, tinh giản biên chế… có thể thấy chất lượng CB,CC thủ đô được nâng lên theo hướng chuyên nghiệp hơn, đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ phục vụ của CC được nâng lên rõ rệt. Chính nhờ đẩy mạnh siết chặt kỷ cương hành chính đã góp phần giảm số trường hợp CBCC vi phạm qua các năm được phát hiện từ những cuộc kiểm tra của Đồn kiểm tra cơng vụ thành phố. Cụ thể, năm 2017, đoàn phát hiện và đề xuất kỷ luật 34 trường hợp vi phạm; năm 2018 phát hiện 5 trường hợp thì đề xuất kỷ luật 2 trường hợp, rút kinh nghiệm với 3 trường hợp; năm 2019 phát hiện 10 trường hợp vi phạm và đã đề nghị
các cơ quan có thẩm quyền hướng xử lý cụ thể.
Tất cả nỗ lực này 4 năm qua đã góp phần đưa chỉ số hài lịng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước cải thiện tích cực qua từng năm, trong đó chỉ số hài lịng của Hà Nội năm 2018 đạt 83%, tăng 16 bậc so với năm trước.
Qua phân tích chi tiết bảng đánh giá kết quả PAPI thành phố Hà Nội theo từng chỉ số nội dung trong giai đoạn 2011 – 2018 ta có thể nhận thấy: các chỉ số sự
tham gia của người dân, cơng khai, minh bạch, kiểm sốt tham nhũng trong khu vực công đều đạt mức trên trung bình, đặc biệt là chỉ số cải cách thủ tục hành chính,
cung cấp dịch vụ công thành phố Hà Nội đạt mức cao của cả nước. Điều đó cho thấy Chính quyền thành phố đã có những bước đi và cách làm thiết thực, hiệu quả
trong việc tác động vào mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phịng, chống
tham nhũng trong việc tạo điều kiện, động lực để thúc đẩy và phát kiến kinh tế- xã hội của thành phố cũng như chấn chỉnh kỷ luật hành chính tiến tới kiểm soát hành
vi tham nhũng, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức.