1.5. Sự tác động lẫn nhau giữa cải cách hành chính và phịng, chống
1.5.1. Tác động của cải cách hành chính với phòng, chống tham nhũng
Cải cách hành chính góp phần thiết lập hành lang pháp lý quan trọng bảo đảm
q trình phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý có hiệu lực, hiệu quả hành vi tham nhũng
Trong hoạt động hành chính và đặc biệt là trong lĩnh vực phòng, chống tham
định quy định chi tiết luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản khác có liên
quan. Cải cách thể chế là một trong số những nội dung trọng tâm trong chương trình CCHC giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ: xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp
luật phịng chống tham nhũng; đổi mới và nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng
pháp luật; xây dựng và hồn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước…
Trong thực tế, quá trình triển khai thi hành pháp luật ở Việt Nam đã xảy ra
tình trạng pháp luật chưa đủ sâu, rộng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong đó,
những hành vi tham nhũng có thể diễn ra theo mn hình vạn trạng khác nhau. Vì lẽ đó, tất yếu địi hỏi hệ thống thể chế về phòng, chống tham nhũng cần được xây dựng đầy đủ, hoàn thiện và đổi mới một cách phù hợp với thực tiễn khách quan.
Hoàn thiện hệ thống thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ sẽ góp phần quan trọng
trong cơng tác phịng, chống tham nhũng đạt được hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ tham nhũng hoành hành tại Việt
Nam là do hệ thống thủ tục hành chính quá rườm rà, chậm trễ trong việc giải quyết
thủ tục hành chính cho các cá nhân, doanh nghiệp. Thực tế việc áp dụng mơ hình
chính phủ điện tử, hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia, trục liên thông văn bản điện tử, chữ ký số, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, ứng dụng dịch vụ cơng mức độ 3, mức độ 4 đã chứng minh được hiệu quả đẩy mạnh cải cách hành
chính của Chính phủ Việt Nam và các địa phương trong giai đoạn cuối thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Ví dụ: ngày nay với việc ứng dụng tờ khai thuế điện tử, dịch vụ hải quan,
kho vận cũng được đầu tư, hiện đại hóa để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh
doanh và đồng thời hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và cán
bộ hải quan, thuế nên đã hạn chế được tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực này, đồng thời được cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác quốc tế đánh giá cao.
Cải cách hành chính bảo đảm phát hiện và khắc phục kịp thời những kẽ hở dễ bị chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng lợi dụng trong q trình thực hiện cơng vụ
Chính phủ đã đưa ra nhiệm vụ trọng tâm là đơn gián hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện cơ bản góp phần phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tham nhũng diễn ra trong hệ thống cơ
quan cơng quyền.
Ngun nhân dẫn tới tình trạng tham nhũng gia tăng trong khu vực nhà nước
đó là việc “bưng bít, che đậy thơng tin” của một số cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước. Khắc phục được hạn chế trong quá trình tiếp cận thơng tin dự án của người dân, cũng như cung cấp kênh thơng tin chính thống góp phần bảo đảm tính
dân chủ trong xã hội. Chương trình CCHC đưa ra một nhiệm vụ trong tâm hiện đại hóa nền hành chính bằng cách: Hồn thiện và đẩy mạnh hệ thống thơng tin điện tử trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; cơng bố danh mục các dịch vụ
hành chính cơng, đề án, chương trình, chính sách của nhà nước trên cổng thông tin
điện tử của các tỉnh, thành phố, phịng ban có liên quan… Thơng tin được cơng khai
minh bạch, quy trình thủ tục được thực hiện đơn giản, dễ dàng, thuận tiện sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng.
CCHC nhằm xây dựng hệ thống CBCC có năng lực, trách nhiệm, liêm chính trong hoạt động cơng vụ, góp phần hiệu quả vào công cuộc PCTN
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trong hoạt động quản lý, yếu tố con người luôn được coi là trung tâm của tổ chức.
Một đội ngũ nhân sự có năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt chắc chắn sẽ tạo nên tổ chức trong sạch và vững mạnh. Tuy nhiên, tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên những năm gần đây diễn biến phức tạp, ở nhiều lĩnh vực, với nhiều mức độ và
hình thức biểu hiện. Đó là sự phai nhạt mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng; nhận thức, quan niệm khơng đầy đủ, đúng đắn, thậm chí sai trái về những vấn đề cơ bản, liên quan trực tiếp đến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước…
Để giải quyết những hạn chế này, Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn
bộ, cơng chức, viên chức. Trong đó đề ra những nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, năng lực, tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thơng qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả.
Hồn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân cơng nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống. Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn
thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế
tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức
công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực
thi công vụ và có chế độ khen thưởng hợp lý đối với cán bộ, cơng chức, viên chức hồn thành xuất sắc công vụ. Cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam có
thành cơng hay khơng phụ thuộc rất lớn vào nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức.
CCHC góp phần quyết định sự tinh gọn, hiệu quả, minh bạch, xóa bỏ nguy cơ tham nhũng trong tổ chức và hoạt động của BMNN
Nhiệm vụ quan trọng khác của cải cách hành chính là cải cách bộ máy với việc rà sốt vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế, trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ
quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành
hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận góp phần hiệu quả trong việc chun mơn hóa nền hành chính, thu hút sự tham gia của các thể chế ngồi nhà nước, của các tổ chức
cơng dân vào hoạt động quản lý nhà nước để đảm bảo yêu cầu về dân chủ, đồng thời tăng tính kiềm chế, giám sát hoạt động nhằm phát hiện tham nhũng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách bộ máy hành chính đó là phải hồn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền bảo đảm quản lý thống nhất nhưng vẫn độc lập về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và đảm bảo cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, thực hiện
nhiệm vụ; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra giữa các cấp để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm, thiếu sót.
Tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, giảm cấp trung gian, giảm nhiều đầu mối bên trong, nhất là giảm số lượng tổ chức và lãnh đạo, quản lý cấp phịng khối chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp và trong các cục, vụ ở cơ quan Trung ương; tích cực rà sốt, sắp xếp giảm số lượng ban chỉ đạo, ban quản lý dự án. Việc này góp phần khơng nhỏ vào việc tăng tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính và tạo động lực, nền tảng cho việc phịng, chống tham nhũng.
CCHC góp phần hồn thiện cơ chế pháp lý cho việc tăng cường sự tham gia, giám sát của nhân dân, các thành phần xã hội, cả hệ thống chính trị trong q trình
hoạt động cơng vụ, phòng chống tham nhũng
Trong một xã hội ngày càng phức tạp, việc xây dựng, kiểm soát và ra quyết
định phải thơng qua cơ chế phối hợp để có được sự tham gia của các chủ thể đại diện cho những nhóm lợi ích khác nhau vào q trình thương lượng, đàm phán thay
cho quyết định đơn phương của cơ quan cơng quyền. Đây chính là xu hướng tất yếu
của việc tương tác giữa nhà nước và xã hội, mở rộng dân chủ, dân chủ hóa hoạt động của nhà nước. Sự tham gia trực tiếp của các tổ chức xã hội vào thực hiện các chức năng của nhà nước: cung cấp dịch vụ hành chính cơng, dịch vụ bưu điện, dịch vụ khám chữa bệnh… ngày càng được mở rộng; việc cải cách hành chính với việc
đánh giá tác động của các quy định hành chính trong q trình áp dụng chính là q
trình để người dân, các tổ chức xã hội được quyền đóng góp, phản biện tính đúng đắn, khả thi của pháp luật, vừa đảm bảo tính dân chủ, vừa đồng thời mang tính xây dựng góp phần hạn chế các sai sót, khuyết điểm của nhà nước trong quá trình vận
hành, giúp đảm hiệu quả thực thi pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền. Mặt
khác, việc đẩy mạnh thu hút sự tham gia vào q trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát nhằm chống lại các vi phạm nhân quyền, thiếu sót trong quán lý nhà nước, đồng thời tác động, thúc đẩy
tránh nhiệm giải trình và minh bạch của chính quyền hạn chế tham nhũng.
CCHC nhằm đổi mới cơ chế phân cấp, quản lý, sử dụng ngân sách, tài chính cơng - khía cạnh có mối quan hệ đặc biệt với PCTN
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là nội dung rất quan trọng trong thiết chế quản lý tài chính cơng của các quốc gia trên thế giới. Việc phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính, phân bổ hiệu quả, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo giữa các cấp chính quyền trong việc huy động, tiếp cận các nguồn lực.
Qua thực tiễn cho thấy: Phân cấp ngân sách nhà nước theo Luật quản lý ngân sách nhà nước 2015 đã đem lại những kết quả tích cực, tạo được tính tự chủ cho
chính quyền địa phương các cấp trong việc huy động điều hành ngân sách cũng như
từng bước phân định hợp lý hơn trong tiếp cận phân chia nguồn thu giữa các cấp
chính quyền, cũng như nhiệm vụ chi, khắc phục tính chồng lần trong nhiệm vụ chi. Cùng với đó tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương có cách thức tăng cường tính chủ động. Thách thức đang được đặt ra hiện nay là thiết kế lại phân cấp
ngân sách nhà nước làm sao phải đảm bảo tính cơng bằng, hiệu quả, chứ không được cào bằng; cũng như phải tăng được trách nhiệm giải trình, minh bạch trong hoạt động quản lý ngân sách của các địa phương.
Cơ chế, chính sách tài chính ngân sách nhà nước liên tục được cải cách hoàn thiện đã tạo hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách thuế được nghiên cứu cải cách theo hướng minh bạch, đơn giản; việc huy động nguồn
vốn viện trợ phát triển chính thức tiếp tục đảm bảo thực hiện có hiệu quả theo các
cam kết quốc tế, đã tác động tích cực đến việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ
quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy các cơ quan rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; sử dụng, bố trí cán bộ, cơng chức, viên chức phù hợp; chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả; tăng cường trách nhiệm, nâng cao tính chủ động, tạo điều kiện phát huy tiềm lực của từng cấp, từng địa phương trong việc sử dụng ngân sách cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo định mức, tiêu chuẩn tránh thất thoát ngân sách [39].
CCHC nhằm đáp ứng các cam kết, chuẩn mực quốc tế về một nền quản trị tốt, hiện đại và phòng chống được tham nhũng
Việc học hỏi những tiến bộ, thành tựu của nền quản trị hiện đại, quản trị tốt của các quốc gia phát triển trong q trình tiến hành cải cách hành chính ở nước ta được xác định là việc làm rất quan trọng. Quản trị nhà nước hiện đại phải đáp ứng được những yêu cầu về: thứ nhất, phẳng hơn: thể hiện ở việc thu hẹp khoảng cách
cơng dân và chính quyền bằng truyền thơng, công nghệ thông tin; giảm tầng nấc
trong hệ thống hành chính để quản trị hiệu quả hơn; cung cấp thông tin cho việc ra
quyết định phối hợp, hợp tác trong hành pháp; hình thành mạng lưới hợp tác giữa khối công và tư. Thứ hai, nhanh hơn, thể hiện ở việc thay đổi và thích nghi, đặc biệt trong tái cấu trúc bộ máy cho phù hợp với tính đa nguyên, đa chủ thể của yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế, xã hội. Thứ ba, sắp xếp hợp lý, thể hiện ở việc xác định đúng chức năng nhiệm vụ; bộ máy tinh giản nhưng tăng chất lượng dịch vụ. Thứ tư, hiểu biết và thích nghi với cơng nghệ, thể hiện ở việc tái thiết kế bộ máy
phù hợp với mạng lưới công nghệ. Quản trị nhà nước ở Việt Nam đã có những thay
đổi sâu, rộng phù hợp với xu thế chung của thế giới và để đảm bảo những cam kết của Việt Nam trước khi trở thành thành tố của nền quản trị toàn cầu. Nhà nước khơng
cịn hoàn toàn quản lý các hoạt động của xã hội mà ngày càng phối hợp nhiều và tốt
hơn với người dân và các tổ chức xã hội trong vấn đề quản trị quốc gia [7]. Thay cho việc áp đặt các mệnh lệnh hành chính một chiều như trước đây, Chính phủ đang dần đóng vai trị điều tiết, dẫn dắt, kiến tạo phát triển. Đó chính là các giải pháp thực