Khía cạnh tác động tiêu cực của CCHC tới PCTN

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

Thực tế ta thấy CCHC cũng có những tác động tiêu cực đến hiệu quả PCTN, tức là không những khơng thúc đẩy hiệu quả PCTN mà cịn là ngun nhân khiến

cho tình trạng tham nhũng diễn ra phổ biến, nghiêm trọng và tinh vi hơn. (Tác giả

không thể cung cấp các tài liệu kiểm chứng cụ thể nhưng xét thấy đây là vấn đề mà trong cuộc sống, hay trong các giao dịch hành chính thường ngày không hiếm gặp nên xin đưa vào nội dung này để phân tích).

Ví dụ đối với chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để cắt giảm thời gian, chi phí tn thủ quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân thì rất dễ xảy ra hiện tượng cán bộ, công chức gợi ý người dân/ hoặc người dân đề nghị

chi trả thêm một khoản chi phí khơng chính thức để được nhận về kết quả sớm hơn

với quy trình đã công bố. Đây là một dạng thức của hiện tượng tham nhũng vặt đang xảy ra hiện nay mà cả cán bộ, công chức lẫn người dân đều thấy mình được lợi

ích từ việc cải cách thủ tục, trình tự thời gian giải quyết TTHC. Cán bộ, cơng chức

thì được đánh giá là “tận tình phục vụ” nhân dân, điều đó được thể hiện ở tỷ lệ trả kết quả sớm trước hẹn cao. Trong khi người dân thì với việc đồng ý chi trả khoản

chi phí khơng chính thức mà vẫn được “lợi” bằng việc nhận về kết quả sớm hơn, với thái độ phục vụ của CBCC “nhiệt tình” hơn thì vẫn cảm thấy “hài lòng”.

Thực tiễn việc triển khai cải cách bộ máy hành chính, tinh giản biên chế của

thành phố Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên với việc sắp xếp, giảm số lượng các Trưởng, phó phịng hoặc tương đương đối với các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã hoặc việc sắp xếp lại thôn, tổ dân phố và bố trí cán bộ khơng

chun trách cấp xã, phường mà chưa có một cơ chế đảm bảo cho việc thi tuyển các

chức danh đó một cách cơng khai, minh bạch và cạnh tranh thì đây sẽ là “mảnh đất

màu mỡ” cho nạn chạy chức, chạy quyền hoặc sẽ gây một áp lực rất lớn đối với việc

phải sắp xếp, bố trí, đảm bảo chế độ, chính sách đối với những CBCC chưa thể sắp xếp vị trí việc làm cho phù hợp.

Hoặc đối với việc thực hiện chủ trương hiện đại hóa nền hành chính sẽ dẫn đến việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại quá mức gây tốn kém về

ngân sách, nhưng trên thực tế nhu cầu sử dụng của người dân chưa cao dẫn đến tình

trạng lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin của người dân đơi khi cịn hạn chế, nên dẫn đến tình trạng cán bộ không những được đào tạo, tuyển dụng là để phục vụ nhân dân thì nay chính nhân dân lại bỏ chi phí ra

thuê cán bộ thực hiện thủ tục ứng dụng cơng nghệ cao cho mình. Đây là tình trạng

khơng hiếm gặp ở các cơ sở khám chữa bệnh, nên vẫn có tình trạng cị mồi bệnh viện; ở các cơ quan khai báo hải quan, cấp/cấp đổi thẻ căn cước cơng dân, hộ chiếu… vẫn có tình trạng các ông, bà già không biết sử dụng các thiết bị cơng nghệ bỏ tiền ra th cị, hay “thuê”/ hối lộ chính CB, CC khai báo, làm các thủ tục cần thiết phải ứng dụng công nghệ thơng tin cho mình.

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)