Thực tiễn sự tác động ngược trở lại của PCTN tới CCHC

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 70 - 86)

2.3. Thực tiễn mối quan hệ giữa CCHC và PCTN ở thành phố Hà Nội

2.3.2. Thực tiễn sự tác động ngược trở lại của PCTN tới CCHC

Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn xác định cùng với cơng tác CCHC thì

phịng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài và đã tích cực xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng chống tham nhũng.

Kết quả đạt được trong cơng tác phịng, chống tham nhũng của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 có nhiều tác động tích cực đến công tác cải cách hành

chính của Thành phố, cụ thể như sau:

- Phịng chống tham nhũng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của CCHC. Hàng năm, UBND thành phố ban hành các Kế hoạch và tổ chức tổng kết hoạt động phòng, chống tham nhũng để làm tiền đề thực hiện cho nhiệm vụ cả năm.

Nội dung của Kế hoạch năm là chỉ đạo các Sở, ngành, quận huyện thị, và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: tăng cường công khai minh bạch, đẩy mạnh cải cách hành

chính, quan tâm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; thường xuyên thanh tra,

kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế trong

công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến

quản lý đầu tư xây dựng, tài nguyên môi trường, giải phóng mặt bằng…; xử lý

nghiêm các trường hợp sai phạm, chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật.

Nằm trong chương trình cơng tác trọng tâm của Thành ủy, có thể nhận ra sự

tác động tích cực của việc thực hiện PCTN trong CCHC. Bởi tham nhũng tàn phá nền pháp chế, khiến người dân mất lịng tin, chỉ trích, thậm chí là chống đối các quy định của chính quyền và việc thực thi cơng vụ của cơng chức nhà nước. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước

trên tất cả các lĩnh vực đều gặp khó khăn vì khơng được người dân, các doanh nghiệp và các chủ thể khác trong xã hội ủng hộ. Bên cạnh đó, mục tiêu trọng tâm của chương tình cải cách hành chính của thành phố Hà Nội là giữ vững và nâng cao Chỉ số hài lòng về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), thúc đẩy chính quyền thành phố xây dựng và thực thi các chương trình phát triển kinh tế, hỗ trợ khởi nghiệp để

hoàn thành các chỉ tiêu kinh tễ xã hội của thành phố. Chỉ số SIPAS nhằm đánh giá

khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính cơng, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức của cơ quan nhà nước thông qua ý kiến phản hồi và mức độ hài

lòng của người dân, tổ chức. Qua đó thành phố có những điều chỉnh chiến lược về cải cách TTHC, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, giảm thiểu thời gian và chi phí

tuân thủ TTHC; rà soát sự chồng chéo, trùng lặp trong các quy định hành chính,

trong mơ hình tổ chức bộ máy hành chính công để sửa đổi, bãi bỏ các quy định

hành chính rườm rà, mâu thuẫn, và kiện toàn, sắp xếp bộ máy các cơ quan, đơn vị

công vụ, công chức theo hướng xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy và

chính quyền các cấp; tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đồng bộ, thực sự trong sạch, vững mạnh, có đủ trình độ, phẩm chất, đạo đức và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trọng tâm là tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức hướng đến loại trừ nguy cơ lạm dụng sơ hở trong tổ chức thực thi quy định dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành

chính cơng của thủ đơ.

- Phịng chống tham nhũng là hoạt động tác động đến tất cả các khía cạnh của CCHC.

Trong cơng tác lãnh đạo chỉ đạo, UBND Thành phố đã ban hành các kế hoạch triển khai, bám sát các chỉ đạo chủ trương của Trung ương như: Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 26/01/2018 triển khai thực hiện nghị quyết số 126/NQ-CP

ngày 29/11/2017 của Chính phủ về chương trình hành động phục vụ cơng tác

PCTN đến năm 2020; văn bản số 1823/UBND-NC ngày 27/4/2018 chỉ đạo thực hiện chương trình cơng tác năm 2018 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN; chỉ đạo sơ kết Chương trình số 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Nâng

cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng

phí giai đoạn 2016 – 2020”.

Việc thực hiện công tác PCTN gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW

ngày 7/12/2015 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ chính trị về việc “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3

(khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham

nhũng, lãng phí”; Chỉ thị số 12-CT/TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường cơng tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Kế hoạch số

109/KH-TTTP ngày 24/1/2019 của Thanh tra thành phố về việc Đánh giá cơng tác phịng, chống tham nhũng năm 2018; Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 03/4/2019

về triển khai thực hiện “Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với UBND cấp tỉnh”; Quyết định số 1626/QĐ-UBND ngày 03/4/2019 về thành lập Tổ cơng tác đánh gía chỉ số PCTN năm 2018.

UBND thành phố đã ban hành kế hoạch tuyên truyền phố biến giáo dục pháp

luật trong đó lồng ghép nội dung về PCTN. Ngày 17/9/2019 UBND Thành phố đã

ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND về việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp

luật về PCTN giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố.

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng,

các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành của Trung ương và Thành phố được các đơn vị triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: Mở các

chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền pháp luật; trên cổng giao tiếp điện tử của

Thành phố và trang thông tin nội bộ của các đơn vị; tổ chức hội nghị tuyên truyền,

tọa đàm chuyên đề về PCTN; in, phát các tờ gấp giới thiệu về PCTN. Hoạt động

tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp theo từng nhóm đối tượng, địa bàn. Chi tiết:

Bảng 2.2: Số lượng lớp học, hội nghị tuyên truyền về PCTN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019

Năm Lớp, hội nghị được tổ chức Lượt người tham gia

2016 129 53.137

2017 385 53.580

2018 313 41.380

2019 350 49.773

(Nguồn: Thanh tra Thành phố)

Năm 2016, Thành phố đã triển khai Tổng kết 10 năm thực hiện luật PCTN

theo chỉ đạo của ban chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác PCTN, lãng phí”; qua đó, đánh giá việc thực hiện luật PCTN, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp

phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác PCTN và đề xuất hồn thiện hệ thống

chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng. Việc thành phố ban hành các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện những kế hoạch, mục tiêu đã đề ra trong

cơng tác phịng, chống tham nhũng một cách nghiêm túc, minh bạch chính là đảm bảo tính pháp lý, pháp quyền và tính khả thi của việc vận hành bộ máy chính quyền

thành phố. Điều đó thể hiện quyết tâm phịng chống tham nhũng khơng cịn là hơ hào,

mệnh lệnh ở trung ương mà được cụ thể hóa bằng tiến trình “trên nóng dưới cũng phải nóng dần lên” ở chính quyền cấp tỉnh, thành phố. Thực hiện Nghị quyết số

126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ, thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch

số 31/KH-UBND ngày 26/1/2018 về chương trình hành động thực hiện cơng tác

phịng chống tham nhũng đến năm 2020. Theo đó, mục đích, u cầu của Kế hoạch

đặt ra nhằm tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng khắc phục những hạn chế, yếu kém trong cơng tác phịng ngừa, phát hiện, xử

lý hành vi tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính quyền

Thành phố, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, phát huy

sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị Thành phố trong cơng tác PCTN với phương châm phịng ngừa là chính; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa

tham nhũng, kết hợp chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở

việc chống tham nhũng. Kế hoạch gồm 06 nhóm nội dung chính như sau:

+ Nâng cao vai trị, trách nhiệm của cán bộ, cơng chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, cơng chức, viên chức; hồn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ.

+ Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ để phịng ngừa tham nhũng.

+ Hồn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả

của cơng tác phịng, chống tham nhũng.

+ Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTN.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy

tố, xét xử; nâng cao hiệu quả công tác giám định và thu hồi tài sản tham nhũng.

Có thể nói nội dung của các biện pháp thực hiện phòng, chống tham nhũng của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020 tác động đến tất cả các mặt và kết quả của cải cách hành chính của thành phố Hà Nội.

- Đối với các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ

quan, tổ chức, đơn vị. Thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, gắn với cải cách thủ tục hành chính;

cơng khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản cơng, phân bổ dự tốn, phân cấp

nguồn thu, công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị, việc cơng khai hoạt động tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ cơ bản đã đi vào nề nếp. Hình thức cơng khai theo đúng quy định của pháp luật về PCTN như: thông báo tại các cuộc họp, niêm yết tại trụ sở, công khai trên các phương tiện

thông tin đại chúng, cung cấp thông tin khi có yêu cầu. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước và giám sát việc thực hiện.

Kết quả kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện các quy định về

công khai, minh bạch trong hoạt động cụ thể là năm 2016: 349 đơn vị, năm 2017:

723 đơn vị, năm 2018: 646 đơn vị, năm 2019: 578 đơn vị [22, 23, 24, 27].

Trong công tác quản lý sử dụng NSNN, UBND Thành phố đã ban hành Chỉ

thị số 15/CT-UBND ngày 25/12/2018 về chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương

trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước; Quyết định số 6910/QĐ-

UBND ngày 21/12/2018 về việc cơng bố cơng khai số liệu quyết tốn NSNN năm

2017; Quyết định số 6983/QĐ-UBND ngày 16/12/2018 về việc cơng bố, cơng khai

số liệu dự tốn ngân sách thành phố năm 2019; Công văn số 6149/UBND-KT ngày

14/12/2018 chỉ đạo các sở, ngành có liên quan thực hiện công khai ngân sách thành

phố theo quy định; Quyết định về việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự

bố, công khai số liệu dự toán Ngân sách Thành phố Hà Nội hàng năm; chỉ đạo các sở, ngành có liên quan thực hiện công khai Ngân sách Thành phố.

Trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, UBND Thành phố đã chỉ đạo rà

sốt, cơng khai tình hình phê duyệt quyết tốn dự án đầu tư xây dựng nhằm chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước; thực hiện mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung và triển khai giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn Thành phố. UBND

Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lập, phê duyệt, triển khai thực hiện và quản lý

dự án đầu tư đúng quy định, đúng quy chế quản lý đầu tư; thực hiện đầu tư tập trung,

không giàn trải; xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong các khâu của quá trình đầu tư; tăng cường cơng tác quyết tốn vốn đầu tư, tất toán tài khoản dự án và thu hồi công nợ phải trả ngân sách theo quy định.

Trong quản lý, sử dụng trụ sở, đất đai, tài sản nhà nước, UBND Thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng

Chính phủ về chấn chỉnh tăng cường cơng tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày

31/12/2017 quy định về việc sắp xếp lại xử lý tài sản công đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm; đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan, người có thẩm quyền ban

hành; đúng mục đích sử dụng Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, cho thuê phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền

phê duyệt; triển khai thực hiện nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND ngày 05/07/2018

của HĐND Thành phố về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố Hà Nội.

Trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo

các đơn vị đẩy mạnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt các thiết kế đô thị, quy chế

quản lý quy hoạch, kiến trúc, quy hoạch chuyên ngành; công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kì cuối 2016-2020; thực hiện cơ giới hóa cơng tác vệ sinh môi trường; đổi mới phương thức hoạt động một số đơn vị cung cấp dịch vụ cơng ích trong lĩnh vực môi trường, thủy lợi…; tăng

cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường; tăng cường minh bạch trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với thủ tục hành chính cung cấp thơng

tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho tổ chức trên địa bàn Thành phố; công khai thông tin đấu giá quyền sử dụng đất; công khai dự án thu hồi đất do vi phạm các

quy định của pháp luật.

Đối với các ngành dịch vụ hành chính cơng của thành phố như: giáo dục, y tế, bảo hiểm, thuế, hải quan… việc đảm bảo công khai, minh bạch trong tổ chức và

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 70 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)