2.5. Đánh giá mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phịng chống
2.5.2. Hạn chế, khó khăn
Hà Nội vẫn cịn khơng ít khó khăn, bất cập trong thực tiễn vận dụng mối
quan hệ giữa CCHC và PCTN để nâng cao hiệu quả quản trị hành chính của thủ đơ.
Một là, sự chênh lệch giữa các chỉ số: chỉ số CCHC, chỉ số năng lực cạnh
tranh của thành phố thuộc top dẫn đầu cả nước, tuy nhiên chỉ số hiệu quả quản trị
PAPI lại thuộc top những tỉnh thành có thứ hạng khơng cao (năm 2018 Hà Nội xếp
thứ 56/63 tỉnh thành). Điều này là một thực tế bất cập, địi hỏi chính quyền thành phố sớm phải có các giải pháp thiết thực để khắc phục.
Thứ hai, thực tế việc triển khai CCHC đang gây một áp lực rất lớn đối với
CB, CC trong các cơ quan hành chính của thành phố. Vì kinh tế -xã hội phát triển
kéo theo những yêu cầu cao của người dân về năng lực, trình độ quản lý của
CB,CC; về việc đảm bảo chất lượng và số lượng các dịch vụ công được cung cấp bởi các cơ quan, đơn vị hành chính. Trong bối cảnh khối lượng cơng việc nhiều, áp lực về tinh thần, trách nhiệm nhưng biên chế CB, CC VC thì liên tục tinh giản dẫn đến tình trạng một công chức phải kiêm rất nhiều việc, trong khi đó chế độ lương,
và phụ cấp hạn chế dẫn đến thực tế có rất nhiều CB, CC trẻ mới được tuyển dụng, thậm chí những người đã có nhiều năm kinh nghiệm đã xin nghỉ cơng tác. Đây
chính là thực trạng “chảy máu chất xám” trong bộ máy chính quyền thành phố.
đánh giá cơng tác cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng chưa được triển
khai theo hướng tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp vốn là những
đối tượng sử dụng dịch vụ công. Người dân chỉ là người sử dụng và đánh giá chất lượng dịch vụ, thái độ của CB, CC chứ chưa phải là người được tham gia vào quá
trình xây dựng lên các quy trình, quy định vận hành của bộ máy hành chính. Người dân có quyền giám sát hoạt động của cơ quan tổ chức và CB,CC nhưng chưa có các
cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện quyền giám sát đó mà chỉ mang tính một chiều.Tức là tại các cuộc tiếp xúc cử tri, trong các cuộc đối thoại, tiếp dân người đứng đầu cơ quan, tổ chức thông báo kết quả điều hành, vận hành bộ máy hành
chính, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri như thế nào thì người dân biết như vậy, người dân khơng có cơ chế nào để kiểm chứng.
- Thứ tư, về việc cải cách thể chế hành chính tác động đến cơ chế kiểm sốt quyền lực để phịng chống tham nhũng rất hạn chế. Ví dụ như quy định về kê khai
và công khai tài sản thu nhập thì có nhưng quy định về kiểm soát tài sản và xác
minh tính chính xác cũng như giải trình nguồn gốc tài sản thì chưa rõ ràng. Dẫn đến
việc tồn thành phố có hơn 34.500 đối tượng phải kê khai tài sản nhưng tỉ lệ người phải xác minh rất thấp [22, 23, 24, 27].
- Thứ năm, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa nền hành
chính và ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cùng với việc ban hành các quy trình nội bộ, tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã xác định rõ
trách nhiệm của CB,CC tham gia vào quá trình giải quyết TTHC. Tuy nhiên quy
trình là quy định cứng về việc giải quyết một hoặc một số TTHC trong khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó CB,CC thì phải làm nhiều việc cùng một lúc, như: hướng dẫn công dân, tiếp nhận, xử lý, tham mưu kết quả giải quyết, liên hệ với cơ
quan liên thông giải quyết … với số lượng hồ sơ lớn, mà CB, CC còn kiêm nhiệm
thêm các việc khác nên việc đảm bảo thực hiện đúng như quy trình sẽ gây áp lực rất
lớn đến CB,CC.
-Thứ sáu, vấn đề công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành của các cấp,
dù, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai rất nhiều biện pháp quyết
liệt, áp dụng CNTT trong giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp, thực hiện công khai minh bạch theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn cịn mang
tính hình thức, chưa thực chất, nhất là các lĩnh vực: Công khai về thu chi ngân sách
cấp xã và công khai các nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường hỗ trợ giải phòng mặt bằng được người dân trên địa bàn Hà Nội đánh giá thấp nhất.