Xây dựng cơ chế hữu hiệu cho việc kiểm tra, giám sát quá trình

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 102 - 103)

3.1. Các giải pháp chung

3.1.3. Xây dựng cơ chế hữu hiệu cho việc kiểm tra, giám sát quá trình

CCHC và PCTN

Việc hoàn thiện các thể chế chính trị, các quy định của pháp luật để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm sốt q trình CCHC và PCTN là một yêu cầu quan trọng, tác động rất lớn đến hiệu quả của CCHC và PCTN. Việc phòng chống vi phạm pháp luật, lạm quyền và phòng, chống tham nhũng chủ yếu được nhấn mạnh ở khâu thể chế, tức là việc tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở kiềm chế, đối trọng, kiểm soát quyền lực, tạo ra một cơ chế đủ sức ngăn chặn các hành vi lạm quyền,

chuyên quyền, sử dụng quyền lực vì mục đích tối đa hóa lợi ích bản thân. Với những thể chế như vậy, nó làm cho quyền lực ln bị giới hạn trong khuôn khổ của

pháp luật, pháp luật ở đây là một hệ thống pháp luật công bằng và nghiêm minh,

không loại trừ chủ thể nào, kể cả nhà nước. Cơ chế giám sát quyền lực phải được thực hiện ở nhiều chủ thể khác khau thì mới tránh được tình trạng quyền lực quá tập

trung dẫn đến việc độc đoán, chuyên quyền, tham nhũng trong thực thi quyền lực

nhà nước. Bởi cơ chế kiểm tra không thể hiệu quả nếu tự kiểm tra, kiểm tra nội bộ

để rồi không dám vạch ra cái sai của riêng mình, hoặc để phát hiện sai sót cũng xin

rút kinh nghiệm rồi để đấy. Các cơ chế kiểm tra, giám sát đã được quy định rất rõ

ràng nhưng việc thực hiện chưa nghiêm đã khiến cho hoạt động cải cách hành chính

chưa thực sự hiệu quả. Để làm được việc này thì chỉ cải cách hành chính thơi là chưa đủ, cần phải tiến hành đồng bộ cả cải cách tư pháp và cải cách hệ thống chính trị. Cần ban hành những quy định pháp luật về kiểm sốt lợi ích của cán bộ, cơng chức như việc thu nhập không rõ ràng nguồn gốc, giàu bất chính, việc tuyển dụng

và bổ nhiệm họ hàng, gia đình, người thân vào những vị trí lãnh đạo hoặc có lợi ích.

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát công tác CCHC và PCTN rất cần sự tham

gia, giám sát và có cơ chế đảm bảo cho sự tham gia của người dân, của các tổ chức xã hội. Mặc dù pháp luật quy định 2 hình thức cơng dân được tham gia trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước là ứng cử, tham gia vào hoạt động công vụ,

và trưng cầu ý dân. Nhưng trên thực tế cơ chế ứng cử của người dân không nằm

gia vào hoạt động cơng vụ như CBCC thì lại bị coi là đối tượng được giao quyền và

cần phải kiểm tra, giám sát và tính đại diện cho tiếng nói của người dân khơng thực sự khách quan vì họ phải trung thành với tổ chức, và bảo vệ quyền lợi của nhà nước. Và mặc dù Việt Nam có Luật chưng cầu dân ý năm 2015, nhưng chưa một lần Việt Nam tổ chức cho nhân dân thực hiện quyền này. Vậy quyền tham gia quyết định và giám sát hoạt động của công dân đối với nhà nước chưa có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo, cần phải có cơ chế đảm bảo các điều kiện để cơ quan chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động độc lập, đúng thẩm quyền, và thu hút sự tham gia, phản ánh, kiến nghị, giám sát của người dân.Tiếp tục tăng cường công

tác thanh tra, kiểm tra, tố tụng của các cơ quan chống tham nhũng, phát huy vai trị giám sát của các cơ quan đồn thể, mặt trận tổ quốc, báo chí và các tầng lớp nhân dân.Mở rộng dân chủ, đa dạng hóa các kênh giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với đó, xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong mỗi hoạt động, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.

Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị theo quy định của pháp luật, nếu để xảy ra tham nhũng tại đơn vị mình phụ trách.

Cần có cơ chế khen thưởng kịp thời nhằm mục đích động viên, khuyến khích những cách làm hay, sáng tạo, và đạt kết quả tích cực từ việc tăng cường kiểm tra,

giám sát để tăng thêm hiệu quả của công tác PCTN, đồng thời tạo động lực để tổ chức, cơng dân tích cực tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)