Tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thể liên quan trong quá trình

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 98 - 102)

3.1. Các giải pháp chung

3.1.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thể liên quan trong quá trình

CCHC để PCTN và ngược lại

Có thể thấy khi tiến hành cải cách hành chính, điều quan trọng là phải có cơ chế phân quyền và phối hợp thực hiện hiệu quả thì mới đạt được mục đích là phịng chống tham nhũng, nâng cao năng lực quản trị. Tránh tình trạng trên “nóng” dưới “lạnh”, khơng hợp tác, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến không đạt được hiệu quả của tiến trình cải cách. Thực tế, trong thời đại công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi hiện nay, sự phối hợp trong quá trình thực hiện CCHC ngày càng được đảm bảo với nhiều ứng dụng công nghệ như: Hệ thống giao ban trực tuyến,

hòm thư cơng vụ, nhóm Zalo, phần mềm quản lý và truyền nhận văn bản điện tử ứng dụng chữ ký số… để cắt giảm những giấy tờ hành chính, cắt giảm thời gian

tham gia thủ tục hành chính, giảm biên chế trong việc giải quyết TTHC, đồng thời hướng tới phịng, chống tham nhũng.

Cơng tác phối hợp trong thực hiện phòng chống tham nhũng để cải cách

hành chính cũng rất quan trọng. Bởi phối hợp thể hiện sự chia sẻ thông tin, sự đồng

thuận trong việc thể hiện quyết tâm chung là loại bỏ tham nhũng để hướng tới những lợi ích của cơng cuộc cải cách hành chính.Để đảm bảo sự phối hợp cần “tiếp cận từ dưới lên”, tức là mọi chủ trương, chính sách, pháp luật và chương trình của

nhà nước phải được đưa ra dựa trên ý nguyện, đề xuất của nhân dân, của cấp thừa

cấp trên thì cao mà cấp dưới thì áp lực không thể thực hiện được, dẫn đến hiện tượng như ngày nay là “công chức ngồi phịng máy lạnh”, tham mưu những chính

sách trên trời, không thực tế, yêu cầu cấp thừa hành thực hiện để rồi gây bức xúc,

mâu thuẫn nội bộ. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp trong CCHC và PCTN những

cũng phải tránh tình trạng rập khn, nhân bản không đảm bảo đổi mới, sáng tạo. Phối hợp, hợp tác để cùng nhau khắc phục cái sai, cùng nhau tiến bộ, không phải phối hợp để gây bè phái, lợi ích nhóm thì sẽ mất đi tính đúng đắn của chính sách,

pháp luật. Bộ máy hành chính ở Việt Nam vẫn còn nhiều tầng nấc, vậy nên yêu cầu

về tinh gọn bộ máy được đặt ra như một tất yếu để nâng cao hiệu quả quản trị. Tuy

nhiên cùng với quá trình cải cách bộ máy hành chính thì việc đặt ra các quy chế

trong việc phối hợp, vận hành bộ máy đó để làm sao cho đạt hiệu quả thì rất cần đến

đội ngũ nhân sự có năng lực trình độ, đạo đức và phẩm chất liêm chính. Điều này

chính là mấu chốt tác động đến hiệu quả của CCHC và PCTN của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa Nghị quyết số 39-NQ/TƯ ngày

17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC và

Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Đặc biệt là quán triệt và thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TƯ ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xóa bỏ triệt để cơ chế xin – cho, lợi ích nhóm. Những nội

dung này đã và đang được Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và

đã đạt được những kết quả nhất định.

liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân; xây dựng nền

hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, quản lý nhà nước có hiệu quả, giảm mạnh, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, đáp ứng tốt nhất yêu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp chính là cách để phân định rõ hơn vai trị và

hồn thiện cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Đó cũng là u cầu khách quan từ phía thị trường, và xã hội đối với sự thay đổi, hướng tới sự minh bạch trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Xây dựng và thực hiện chế độ cơng vụ thống nhất, dân chủ, công khai, minh

bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát song song với việc tạo dựng cơ chế, chính sách nhằm phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong q trình thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của đội ngũ CBCCVC; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đề xuất xử lý nghiêm các

hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp của CBCCVC. Quy định rõ trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước, đề cao đạo

đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Thông qua các công cụ quản lý vĩ mơ và vai trị của kinh tế nhà nước để quản lý thị trường, điều tiết thu nhập, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các

vùng miền và các tầng lớp dân cư. Kiểm soát việc phân bổ, quản lý và sử dụng vốn, tài sản cơng, khắc phục tình trạng vô chủ, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Xử lý nghiêm minh các

hành vi trì hỗn, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối

với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xây dựng, hoàn thiện những quy định để người dân trình bày nguyện vọng, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, tạo sự đồng thuận trong xã hội; đồng thời ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự. Tăng cường

pháp chế xã hội chủ nghĩa trên cả ba lĩnh vực: Xây dựng pháp luật, chấp hành pháp

bộ, hiện đại với tính cơng khai, minh bạch cao, phù hợp với điều kiện phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng. Chỉ đạo chặt chẽ quá trình chuẩn bị và thông qua các dự án luật, bảo đảm quán triệt đường lối,

quan điểm của Đảng, tổng kết thực tiễn, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp tiên tiến của nước ngồi; tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, ý kiến đóng góp của nhân dân, nhất là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành

pháp luật. Các bộ luật, luật ban hành cần bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm tình trạng phải chờ đợi văn bản hướng dẫn mới thi hành được. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành.

Cùng với tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, cần coi trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa,

kết hợp sức mạnh của pháp luật với sức mạnh đạo đức, văn hóa và dư luận xã hội.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên

trong việc xây dựng, bảo vệ chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhân dân vào cơng việc quản lý nhà nước, đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các hiện tượng tiêu cực

khác trong bộ máy nhà nước cũng như trong đời sống xã hội.

Chú trọng phân định rành mạch thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền tư pháp trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp. Cụ thể hóa đầy đủ các nguyên tắc hiến định về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Tiếp tục kiện toàn tổ chức cơ quan điều tra, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ

quan điều tra. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

đối với từng lĩnh vực hoạt động tư pháp; thường xuyên cập nhật thông tin hợp tác quốc tế về tư pháp và các lĩnh vực liên quan. Tích cực chuẩn bị đội ngũ luật sư, cán bộ các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp có đủ khả năng tham gia tố tụng trong các vụ, việc có yếu tố nước ngồi và giải quyết các tranh chấp quốc tế, bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)