3.2. Các giải pháp cụ thể cho thành phố Hà Nội
3.2.6. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ
tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị-xã hội các cấp, các cơ quan thông tấn
báo chí và nhân dân trong cơng tác cải cách hành chính và đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Thiết lập các cơ chế cho nhân dân hoặc các tổ chức đại diện cho người dân đề xuất với chính quyền sáng kiến, chương trình, dự án phát triển địa phương và đề nghị hoặc gây áp lực một cách hợp pháp để chính quyền địa phương nghiên cứu, triển khai thực hiện nhằm phục vụ lợi ích chung, hướng đến mục tiêu mở rộng quyền của nhân dân tham gia hoạt động quản trị địa phương. Quy định cụ thể chế độ trách nhiệm của chính quyền trong việc tiếp thu sáng kiến, đề xuất của nhân dân. Điều này có ý nghĩa đối với cả người dân và chính quyền thành phố. Đối với người
dân, khi có quyền đề xuất sáng kiến cải cách hiệu quả quản trị địa phương mình, họ
sẽ quan tâm nhiều hơn đến hoạt động của chính quyền, chủ động góp sức với chính quyền để phát triển kinh tế, chủ động tố cáo, tố giác những hành vi nhũng nhiễu,
gây phiền hà của CBCC và đề xuất biện pháp xử lý. Đối với chính quyền sẽ có sự lựa chọn tốt hơn cho những quyết định, chính sách phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đồng thời có thêm nguồn cảnh báo những bất cập trong chính sách, những hành vi
Hằng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố căn cứ vào các kế hoạch, chỉ thị của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, Chương trình hoạt động của UB
TWMTTQ Việt Nam đã chỉ đạo hệ thống Thanh tra nhân dân xã, phường thị trấn
xây dựng kế hoạch giám sát theo tháng, quý, sáu tháng và cả năm trên các lĩnh vực
như: giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai, chính sách đền bù, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường, công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa… tại xã, phường thị trấn. Các Ban Thanh tra
nhân dân đã thực hiện giám sát tổng số 18.774 vụ việc, phát hiện 5.591 vụ có dấu hiệu vi phạm (trong đó có 01 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng); kiến nghị chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 5.342 vụ việc; được các cấp
chính quyền và cơ quan chức năng xem xét, giải quyết 4.971 vụ việc. Vậy nên cần phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội. Trước hết là cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đối với công tác giám sát, phản biện xã hội nói chung và
giám sát, phản biện trọng công tác nâng cao kỷ cương hành chính cải cách hành
chính và phịng, chống tham nhũng nói riêng.