Tăng cường hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm trong quá trình

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 105 - 109)

3.1. Các giải pháp chung

3.1.6. Tăng cường hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm trong quá trình

CCHC và PCTN

Trong một thế giới phẳng, với sự tác động mạnh mẽ của vấn đề tồn cầu hóa thì việc thúc đẩy hợp tác quốc tế không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội mà các nước cũng rất cần hợp tác để chia sẻ với nhau những kinh nghiệm phong phú và

hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả quản trị. Nhận thức sâu sắc giá trị của mối

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân hướng tới phát triển

bền vững kinh tế- xã hội của đất nước, tác giả thống nhất với quan điểm cần phải đổi mới mơ hình quản trị cơng. Việc này cần thực hiện thông qua một số giải pháp,

trong đó đầu tiên là cần thay đổi triệt để nhận thức, tư duy về quản trị nhà nước, từ

đó đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền,

phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tháo bỏ những rào cản cho sự phát triển. Đổi

mới quản trị nhà nước theo hướng quản trị tốt với trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính dự đốn được và khuyến khích sự tham gia của khu vực doanh nghiệp và

xã hội. Vận dụng có chọn lọc những mơ hình quản trị dân chủ, quản trị công mới và kinh nghiệm của các quốc gia có nền quản trị tốt để áp dụng vào thực tiễn của Việt

Nam phù hợp với chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế- xã hội và cả những yếu tố khác như truyền thống, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam.

Các nước phát triển với nền hành chính lâu đời, với hệ thống pháp luật tương

đối ổn định, đầy đủ và chặt chẽ, trình độ phát triển kinh tế-xã hội và tương ứng với

nó là ý thức dân chủ, ý thức pháp luật của đại bộ phận dân cư đã đạt tới mức độ tương đối cao là mô hình để Việt Nam hợp tác, học hỏi để vận dụng vào quá trình đổi mới nền quản trị của mình phù hợp hơn với các đặc điểm về nền hành chính, về

chính trị, thực trạng của hệ thống pháp luật và các yếu tố văn hóa, xã hội, truyền thống hành chính trong nước.

Tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung và hoàn thiện lý luận, rút ra những

bài học kinh nghiệm về cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Trên cơ sở đó, cung cấp những luận cứ khoa học để tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; Nhà nước hoạt động

ngày càng hiệu lực, hiệu quả; nhân dân ngày càng tham gia nhiều hơn vào các công

việc của Nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, tận dụng mọi thời cơ, vượt lên mọi khó khăn, thách thức, nhất định cơng cuộc xây dựng và

hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân sẽ giành được những thành tựu to lớn hơn nữa, đưa đất nước ta phát triển

nhanh, bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,

vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Triển khai xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ. Theo đó, đẩy nhanh việc áp dụng

cơng nghệ thơng tin vào quản lý hành chính và sử dụng cơng nghệ thơng tin một

cách có hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của Chính

phủ và hệ thống hành chính các cấp. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và trong giải quyết

cơng việc của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cơng.

Nâng cao vai trị, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ

quan, tổ chức, đơn vị trong công tác cải cách hành chính và phịng, chống tham nhũng. Các cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định thực hiện cải cách hành

chính và phịng, chống tham nhũng là những nhiệm vụ tọng tâm, thường xuyên, để

tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và của cán bộ, Đảng viên.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục chủ trương của Đảng,

pháp luật của nhà nước về công tác cải cách hành chính và phịng, chống tham nhũng. Thực hiện tốt công tác hướng dẫn thông tin, định hướng dư luận xã hội, khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội các cấp

trong việc tuyên truyền thực hiện cải cách hành chính và trong việc phòng ngừa,

phát hiện tham nhũng, tiêu cực. Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông

tin, truyền thông, kịp thời biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những

cá nhân tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong cải cách hành chính và dũng cảm đấu

tranh phịng, chống tham nhũng.

Tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch trên các lĩnh vực; đẩy mạnh cải cách hành

tạo hành lang pháp lý gọn gàng, thơng thống, cắt giảm thời gian, chi phí cho người

dân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch hành chính, đặc biệt trong các

lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như: đầu tư, kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thuế,

quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng, tài ngun mơi trường… hạn chế những kẽ hở từ việc không minh bạch trong việc hoạch định chính

sách, trong hoạt động của cơ quan, tổ chức sẽ giúp triệt tiêu cơ hội tham nhũng.

Đổi mới trong cơng tác cán bộ, có chính sách đãi ngộ, cải cách chính sách tiền lương hợp lý, đồng thời với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả theo

tinh thần nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW gắn với Nghị quyết số 39- NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng với cán bộ, Đảng viên, công chức trong thực thi công vụ tiến tới xây dựng cơ chế phòng ngừa tham nhũng, trừng trị, răn đe để “không dám tham nhũng”.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra Nhà nước và

giám sát của HĐND các cấp trong việc thực hiện các quy định về cải cách hành

hành chính và phịng, chống tham nhũng.

Tăng cường trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền trong việc hoạch định chính sách, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Tích cực thực hiện chế độ tiếp công dân, giải quyết yêu cầu, khiếu nại, tố

cáo của công dân, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân

để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của nhân dân về những vấn đề bức xúc trong đời sống dân sinh. Đồng thời người dân, doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin, quyết định của các cơ quan nhà nước để thực hiện công việc của mình thuận lợi hơn. Ðối thoại với nhân dân là cầu nối rất quan trọng, giúp cho việc lãnh đạo của cấp ủy và điều hành của chính quyền các cấp sát đời sống, gần với

nhân dân, góp phần xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, lắng nghe, phục vụ

người dân. Những ý kiến, kiến nghị của nhân dân gửi đến người đứng đầu cấp ủy,

chính quyền là những tâm tư, nguyện vọng, là vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cả hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, sức sáng tạo của

nhân dân.

Huy động sự tham gia của người dân trong q trình cung ứng dịch vụ cơng, giám sát, phản biện xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt là sự tham gia của Mặt trận tổ quốc, các đồn thể chính trị xã hội khác trong công cuộc

tuyên truyền các chủ trương của Đảng, nhà nước về cải cách hành chính; hoạt động giám sát của các ban, các đại biểu hội đồng nhân dân, các ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư công theo pháp lệnh dân chủ cơ sở.

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)