Tác động của phòng chống tham nhũng với cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

1.5. Sự tác động lẫn nhau giữa cải cách hành chính và phịng, chống

1.5.2. Tác động của phòng chống tham nhũng với cải cách hành chính

Thứ nhất, PCTN là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của CCHC

Tham nhũng bắt nguồn từ sự tha hóa quyền lực, và sự tha hóa quyền lực bắt

nguồn từ cách thức tổ chức, quản lý xã hội kèm hiệu quả.Mục tiêu của cải cách

hành chính là từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở tinh gọn, thông suốt, trong

sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền

trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.

Phịng chống tham nhũng có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau,

song tựu chung đều nhằm vào một mục tiêu cơ bản là làm cho chủ thể thực thi quyền lực công không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng. Các biện pháp cải cách hành chính loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát

sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt

hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý

tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Thứ hai, PCTN là hoạt động tác động đến tất cả các khía cạnh của CCHC

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như: cơng khai, minh mạch và trách nhiệm giải trình cũng chính là những biện pháp kỹ thuật để thực hiện

cơng tác cải cách hành chính. Việc cơng khai, niêm yết các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết TTHC, cơng khai thu chi tài chính, cơng khai kế hoạch làm việc, lịch công tác, công khai bản kê khai tài sản… trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và trên trang thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương chính là để người dân giám sát và là thước đo cho sự minh bạch, trách nhiệm giải trình của chính quyền. Việc kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành chính đến khâu tổ chức thực hiện. Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC trước khi ban hành phải được đánh giá tác động về sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và chi phí tuân thủ TTHC, không để xảy

ra sơ hở về mặt pháp lý, làm nảy sinh tiêu cực, nhũng nhiễu. Việc quy định về công khai, minh bạch được cụ thể hóa trong Luật phịng chống tham nhũng và trong tất cả các bộ luật chuyên ngành trong nền hành chính: như Luật tiếp cận thơng tin, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật đấu thấu…

Phòng chống tham nhũng còn thể hiện ở việc phịng ngừa sự xung đột lợi ích riêng và lợi ích chung. Tức là giảm thiểu những bối cảnh mà cơng chức có thể lợi dụng vị trí cơng tác của mình nhằm thu lợi riêng mà gây thiệt hại đến lợi ích chung. Trước hết là xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ công chức

theo các nguyên tắc công khai, dân chủ để người có quyền tuyển dụng, đề bạt khơng có cơ hội tuyển dụng người thân của mình hoặc người hối lộ mình vào bộ máy nhà

nước. Quy định trong và sau khi từ chức hoặc nghỉ hưu, công chức không được thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực cơng tác của mình để tránh lợi dụng ảnh hưởng của bản thân trong kinh doanh. Tiếp đó là quy định những điều cán bộ,

công chức không được làm, bộ quy tắc ứng xử của công chức. Nguyên tắc này đã được quy định cụ thể trong Luật cán bộ, công chức 2008 và sửa đổi bổ sung năm

2019. Việc xây dựng các cơ chế kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức cũng được tính đến như là một biện pháp hiệu quả để phịng ngừa tham nhũng. Cơng chức có tài sản chênh lệch quá lớn so với lương và thu nhập bắt buộc phải giải trình nguồn gốc, nếu khơng giải thích được sẽ bị coi là tham ơ và có thể bị xử lý hình sự. Để kiểm sốt được tính trung thực và đúng đắn của các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đối với việc đánh giá chất lượng cán bộ, công chức trước hết phải hiện đại

hóa, áp dụng cơng nghệ thơng tin trong việc quản lý hồ sơ, chất lượng công việc và

tài sản của công chức. Đây cũng chính là mục tiêu hướng tới của cải cách hành

chính nhằm nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ

của cán bộ, công chức.

Bên cạnh nguyên tắc công khai minh bạch, nguyên tắc phân quyền và kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng đóng vai trị to lớn trong việc phòng ngừa tham nhũng. Việc phân bổ và sử dụng quyền lực được quy định bởi hệ thống thể chế nên để ngăn chặn tham nhũng người ta cũng phải xuất phát từ gốc rễ của nó- tức là hệ thống thể chế. Nguyên tắc này cũng được Việt

Nam thực hiện trong một loạt các chính sách về cải cách thể chế, sắp xếp, tinh gọn bộ máy, phân cấp, phân quyền trong hệ thống chính trị. Khi quyền lực bị kiểm sốt và khơng q tập trung thì mức độ và phạm vi nó bị lạm dụng chắc chắn sẽ bị kiềm chế.

Các biện pháp phát hiện tham nhũng: Tăng cường kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát để tìm ra những vụ việc tham nhũng và tiến hành những biện pháp kịp

thời nhằm hạn chế những thiệt hại xảy ra, đồng thời xác định mức độ trách nhiệm của những người có hành vi vi phạm để có hình thức xử lý thích đáng. Ta thấy rằng việc thực thi các quy định về phịng ngừa tham nhũng ln phù hợp với mục tiêu của cải cách hành chính: cải cách thể chế, sắp xếp tổ chức, bộ máy hành chính, rà

sốt, đổi mới và nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy

trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp

pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật.

Thứ ba, PCTN góp phần tạo ra cho bộ máy nhà nước một cơ chế hoạt động

minh bạch, một đội ngũ cơng chức liêm chính

Các ngun tắc trong việc tổ chức, và hoạt động của bộ máy nhà nước phải đảm bảo có trật tự, thứ bậc hành chính nhưng cũng vẫn đảm bảo cơ chế kiềm chế,

cùng hoạt động kiểm tra, giám sát sẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính theo hướng minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải

trình, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung các

quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công khai, dân chủ. Chấn chỉnh công tác thi

tuyển, tiếp nhận cán bộ, công chức, chú trọng thanh tra, xử lý tham nhũng trong thi tuyển; bổ sung quy định về những người có quan hệ gia đình khơng được cùng làm một số công việc dễ xảy ra tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc, mở rộng dần diện chuyển đổi vị trí cơng tác trong hệ thống chính trị. Thí điểm, tiến tới mở rộng thi tuyển cơng khai một số chức danh cán bộ quản lý. Sửa đổi, bổ sung quy định về bổ nhiệm, phân cấp quản lý cán bộ theo hướng tăng quyền hạn cho người đứng đầu cơ

quan, tổ chức gắn với trách nhiệm cá nhân trong việc lựa chọn, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp phó và cán bộ cấp dưới trực tiếp trên cơ sở thả luận dân chủ

trong tập thể lãnh đạo.

Thứ tư, PCTN là một cam kết quốc tế của Việt Nam trong quá trình quản trị,

phát triển và hội nhập quốc tế

Việc Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng

UNCAC với những yêu cầu của UNCAC về việc quốc gia thành viên phải đảm bảo các biện pháp thực thi công ước như: thành lập cơ quan có trách nhiệm phòng chống tham nhũng và đảm bảo sự độc lập cần thiết cho những cơ quan này (Điều 6

UNCAC); xây dựng quy tắc ứng xử cho đội ngũ công chức để đảm bảo việc thực hiện quyền lực công được chính xác, chính trực (điều 7 UNCAC); bảo đảm minh bạch trong mua sắm công và quản lý tài sản công (Điều 9 UNCAC); công khai

thông tin của cơ quan công quyền (Điều 10 UNCAC); huy động sự tham gia của xã

hội vào cuộc chiến chống tham nhũng (Điều 10 UNCAC)… Đồng thời Việt Nam cũng tham khảo các Công ước quốc tế: Công ước của OECD về chống hối lộ các

quan chức công quyền nước ngồi, Cơng ước chống tham nhũng của Tổ chức các

nước châu Mỹ, Cơng ước Luật hình sự về tham nhũng của Hội đồng châu

Âu… Điều này thực sự có tác động khơng nhỏ đến việc nội luật hóa các quy định về phịng, chống tham nhũng trong q trình cải cách hành chính ở Việt Nam để tiệm

cận với các chuẩn mực quốc tế về quản trị hiện đại như: công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự tham gia của các tổ chức, công dân vào quản lý và giám sát hoạt động của nhà nước.

Thứ năm, PCTN góp phần cải thiện và nâng cao niềm tin của nhân dân vào hiệu quả cơng cuộc CCHC của Chính phủ

Thực tiễn những kết quả trong cơng tác phịng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng mà Đảng ta dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đã cho thấy những hiệu ứng tích cực, người dân đã dần đặt niềm tin vào chiến dịch phòng chống tham nhũng mà Đảng khởi xướng chứ khơng cịn hồi nghi về quyết tâm phòng, chống

tham nhũng của Đảng và nhà nước như trước kia. Từ những thành quả đạt được

trong cơng tác phịng chống tham nhũng, từ chính sách xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền “của nhân dân, do nhân dân và vì

nhân dân” và việc thể hiện quyết tâm trong phòng, chống tham nhũng của cả hệ thống chính trị, người dân ngày càng có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, và những chính sách của nhà nước thực sự là “vì nhân dân”.

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)