Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 111 - 113)

3.2. Các giải pháp cụ thể cho thành phố Hà Nội

3.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nộ

phục vụ mục tiêu PCTN

Cải cách hành chính tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của thành phố và được đặt trong yêu cầu tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền từ thành phố đến cơ sở. Cùng với đó, thành phố phải tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm thực hiện thành công Đề án thí điểm quản lý theo mơ hình chính quyền đơ thị.

Đẩy mạnh xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và DN. Tiếp tục xác định trọng tâm triển khai: hoàn thiện và ban hành khung kiến trúc thành phố thơng minh; số hóa đồng bộ dữ liệu của các sở, ngành, quận, huyện; hoàn thành xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu cốt lõi như: đất đai, doanh nghiệp, tư pháp, hộ tịch, cán bộ, công chức, cơ sở dữ liệu về quản lý tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức…

Bảo đảm sự nhất quán, kiên trì, liên tục trong triển khai CCHC từ xây dựng chương trình, kế hoạch CCHC; tổ chức triển khai; kiểm tra thực hiện; đánh giá kiểm điểm kết quả CCHC phải dựa vào đánh giá những mục tiêu đề ra cũng như tác động

(tích cực và tiêu cực nếu có) tới xã hội của hoạt động CCHC. Coi trọng cơng tác thí

điểm, mạnh dạn làm thử trong triển khai CCHC; tạo dựng sự thay đổi triệt để trong nhận thức về điều hành kinh tế và có nhận thức đúng về vai trị điều tiết, quản lý của

Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khi thực hiện TTHC phải bảo đảm chính xác, khách quan, minh bạch. Tính

chính xác, khách quan khi thực hiện TTHC thể hiện ở chỗ: cơ quan tiến hành thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ khi xem xét giải quyết công việc, đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu của thủ tục nhằm giải quyết một cách đúng đắn nhất các công việc của nhà nước, các kiến nghị, yêu cầu hợp pháp của công dân, tổ chức. Khi thực

hiện TTHC cần phải bảo đảm tính khách quan, khơng vụ lợi mà gây thiệt hại cho

nhà nước, tập thể và cá nhân. Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải có sự phối hợp từ hai phía: chính quyền được yêu cầu cung cấp thông tin, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ cung cấp thơng tin một cách chính xác, đầy đủ nhất

khi được yêu cầu; có đội ngũ CBCC có trình độ chun mơn, nghiệp vụ để thực thi cơng vụ, có phẩm chất đạo đức tốt và có trách nhiệm cao với công việc được giao

và đảm bảo được trang bị những phương tiện vật chất phù hợp.

Công khai, minh bạch quy trình, cách thức thực hiện, chi phí giải quyết

TTHC. Đây là một yêu cầu quan trọng vì sự thiếu rõ ràng của hệ thống TTHC trong

việc giải quyết các nhu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức sẽ gây nhiều khó khăn, phiền hà cho công dân, đồng thời cũng tạo khe hở cho CBCC thực hiện hành vi

sách nhiễu, tham nhũng.

Thủ tục hành chính được giải quyết một cách minh bạch, rõ ràng đòi hỏi quy

trình giải quyết TTHC phải được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, dễ hiểu và dễ thao tác thực hiện. Công khai, minh bạch để tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của công dân, tổ chức. Để họ biết được cần phải làm gì, cần chuẩn bị những gì, loại giấy tờ gì trước khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc. Mặt khác người thừa hành cơng vụ sẽ khơng có điều kiện để lợi dụng, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân. Thủ tục hành chính cần phải được thực hiện đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất. Tiếp tục rà sốt, đơn giản hóa các TTHC;

rà sốt, bãi bỏ các TTHC không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Thực tế hiện nay thành phố Hà Nội đã từng bước đơn giản hóa thủ tục hành

chính và khuyến khích các đơn vị tùy thuộc vào tình hình, đặc điểm của địa phương mà rút ngắn thời gian giải quyết TTHC mà vẫn đảm bảo chất lượng cung cấp thủ tục hành chính cho người dân. Đây là việc làm rất thiết thực, cần phải nghiên cứu và thực hiện rộng rãi trên địa bàn thành phố trong các giai đoạn tiếp theo của tiến trình cải cách TTHC.

Tiếp tục thực hiện tốt Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa

chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan liên thông trong việc phục vụ, giải quyết thủ tục hành chính

cho người dân như: Cơng an, Tư pháp, Lao động thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội, Thuế… để đảm bảo liên thông, thông suốt khi giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu để người dân phải đi lại nhiều lần. Hoàn thành hệ thống một cửa điện tử 3 cấp kết nối với hệ thống dịch vụ công trực

tuyến, bảo đảm việc thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên mơi trường mạng, hình thành cơ chế tương tác giữa chính quyền các cấp với doanh nghiệp qua cổng thông tin điện tử.

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, công tác giải quyết TTHC, đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ phận Một cửa, nhất là trách nhiệm của CB, CC làm việc tại Bộ phận Một cửa. Bên cạnh việc kiểm tra, đánh giá cũng cần có cơ chế tiếp nhận những ý kiến phản ánh, góp ý của CB, CC và người dân về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng có đảm bảo mục đích của cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng của thành phố để kịp thời chỉnh sửa quy trình, khắc phục những bất cập để đạt được mục tiêu chung là hướng tới sự

hài lòng của người dân.

Rà sốt cơng tác lưu trữ, khai thác hồ sơ về TTHC tại bộ phận Một cửa các

cấp, đồng thời tổ chức đối thoại về TTHC với tổ chức, người dân theo định kỳ 1 năm/02 lần

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)