3.2. Các giải pháp cụ thể cho thành phố Hà Nội
3.2.3. Xây dựng bộ máy chính quyền thành phố chuyên nghiệp, liêm chính,
chính, hiện đại, vì nhân dân phục vụ
Tiếp tục xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chấn chỉnh lề lối làm việc, đạo đức, tác phong; kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc, TTHC với người dân và tổ chức, doanh nghiệp. Sửa đổi và ban hành Bộ quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức thành phố theo hướng quy định cụ thể chế tài nếu phát hiện hành vi vi phạm
Thành phố Hà Nội đã thực hiện cải cách TTHC kết hợp với yêu cầu về tăng
cường trách nhiệm, thái độ, ý thức phục vụ nhân dân của CBCC bằng việc ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 20/3/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; Bộ phận “Một cửa” các cơ quan, đơn vị đã niêm yết công khai “10 nội dung yêu cầu” của Cán bộ, công chức khi tiếp
công dân, tổ chức đến giao dịch hành chính với nội dung như: Khách đến được chào
hỏi, khách ở được đón tiếp, khách hỏi được giải thích, khách vội giải quyết nhanh…
Tuy nhiên các quy định về phát hiện, giám sát, kiểm tra và chế tài xử lý khi CBCC vi phạm các quy tắc ứng xử, nội dung yêu cầu trên còn chưa được quy định cụ thể dẫn đến việc thực hiện chỉ mang tính hơ hào, khẩu hiệu. Trong thời gian tới cần quy định chi tiết những điều CBCC được làm, không được làm, nếu vi phạm thì bị xử lý như thế nào để đảm bảo tính nghiêm minh và kỷ cương hành chính.
Thực hiện nghiêm việc kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Xây dựng quy chế làm việc của từng cơ
quan, đơn vị, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Phát hiện gương điển hình tiên tiến; mơ hình, cách làm hay, hiệu quả trong
công tác CCHC để biểu dương khen thưởng, động viên kịp thời; bên cạnh đó, kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của CB, CC gây sách nhiễu, phiền hà, tham ô, tham nhũng tài sản của nhà nước… Xây dựng phong cách làm việc của bộ máy chính quyền: “thân thiện – kỷ cương – trách nhiệm – hiệu quả”.
Việc xây dựng chế độ cơng vụ liêm chính có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm nền cơng vụ đạt được mục tiêu là phục vụ, kỷ cương, trung thực, trách nhiệm
và phi tham nhũng. Nói cách khác, xây dựng chế độ cơng vụ liêm chính vừa là mục tiêu của nền hành chính và cũng là mục tiêu đặt ra đối với cơng tác phịng chống
tham nhũng. Để làm được việc đó, trước hết thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới trong tuyển dụng cán bộ công chức. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
vào việc kiểm sốt q trình tổ chức thi tuyển, bổ nhiệm CBCC để lựa chọn đúng người có trình độ, có đạo đức, năng lực, dám nghĩ, dám làm phục vụ trong các cơ
quan hành chính của thành phố. Xác định công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ,
công chức theo cơ chế cạnh tranh là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát
triển của cơ quan, đơn vị, địa phương. Thực tế cho thấy, cơ chế thị trường cạnh
tranh chọn người tài dễ hơn là cơ chế tuyển dụng của các cơ quan nhà nước. Ở môi
trường cạnh tranh, tất cả những người có trình độ, năng lực theo u cầu của cơng việc đều có cơ hội đăng ký thi tuyển và được tuyển dụng vào các vị trí cơng việc
phù hợp với mình.
Xây dựng những bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá cán bộ, công chức để tuyển dụng, đánh giá thi đua, khen thưởng, bổ nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức một cách
công khai, minh bạch, khách quan, khắc phục tình trạng lợi dụng mối quan hệ hay hối lộ, chạy chức, chạy quyền trong hệ thống chính quyền thành phố.
Tăng cường sự giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội, của cơ quan báo chí và người dân đối với công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự trong cơ quan hành chính là cơng cụ hữu hiệu để phát hiện tham nhũng.
Xử phạt nghiêm khắc cán bộ, công chức tham nhũng, đặc biệt là khi họ giữ vị trí quản lý có dính líu đến tiêu cực, tham nhũng trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng chức cho cán bộ, công chức.
Nội dung và phương thức tuyển dụng là cơ sở quan trọng để hạn chế tiêu cực, tham nhũng, tạo động lực thúc đẩy những người có năng lực, phẩm chất gia nhập đội ngũ công chức, giảm chi phí đào tạo lại và hạn chế những rủi ro do những
công chức yếu kém năng lực gây ra khi thực thi công vụ sau này.Thực hiện tốt việc
kiểm sốt tốt xung đột lợi ích như: quy định rõ các tình huống mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm và phải thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động
công vụ. Trong thời gian qua, Trung ương đã tiến hành thí điểm chủ trương người đứng đầu “bí thư” khơng phải là người ở địa phương đó cũng là một trong những phương diện để tránh việc xung đột lợi ích mà Hà Nội cần tiếp thu và triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình
nhất là các văn bản pháp lý quy định trách nhiệm, đạo đức và liêm chính trong thực thi cơng vụ đối với CBCC như: Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật
cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi năm 2019, Luật phòng chống tham nhũng năm 2018…
Hà Nội cần có cơ chế minh bạch trong q trình bổ nhiệm cán bộ. Vì trong thời gian qua, rất nhiều văn bản liên quan đến công tác cán bộ thường được đóng dấu mật và khơng được cơng khai, minh bạch. Đây là vấn đề cần có sự đổi mới căn bản về nhận thức và thực thi, theo đó tất cả quá trình học tập, đào tạo, rèn luyện, phấn đấu, tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, giới thiệu, bầu cử, bổ nhiệm, q
trình cơng tác, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá cán bộ...
của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn đều phải được cơng khai, minh bạch một cách rộng rãi để người dân có thể giám sát. Đó là một trong những biện
pháp hiệu quả để phòng, chống tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, mất dân chủ, cất nhắc, bổ nhiệm không đúng quy trình hoặc đúng quy trình nhưng khơng đúng
tiêu chuẩn, không đúng người, đúng việc...
Hà Nội là 1 trong số 5 địa phương thuộc diện thí điểm thực hiện Đề án “Thí
điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” nhưng chưa triển khai thực hiện. Kiến nghị thành phố cần tiến hành ngay trong năm 2020
và các năm tiếp theo. Việc thí điểm chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, ngành thông qua thi tuyển là chủ trương đúng đắn của Đảng, cần tiếp tục được thực hiện thí điểm, đúc rút kinh nghiệm và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện tại các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội phù hợp với khung vị trí việc làm mà thành phố đã xây dựng. Qua gần 3 năm thực hiện việc thi tuyển này ở
các cơ quan T.Ư và tỉnh, TP cho thấy, những người trúng tuyển, được bổ nhiệm vào
vị trí lãnh đạo, quản lý đều thực sự có đức, có tài, góp phần làm chuyển biến mọi mặt của tổ chức, cơ quan, đơn vị người đó lãnh đạo, quản lý; hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đây là căn cứ thực tiễn rất quan trọng để khẳng định quyết tâm của Đảng, Chính phủ trong việc nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo, tăng cường công khai, minh bạch trong sử dụng cán bộ để phòng
chống tiêu cực, tham nhũng. Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra chuyên đề, đột xuất; củng cố chất lượng, nâng cao uy tín bộ máy chính quyền các cấp.