3.2. Các giải pháp cụ thể cho thành phố Hà Nội
3.2.1. Người đứng đầu UBND thành phố Hà Nội cần phải chỉ đạo quyết liệt
liệt hơn nữa việc thực hiện Chỉ thị và Công điện của Thủ tướng về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người
dân, doanh nghiệp; đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu cực,
tham nhũng trong hoạt động công vụ
Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu trong việc thực hiện các quy định về phòng chống tham nhũng; nếu xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại cơ quan mình thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ; đồng thời phải coi đấu tranh phịng chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị thường
xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá việc
hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cán bộ, công chức và từng cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố.
Để làm được việc này, Hà Nội cần phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị hành chính cơng cấp tỉnh tương xứng với chỉ số CCHC
PAR index và chỉ số phòng chống tham nhũng của Hà Nội. Tạo chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tiếp tục cải cách để nâng cao các chỉ số thành phần của bộ chỉ số PCI, PAPI mà từ
12 năm nay Hà Nội vẫn bị xếp hạng thấp, như: tiếp cận đất đai, chi phí khơng chính
thức, thiết chế pháp lý,… Đây chính là những lĩnh vực dễ phát sinh buông lỏng quản lý, lạm quyền, tham nhũng. Đồng thời, phát huy các chỉ số đã được xếp hạng tốt, như: hỗ trợ đào tạo, dịch vụ cơng.
Tích cực đẩy mạnh việc cải thiện Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính
cơng cấp tỉnh (PAPI) trên tất cả các tiêu chí thành phần bằng các biện pháp thiết thực như tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, thu hút sự tham
gia xây dựng luật và giám sát từ phía người dân, đặc biệt là đối với các tiêu chí có
điểm số đánh giá, xếp hạng thấp như: Tham nhũng trong khu vực công ở địa phương (trong nhóm 14 tỉnh thành có điểm thấp nhất); Chất lượng dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong nhóm 15 tỉnh thành có điểm thấp nhất); Phải
thân quen với người có chức vụ quyền hạn mới xin được vào cơ quan nhà nước vẫn
rất phổ biến (trong nhóm 17 tỉnh thành phổ phổ biến nhất); Hiệu quả của Ban thanh
tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng trong giám sát việc xây mới/ tu sửa
cơng trình thấp (21,33%); Cơng khai thu, chi ngân sách của xã, phường có tỉ lệ thấp (36,81%); Tỷ lệ người trả lời biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương thấp (26,67%) (Chi tiết tại Báo cáo đánh giá chỉ số hiệu quả quản trị và
hành chính cơng cấp tỉnh PAPI năm 2018). Việc cải thiện Chỉ số PAPI, cũng như chỉ số hiệu quả mối quan hệ giữa CCHC và PCTN phải từ chính quyết tâm chính trị của người đứng đầu chính quyền các cấp thành phố Hà Nội; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc cải thiện, nâng cao các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền với việc tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp
nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trong việc phục vụ
nhân dân. Lấy kết quả đánh giá hiệu quả công tác CCHC và PCTN cũng như các chỉ số khác để đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu.
Đặc biệt, Chính quyền Thành phố cần tạo điều kiện hơn nữa cho người dân
tham gia vào quá trình đánh giá, phản biện cơ chế, chính sách, thúc đẩy đổi mới
trong tư duy xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của thủ đô.